Con lợn ham ăn suýt thổi bùng chiến tranh Anh - Mỹ ở thế kỷ 19

Vào năm 1859, một con lợn ham ăn đi lạc đã suýt thổi bùng chiến tranh giữa 2 cường quốc Anh - Mỹ. "Cuộc chiến con lợn" cũng là sự kiện khó hiểu và khác thường nhất lịch sử.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vốn dĩ các cuộc chiến tranh trong lịch sử thế giới đều bắt nguồn từ mâu thuẫn đất đai, khoáng sản. Thế nhưng cũng có những cuộc chiến suýt bị khơi mào bởi những lý do rất lãng xét, chẳng hạn như "cuộc chiến con lợn". Nó bắt nguồn từ câu chuyện 1 con lợn ham ăn đi lạc. 

Wiki có viết "cuộc chiến con lợn" là một cách gọi khoa trương có phần chế giễu mà lịch sử và đa phần các tác phẩm nhắc đến với nội dung liên quan đến sự kiện 1859: Đó là việc tranh chấp lãnh thổ giữa Đế quốc Anh và Hoa Kỳ tại quần đảo San Juan. 

Trên thực tế, sự kiện này chỉ có thể dừng lại ở đôi từ "cuộc xung đột", vì đỉnh điểm của sự kiện 1859 tại San Juan chỉ dừng lại ở việc 400 lính Mỹ trú đồn trên đảo và một tàu chiến Anh nei đậu ngoài biển gần đảo San Juan. Và không có 1 tiếng súng nào nổ ra ngoài phát súng được 1 công dân Mỹ bắn chết con lợn. Và đó cũng là nguyên nhân gây ra cuộc xung đột nói trên.

Câu chuyện có lẽ bắt đầu từ năm 1848 khi hiệp ước Oregon được ký kết giữa Mỹ và Anh. Hiệp ước trên nhằm mục đích chấm dứt mối tranh chấp biên giới kéo dài giữa Mỹ và vùng Bắc Mỹ thuộc Anh (về sau là Canada), theo Historic – UK. 

Hiệp ước tuyên bố, biên giới Mỹ - Bắc Mỹ thuộc Anh sẽ được kẻ tại vĩ tuyến 49. Dù tất cả nghe đều có vẻ rất rõ ràng nhưng việc phân định ranh giới lại gặp phải một tình huống phức tạp đối với các hòn đảo ở tây nam Vancouver.

con-lon-ham-an-suyt-thoi-bung-chien-tranh-anh--my-o-the-ky-19
Bản đồ phân chia ranh giới tại vĩ tuyến 49 giữa khu vực thuộc địa của Anh và Mỹ vào thế kỉ 19

Theo nội dung hiệp ước, xung quanh khu vực trên, đường biên giới sẽ là đường thẳng đi qua "điểm giữa kênh chia cắt lục địa với đảo  của Vancouver". Song vị trí các hòn đảo xung quanh khiến việc xác định mốc phân chia trở nên vô cùng khó khăn. Một trong những đảo lớn và có vị trí chiến lược là San Juan. Vì thế, cả Mỹ và Anh đều tuyên bố chủ quyền với đảo này, thậm chí còn đưa dân đến sinh sống.

Vào năm 1859, số dân Anh trên đảo tăng đáng kể khi 1 công ty thành lập 1 trạm chữa bệnh cá hồi và 1 trang trại cừu trên đảo. Trong khi đó, một nhóm từ 20 - 30 người ở phía Mỹ cũng dần định cư, xây nhà, đưa ra đình đến ở trên đảo.

Một số tài liệu lịch sử chỉ ra, mối quan hệ giữa hai bộ phận người dân có quốc tịch khác nhau khá hòa hợp. Tuy nhiên, điều này không kéo dài lâu.

con-lon-ham-an-suyt-thoi-bung-chien-tranh-anh--my-o-the-ky-19-g

Đến ngày 15/6/1859, một con lợn ham ăn vô tình đi lang thang trên vùng đất của Lyman Cutlar - một nông dân người Mỹ.  Khi phát hiện ra con lợn này ăn vụng khoai lang trên đồng, Cutlar đã rút súng bắn chết nó trong cơn thịnh nộ.

Đáng nói, con lợn này lại thuộc sở hữu của một người dân Anh sống trên đảo. Anh ta tên là Charles Griffin, nhân viên của công ty Vịnh Hudson.

Con lợn ham ăn bị bắn chết là 1 con trong đàn lợn của Griffin nuôi trên đảo. Anh chàng này thường xuyên thả rông đàn lợn của mình để chúng được tự do đi lại trên đảo. Và cũng không phải lần đầu tiên chúng chạy vào vùng đất của Cutlar.

con-lon-ham-an-suyt-thoi-bung-chien-tranh-anh--my-o-the-ky-19

Khi Griffin phát hiện ra cái chết của vật nuôi, ông ta liền đến đối chất với Cutlar. Theo một báo cáo, hai người đã xảy ra tranh cãi gay gắt khi Griffin liên tục khẳng định Cultar tự phải có trách nhiệm để đống khoai tây tránh xa đàn lợn của ông.

Cutlar đã đề nghị trả cho Griffin một khoản tiền bồi thường 10 đô la cho con lợn chết song người đàn ông Anh kiên quyết từ chối. Thay vào đó, Griffin đã báo cáo vụ việc lên chính quyền địa phương Anh - những người đe dọa bắt giữ Cultar. 

con-lon-ham-an-suyt-thoi-bung-chien-tranh-anh--my-o-the-ky-19-97

Động thái của phía Anh khiến các công dân Mỹ ở trên đảo nổi giận. Họ lập tức đưa ra kiến nghị yêu cầu bảo vệ lên Quân đội Mỹ. Bản kiến nghị này được gửi đến tướng William S. Harney – một chỉ huy nổi tiếng có tư tưởng chống Anh mạnh mẽ vào thời điểm đó.

Không nghĩ ngợi nhiều, vị tướng này đã gửi ngay một đại đội 66 người thuộc Trung đoàn bộ binh số 9 của Mỹ đến San Juan vào ngày 27/7/1859. 

con-lon-ham-an-suyt-thoi-bung-chien-tranh-anh--my-o-the-ky-19-8
Tướng William S.Harney – người có tư tưởng chống Anh mạnh mẽ đã ngay lập tức cử quân đội Mỹ đến đảo San Juân khi hay tin người dân Mỹ bị đe dọa

Khi biết tin, James Douglas, vị thống đốc người Anh đã ngay lập tức trả đũa bằng việc gửi ba tàu chiến Anh đến khu vực này như một màn phô trương vũ lực.

Sau đó tình hình căng thẳng tiếp tục leo thang. Cả hai bên đều tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực. Song bộ binh của Hoa Kỳ vẫn án binh bất động dù số lượng đông hơn. 

con-lon-ham-an-suyt-thoi-bung-chien-tranh-anh--my-o-the-ky-19-7
Đô đốc Robert L. Baynes của Hải quân Anh – người đã từ chối tấn công vào lực lượng bộ binh của Mỹ, tránh cuộc chiến ngoài mong muốn của hai bên

Mãi đến khi Đô đốc Robert L. Baynes - Tổng tư lệnh Hải quân Anh ở Thái Bình Dương xuất hiện, vụ việc mới có diễn biến mới. Vị Tổng tư lệnh này có mặt, James Douglas đã ra lệnh cho Baynes chỉ huy quân đội của mình đổ bộ lên đảo San Juan và giao chiến với bộ binh số 9 của Hoa Kỳ. Song, đô đốc Baynes từ chối mệnh lệnh.

Cuối cùng sự việc đến tai cả hai phía Washington và London. Các quan chức ở cả hai bờ Đại Tây Dương đã bị sốc khi biết một cuộc tranh cãi về một con lợn dẫn đến sự tham gia của 3 tàu chiến, 84 khẩu súng và hơn 2.600 người.

con-lon-ham-an-suyt-thoi-bung-chien-tranh-anh--my-o-the-ky-19-5
Khu vực cắm cờ nước Anh bên trong công viên quốc gia Mỹ ngày nay, dấu mốc để kỉ niệm sự kiện hai nước suýt nổ ra giao tranh chỉ vì 1 con lợn

Lo ngại tình hình căng thẳng hơn, hai bên đã nhanh chóng đàm phán. Cuối cùng Mỹ và Anh quyết định mỗi bên duy trì sự hiện diện trên đảo cho đến khi đạt được thỏa thuận chính thức, với số lượng không quá 100 người. Người Anh đã dựng trại ở phía bắc hòn đảo, còn người Mỹ sống ở phía nam hòn đảo.

Đến năm 1872, một ủy ban quốc tế do Kaiser Wilhelm I – hoàng đế của Đức đứng đầu đã quyết định rằng hòn đảo hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Mỹ. Nhờ đó, tranh chấp xung quanh khu vực mới chấm dứt.

Ngày nay, người dân có thể đến tham quan các trại mà hai nước Anh và Mỹ dựng lên vào năm 1859 tại Công viên Lịch sử Quốc gia đảo San Juan như một cách để nhắc nhở về quá khứ.

Xem thêm: 9 bí ẩn khủng khiếp không lời giải đáp, số 3 đọc xong nổi da gà

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Là một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại còn nguyên bản, kim tự tháp Giza là niềm đam mê với con người trong nhiều thiên niên kỷ.

Kim tự tháp Giza và 4 bí ẩn nhân loại chưa thể giải mã
0 Bình luận

Kagami Numa là hồ nước thần thoại ở Nhật Bản. Khi mùa xuân đến, băng tan ra hồ nước giống như con mắt rồng nên được mệnh danh là "hồ mắt rồng".

Kagami Numa - hồ mắt rồng bí ẩn ở Nhật Bản, chỉ xuất hiện vào mùa xuân
0 Bình luận

Thời gian trị vì của các vị vua Hùng, thảm án Lệ Chi Viên, tác giả Nam Quốc Sơn Hà... là những bí ẩn lịch sử Việt Nam chưa có lời giải chính xác.

3 bí ẩn lịch sử Việt Nam đến giờ vẫn chưa có lời giải chính xác
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

3 cuộc đời được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng cao đẹp

Sau tai nạn giao thông, một người phụ nữ ở TP.HCM được xác định chết não, gia đình đã quyết định hiến tạng, đem lại sự sống cho 3 bệnh nhân đang nguy kịch.

Hải An
Hải An 3 giờ trước
Bé gái bị co giật trên chuyến bay được bác sĩ cấp cứu kịp thời

Trên chuyến bay từ TP.HCM đến Hà Nội, một bé gái xuất hiện tình trạng co giật do hạ canxi máu - một rối loạn điện giải nguy hiểm, đã được các bác sĩ có mặt tái đó hỗ trợ cấp cứu thành công.

Hải An
Hải An 21 giờ trước
Lớp học bơi miễn phí suốt gần một thập kỷ giữa lòng Cần Thơ

Cứ vào dịp hè các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Cần Thơ lại rủ nhau đến lớp học bơi miễn phí của cô Quý tại hồ bơi Nhiệt điện Trà Nóc.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Ấm lòng 900 suất ăn mời thí sinh, phụ huynh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Hội phụ nữ xã Trung Giã, Xuân Giang, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã nấu gần 900 suất ăn miễn phí để mời thí sinh và phụ huynh trong ngày diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Chủ quán Bạc Liêu miễn phí bữa sáng và trưa cho các sĩ tử thi tốt nghiệp THPT

Trong những diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, anh Trương Nguyễn Minh Tuấn (50 tuổi, TP.Bạc Liêu) – chủ quán chay đã miễn phí bữa sáng, trưa kèm chè đậu đỏ để tiếp sức các thí sinh.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Trường học ở Hà Nội thuê xe khách đưa hơn 500 thí sinh đến điểm thi tốt nghiệp THPT 2025

Vì muốn đảm bảo an toàn cho hơn 500 sĩ tử tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, một trường học ở Hà Nội đã thuê 12 xe khách 16 chỗ đưa đến điểm thi. Bên cạnh đó trường còn bố trí cho các bữa ăn sáng, ăn trưa cho các thí sinh tại điểm thi.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Bức tâm thư xúc động người cha viết gửi 2 ân nhân ngày con gái đậu trường chuyên

Sau khi đăng tải bức tâm thư với tiêu đề “Lời cảm ơn đến những người tốt lặng lẽ” lên mạng xã hội, bài viết của người cha vừa có con thi lớp 10 đã nhận về hàng ngàn lượt tương tác.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Xuống Hà Nội khám bệnh, người phụ nữ bị lừa nhẵn túi bởi “người quen” may thay lại nhận được phép màu từ những người xa lạ

Bị lừa hết tiền trong túi khi xuống Hà Nội khám bệnh bởi một người phụ nữ tự xưng là “quen người nhà của chị”, may mắn thay chị H.T.Trang (41 tuổi, dân tộc Tày, quê Bắc Kạn) đã được bệnh viện và nhiều người giúp đỡ.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Mát lòng “bát cháo hành” tại góc phố nghĩa tình giữa mùa hè Hà Nội

Trong cái nắng chói chang của Hà Nội, tại một góc phố nhỏ tình người được lan tỏa từ nồi cháo thiện nguyện, từ những tấm lòng thảo thơm.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Những lời nhắn nhủ “đáng yêu” từ các cụ ông, cụ bà gửi đến giới trẻ: “Sống cho tốt, giúp đỡ mọi người”

Tấm bảng với những lời nhắn nhủ được các cụ ông, cụ bà nhắn gửi đến giới trẻ không chỉ đáng yêu mà còn vô cùng cảm động. Những lời nhắn ngủ ấy tuy đơn giản nhưng hàm chứa rất nhiều sự yêu thương và trao gửi.

Hải An
Hải An 24/06
Chàng trai Gia Lai vượt 500km về ở rể, cưới cô gái khiếm khuyết sau 3 lần gặp gỡ

Ngay từ những ngày đầu nhắn tin trò chuyện, chàng trai ở Gia Lai và cô gái ở Đồng Nai đã có sự đồng cảm, thấu hiểu kỳ lạ. Họ chia sẻ mọi thứ với nhau, về hoàn cảnh gia đình và cả những khiếm khuyết trên cơ thể.

Hải An
Hải An 23/06
Câu chuyện cảm động sau bức ảnh kỷ yếu chụp cả gia đình ở Hòa Bình

“Bố mẹ không hoàn hảo nhưng nuôi con lớn lên với dáng vẻ rất hạnh phúc”, dòng chú thích được đăng kèm bức ảnh kỷ yếu khiến nhiều người xúc động.

Thanh Tú
Thanh Tú 22/06
Xúc động khoảnh khắc người dân hợp sức phá cửa cứu 13 nạn nhân trong ô tô bị rơi xuống mương

Thấy ô tô chở 13 người rơi xuống mương nước, người dân ở huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên đã nhanh chóng hợp sức phá cửa, cứu các nạn nhân đưa lên bờ an toàn.

Thanh Tú
Thanh Tú 20/06
CSGT giúp đỡ bé trai 6 tuổi đi lạc ở bến xe Mỹ Đình đoàn tụ với gia đình

Trong quá trình làm nhiệm vụ, tổ công tác Đội CSGT đường bộ số 6 (Công an Hà Nội) đã kịp thời hỗ trợ một bé trai 6 tuổi bị đi lạc trở về an toàn với bố mẹ.

Hải An
Hải An 19/06
Tài xế vượt đèn đỏ nhưng không phải nộp phạt vì chở người đi cấp cứu

Mới đây, Phòng CSGT Công an tỉnh Lâm Đồng đã quyết định thực hiện các thủ tục miễn trừ cho tài xế vượt đèn đỏ 2 lần để cấp cứu người bị tai nạn giao thông.

Người dân hào hứng tham gia hoạt động đổi rác lấy quà

Tại điểm thu gom ở xã lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh bà con hào hứng mang từng bao rác thải tái chế như chai nhựa, lon bia, giấy vụn,… để đổi lấy những phần quà nhỏ.

Hải An
Hải An 17/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất