Vì trẻ em: "Cô giáo" khuyết tật không bằng cấp mở lớp dạy miễn phí 

Phụ huynh học sinh có gửi tiền khi cho con đến học nhưng "cô giáo" Lý từ chối nhận vì: "Tôi không bán chữ, nên không nhận tiền...".

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

“Cô giáo” không bằng cấp

Rời xa, trung tâm thành phố Hà Nội hơn 80 km, chúng tôi có mặt tại thôn Đỗ Xá, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên. Hỏi bất cứ người dân địa phương nào cũng biết về “lớp học cô giáo Lý”.

Lúc này đồng hồ đã điểm 19h30 tối, cũng là lúc một lớp học “hỗn hợp” vừa bắt đầu vào lớp. Căn phòng rộng chừng 20m2, không bàn ghế khang trang, không bảng đen phấn trắng, không tiếng trống vào lớp… thay vào đó là những chiếc bàn mini dành cho học sinh ngồi bệt xuống sàn nhà để học.

Một người phụ nữ khuyết tật, bị liệt hai chân, phải dùng hai cánh tay chống xuống nền nhà rồi đẩy người lên đi từng bước, nở nự cười tươi đón chúng tôi. Đó chính là “cô giáo” Phạm Thị Lý (36 tuổi) bị teo hai chân trong một lần biến chứng sau phẫu thuật cách đây 17 năm.

Nhưng cô đã vượt lên sự đau đớn, sự chớ trêu của số phận để vươn mình thực hiện ước mơ được làm cô giáo dạy con chữ.

co-giao-khuyet-tat-khong-bang-cap-mo-lop-day-mien-phi-9
Không chỉ dạy các em viết chữ, cô Lý cũng tỉ mỉ chăm sóc cho học sinh của mình mỗi ngày đến lớp

Phòng học nhỏ ấy cũng chính là ngôi nhà của “cô giáo” Lý. Thấy sự xuất hiện của những vị khách lạ mặt, 20 đứa trẻ cùng đồng thanh “Chúng cháu chào chú ạ!” rồi chúng lại vừa viết bài, vừa cười khúc khích với nhau như những chú chim non tập hót.

Nhìn lũ nhỏ viết bài, “cô giáo” Lý chia sẻ, đều đặn từ sáng thứ hai đến hết ngày thứ bảy, lớp học này không lúc nào ngớt tiếng trẻ con, nhất là vào các buổi tối, có khi lên đến 25 em cùng ngồi học. Chúng hồn nhiên chạy nhảy, trêu chọc, hỏi bài nhau, rộn rã khắp trong nhà ngoài ngõ, cũng làm cho cô giáo chẳng lúc nào còn biết buồn.

Do diện tích nhà hơi nhỏ, lớp đông học sinh nên “cô giáo” Lý chia đôi "lớp học". Một lớp ngồi phòng khách, một lớp ngồi trong gian bếp của cô, phải trang bị tới 6 cái bóng đèn huỳnh quang đảm bảo đủ ánh sáng cho các em học bài.

Vừa trò chuyện, thi thoảng cô Lý lại đưa mắt nhìn quanh lớp học để nhắc học trò tập trung làm bài. Đây là một lớp học hỗn hợp, học sinh trong độ tuổi từ lớp 1 đến lớp 5 đều là các em gần nhà đến nhà cô để học kèm môn Toán và tiếng Việt.

co-giao-khuyet-tat-khong-bang-cap-mo-lop-day-mien-phi-7
Cô Lý chưa từng học đại học hay chuyên ngành sư phạm, danh xưng “cô giáo” do học xinh yêu mến, kính trọng nên tự đặt cho cô

"Ca tối mình phải chia làm hai lớp vì nhà không đủ chỗ cho các em ngồi. Còn hai buổi sáng chiều, chỉ cần không phải đến trường, các con sẽ tự đến nhà để mình chữa bài hoặc nhận thêm tài liệu bài tập", cô chia sẻ.

Cô Lý thú thật: “Tôi không được học chương trình sư phạm bài bản và cũng chưa từng tốt nghiệp cao đẳng hay đại học. Danh xưng “cô giáo” là học sinh tự gọi tôi như vậy.

Tuy nhiên, suốt 12 năm ngồi dạy học tôi luôn tự ý thức được trách nhiệm của mình. Tôi tự tìm tòi, bổ sung kiến thức trên mạng, học hỏi thêm từ anh chị làm giáo viên cấp 1 trong gia đình và tìm đọc thêm rất nhiều loại sách chuyên môn, đã giúp tôi có một lượng kiến thức đủ để dạy các em học sinh tốt lên từng ngày”.

“Tôi không bán chữ, nên không nhận tiền”

Kể về bản thân, cô Lý tâm sự, sinh ra là con út trong một gia đình có 3 anh chị em, từ bé cô Lý lúc nào cũng còi cọc, yếu ớt hơn. Nhưng cũng ngay từ nhỏ cô bé ấy đã có ước mơ được trở thành cô giáo, được đứng trên bục giảng.

Mong ước là thế nhưng may mắn lại không mỉm cười với cô: "Khi lên 4 tuổi, bố tôi mất sau một trận ốm. Năm 2002, mẹ lại tiếp tục qua đời do bị tai nạn giao thông. Sự ra đi của mẹ khiến tôi suy sụp tinh thần nên bệnh tim đã tái phát rất nặng.

co-giao-khuyet-tat-khong-bang-cap-mo-lop-day-mien-phi-6
Dù bị liệt hai chân, nhưng “cô giáo” Lý vẫn tự lập làm mọi việc trong gia đình từ nấu cơm, quét nhà, giặt giũ quần áo…

Sau nhiều lần chạy chữa, trải qua ca phẫu thuật tim phức tạp, ông trời đã thương hại tôi cho tim khỏe mạnh trở lại nhưng… lại cướp đi đôi chân của tôi bị liệt hoàn toàn do biến chứng sau ca mổ và ngày càng trở nên teo tóp", chị Lý có chút buồn bã.

Vượt qua những nỗi đau, năm 2002 cô Lý đăng ký thi tuyển vào trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhưng bị trượt do thiếu điểm đầu vào. Lúc ấy, cô Lý đã từng suy nghĩ quẩn: “Sao ông trời không để mình chết trên bàn mổ còn hơn để sống như thế? Nhưng giờ nghĩ lại thấy bản thân dại quá, sao lại có suy nghĩ nông nổi như vậy!".

Và rồi cô Lý cũng đã tìm thấy được niềm vui của mình nhờ vào việc dạy học. Nghề giáo đến với cô như một cơ duyên, xuất phát điểm từ việc kèm cặp con cháu trong nhà khi bố mẹ bận đi làm, không có thời gian chăm nom. Sau một thời gian khi thấy thành tích học tập của các cháu tốt lên, nhiều phụ huynh trong xóm, trong làng bắt đầu tìm đến cô để gửi gắm con.

co-giao-khuyet-tat-khong-bang-cap-mo-lop-day-mien-phi-5
Hàng ngày, cô Lý đều chăm chỉ lau nhà 3 lần trước mỗi ca học, để các em được ngồi học sạch sẽ và bản thân di chuyển cũng không bị đau tay

Cô Lý cho biết: “Ban đầu, tôi đã từ chối vì sợ mọi người đàm tiếu mình không có trình độ học vấn, nhưng cũng vì nể toàn anh em trong nhà mà lại nhận lời. Cứ thế, từ 2, 3 học sinh lẻ tẻ, đến nay, “lớp học cô Lý” đang duy trì sĩ số trên 40 học sinh đến học mỗi ngày.

Dù dạy học như vậy nhưng mỗi lần phụ huynh học sinh gửi tiền học cho con, tôi đều kiên quyết từ chối. Bởi vì tôi đã có tiền trợ cấp dành cho người tàn tật được hơn một triệu đồng/tháng, thuốc uống cũng được phát miễn phí, cuộc sống sinh hoạt không phải lo nghĩ nhiều nên tôi sẽ không bao giờ lấy tiền học của các em. Tôi luôn nói với phụ huynh rằng “tôi không bán chữ, nên không nhận tiền…”.

co-giao-khuyet-tat-khong-bang-cap-mo-lop-day-mien-phi-3
Trước đây cô Lý dạy học sinh trong ngôi nhà cũ của gia đình. Đến tháng 8/2019 thì được người anh trai xây dựng nhà mới, nhìn học sinh có chỗ học mới khang trang, rộng rãi, cô Lý cũng mừng thầm

Cứ như vậy, chưa lúc nào người giáo viên trẻ ấy có suy nghĩ sẽ nghỉ việc, sẽ ngừng công việc “gõ đầu trẻ”.

Chia sẻ về “lớp học cô giáo Lý”, phụ huynh Phạm Thị Phương Luyến (Yên Mỹ, Hưng Yên) chia sẻ: "Tôi cho con theo học lớp cô Lý được gần hai năm. Từ ngày con sang học, tôi cảm thấy cháu tiến bộ hơn. Vợ chồng tôi thường đi làm ăn xa, ít có thời gian chăm sóc con cái, nhưng may được cô Lý nhiệt tình giúp đỡ, gia đình tôi yên tâm hẳn. Mỗi lần đi học về con trai tôi hào hứng khoe mẹ nay được cô Lý dạy chữ, được cô chỉnh dáng ngồi, cách cầm bút cho đúng. Thấy con vui vẻ, học hành lại tiến bộ gia đình mừng lắm". 

(Theo Dân trí)

Xem thêm: Vì trẻ em: 37 năm cưu mang, dạy học miễn phí cho các em lang thang cơ nhỡ

Đọc thêm

Giàu có là thế nhưng nữ đại gia Trần Thị Thủy vẫn sống rất chân chất. Bà thích đi chân đất, thích làm từ thiện giúp đỡ người nghèo khó, nhất là trẻ em nghèo khó.

Tấm lòng vàng của nữ đại gia thích đi chân đất: Một tay gây dựng cơ nghiệp, cưu mang trẻ em nghèo
0 Bình luận

Ông Ngô Đoan Thanh (Sóc Trăng) khiến bà con nể phục vì đã chi 4 tỷ đồng, tương đương 400 lượng vàng để xây nhà dưỡng lão cho người già neo đơn.

Nể phục người đàn ông Sóc Trăng chi 400 lượng vàng xây nhà dưỡng lão, cưu mang hơn 200 cụ già
0 Bình luận

Phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1 luôn có cảm giác hồi hộp, lo lắng. Họ không biết con mình có thể thích nghi tốt với môi trường hay không. Để không còn cảm giác này, cha mẹ nên trang bị cho con 10 kỹ năng dưới đây.

10 kỹ năng phụ huynh cần trang bị cho trẻ trước khi đến trường, số 2 có thể cứu mạng các con
0 Bình luận


Bài mới

Nhóm bạn trẻ “Phủ xanh biên giới biển” với hoạt động trồng cây tại Mũi Né

Chiến dịch “Phủ xanh biên giới biển” được Cộng đồng Xanh Việt Nam tổ chức với mục đích góp phần cải thiện cảnh quan và bảo vệ hệ sinh thái ven biển.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 9 giờ trước
60 năm giữ cờ Tổ quốc mãi tung bay ở Hiền Lương 

Năm xưa, ông Nguyễn Đức Lãng chính là người được nhận trọng trách may cờ Tổ quốc tại cầu Hiền Lương, nơi giới tuyết chia cắt 2 miền Nam - Bắc. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Người phụ nữ bán ve chai dành 4 ngày tiền lời để ủng hộ người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Vừa hoàn tất công việc mua bán ve chai, bà Nguyễn Thị Quý (59 tuổi, ở phường An Phú Đông, quận 12, TP.HCM) liền đạp xe một mạch tới tòa soạn để ủng hộ cho người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Lực lượng cứu hộ Việt Nam dựng lều thăm khám cho người dân Myanmar

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Bộ Công an Việt nam đã cử tổ công tác dựng lều bạt để hỗ trợ thăm khám cho người dân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt

Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.

Hành trình truyền cảm của nữ Tiktoker 19 tuổi qua đời vì ung thư

Dù đã cố gắng sống lạc qua, truyền cảm hứng tích cực cho những người bị ung thư như mình, nhưng cuối cùng nữ Tiktoker 19 tuổi vẫn phải nói lời tạm biệt…

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò nghèo vùng cao

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò Vi Thiên Phú (SN 2015) là một câu chuyện dài xúc động, thấm đẫm tính nhân văn về tình người và sự sẻ chia.

Đề xuất