Cho đi là còn mãi: Chân dung cô gái mang nhóm máu hiếm vượt sợ hãi 22 lần hiến "biệt dược đỏ"

Máu đã quan trọng, máu hiếm lại càng quan trọng hơn - giống như "biệt dượt đỏ" không cò gì thay thế được. Vậy mà có một cô gái trẻ lại tình nguyện 22 lần hiến "biệt dược đỏ".

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong chương trình "Gặp mặt người hiến máu nhóm máu hiếm tiêu biểu năm 2023" đã có nhiều câu chuyện xú động tự người hiến máu lẫn người nhận máu được chia sẻ, đã có những cái ôm ấm áp và những lời dặn giữ gìn sức khỏe chân thành...

Trong danh sách những người hiến máu nhóm máu hiếm tiêu biểu năm 2023 đều có điểm chung là tinh thần luôn phải giữ sức khỏe để "lên đường làm nhiệm vụ" bất cứ lúc nào. Họ coi việc hiến máu, hiến tiểu cầu như là trọng trách, là trách nhiệm, là nhiệm vụ được thực hiện không kể ngày đêm, nên dù bận mấy cũng sẽ cố gắng sắp xếp đến Viện Huyết học – Truyền máu TW khi được gọi.

Vì thế khi người hiến máu đã không ngại đi hàng chục cây số, người bệnh thì đang trông mong từng đơn vị máu hiếm, việc tiếp nhận máu và tiểu cầu nhóm hiếm sẵn sàng diễn ra tại Viện vào tối muộn (ngoài giờ tiếp nhận thường quy), thậm chí 21 – 22h đêm.

Vượt qua sợ hãi ban đầu vì mang dòng máu hiếm, cô gái trẻ 22 lần hiến máu cứu người bệnh

Nguyễn Kiều Trang mang trong mình nhóm máu hiếm nhóm O Rh(D) âm đến nay đã có 22 lần hiến máu cứu người khi cần. Trang kể, mãi đến khi cách đây vài năm - lúc còn là sinh viên Trang có tham gia hiến máu tại hội trại của Trường. Vài tháng sau, bỗng Trang nhận được điện thoại từ Viện Huyết học - Truyền máu TW mong muốn Trang đến viện hiến máu vì có bệnh nhân trùng nhóm máu hiếm với Trang.

"Lúc này em hoang mang lắm, không hiểu vì sao mình mang dòng máu hiếm. Ngay lúc đó em đã khóc vì lo sợ, nhỡ mình bị bệnh gì thì làm sao. Em vội lên mạng tìm kiếm thông tin về máu hiếm và sau khi bình tâm trở lại em đã xin phép gia đình để đi hiến máu. Lúc đó mẹ em cũng lo sợ nên không đồng ý. Tuy nhiên em đã thuyết phục mẹ việc mình làm không ảnh hưởng sức khỏe và còn cần cho người bệnh có nhóm máu hiếm nên mẹ đã đồng ý"- Kiều Trang kể lại.

Sau đó, để gia đình yên tâm, Trang đã nhờ bác họ là bác sĩ đến trò chuyện, 'truyền thông' với bố mẹ về nhóm máu hiếm. Sau đó Trang tham gia câu lạc bộ nhóm máu hiếm phía Bắc. "Đến nay em đã 22 lần hiến máu rồi. Mỗi lần hiến máu lại thấy vui thêm vì máu hiếm của mình đã cứu giúp được người bệnh. Em luôn có ý thức phải giữ gìn sức khỏe để bất cứ khi nào người bệnh cần và mình đủ điều kiện là đi hiến máu ngay khi Viện gọi"- Kiều Trang bày tỏ.

Cô gái trẻ cũng chúc các bệnh nhân mang nhóm máu hiếm đang điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu TW phải luôn lạc quan, luôn cố gắng giữ sức khỏe để vượt qua khó khăn, nhanh khỏe và "bất cứ khi nào người bệnh cần, không chỉ Trang mà những người đang thuộc nhóm máu hiếm phù hợp sẽ sẵn sàng hiến máu...".

Gác lại cuộc vui cùng gia đình, vội đi hiến máu hiếm khi có "cuộc gọi nóng"

Chia sẻ câu chuyện của mình, chị Mai Thị Yến Hoa (36 tuổi, quê Thanh Hóa) cho hay, chị biết mình mang nhóm máu hiếm Rh(D) âm từ năm 2009, cũng từ lúc ấy chị tham gia câu lạc bộ những người hiến máu nhóm máu hiếm phía Bắc.

co-gai-mang-nhom-mau-hiem-vuot-so-hai-22-lan-hien-biet-duoc-do-0
Một trong những người mang nhóm máu hiếm hiến máu

Chị Hoa chia sẻ khi biết mình mang máu hiếm, cảm thấy mình 'rất đặc biệt' và cũng thấy mình có trách nhiệm chia sẻ điều đặc biệt ấy với những người khác.

"Vào dịp Tết dương lịch năm 2021, khi cả gia đình đang đi du lịch tại Hòa Bình thì nhận được "cuộc gọi nóng" từ Viện Huyết học - Truyền máu TW cho biết cần gấp máu cho người bệnh đang cấp cứu. Mình không nghĩ gì nhiều, lập tức bắt xe về viện để hiến máu. Mọi người trong gia đình cũng động viên, về càng sớm càng tốt. Sau khi hiến máu, mình thở phào nhẹ nhõm, an tâm để quay trở lại chuyến du lịch bên gia đình"- chị Hoa kể lại.

Nhu cầu sử dụng chế phẩm máu nhóm hiếm tăng đột biến

TS.BS Trần Ngọc Quế - giám đốc Trung tâm Máu quốc gia, Viện Huyết học - Truyền máu TW cho hay máu là một loại thuốc đặc biệt mà chưa có phương thuốc nào có thể thay thế.

"Máu đã quan trọng, máu hiếm lại càng quan trọng hơn. Những người nhóm máu hiếm khác với những người hiến máu tình nguyện khác, chỉ khi nào có người trùng khớp mới được kêu gọi"- TS Quế nói.

Theo TS Quế, Hội Truyền máu Quốc tế quy ước một kháng nguyên nhóm máu hay kiểu hình (gọi tắt là nhóm máu) có tần suất xuất hiện dưới 0,1% được gọi là nhóm máu hiếm và dưới 0,01% được gọi là nhóm máu rất hiếm. Tại Việt Nam, một trong những nhóm máu hiếm thường gặp là Rh(D) âm vì chỉ chiếm dưới 0,1% dân số.

Năm 2023, nhu cầu máu và chế phẩm máu cho cấp cứu và điều trị tại các bệnh viện khu vực phía Bắc đều tăng hơn khoảng 10% so với năm trước, chưa kể áp lực phải cung cấp máu cho khu vực Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Trong đó, nhu cầu sử dụng chế phẩm máu nhóm hiếm cũng tăng đột biến. Viện Huyết học – Truyền máu TW đã nhận được dự trù chế phẩm máu trong năm 2023 từ các cơ sở y tế lên đến 668 đơn vị nhóm hiếm (gồm 414 đơn vị khối hồng cầu và 154 đơn vị khối tiểu cầu).

Số lượng này cao gần gấp đôi so với năm 2022 (350 đơn vị nhóm hiếm) và cao chưa từng có so với trước đây. Cao điểm nhất là từ sau Tết Nguyên đán đến giữa tháng 3 năm nay, chỉ trong 2 tháng, Viện Huyết học – Truyền máu TW đã nhận được dự trù đề nghị cung cấp máu và chế phẩm máu nhóm hiếm là 180 đơn vị (bằng một nửa so với cả năm 2022), cả máu và tiểu cầu nhóm hiếm O Rh(D) âm đều cần nhiều hơn.

Để đáp ứng nhu cầu trên, lượng máu nhóm hiếm sẵn có chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu này, số còn lại Viện phải huy động, gọi điện mời gọi người hiến máu nhóm hiếm. Đặc biệt, chế phẩm tiểu cầu chỉ có thời hạn bảo quản tối đa 05 ngày, nên Viện cũng không thể dự trữ sẵn mà chỉ huy động khi có dự trù.

Việc hiến tiểu cầu đòi hỏi tiêu chuẩn khắt khe hơn về cân nặng, số lượng tiểu cầu và thời gian hiến cũng lâu hơn (trung bình 70 – 90 phút một lần, trong khi hiến máu chỉ mất khoảng 5 phút). Do đó, việc huy động và đảm bảo được nguồn tiểu cầu nhóm hiếm càng khó khăn hơn. Có những thành viên chỉ vừa đủ thời gian hiến nhắc lại là được mời hiến lần tiếp theo ngay.

Không khuyến khích cộng đồng đăng tải thông tin cần máu hiếm lên mạng xã hội

TS.BS. Trần Ngọc Quế chia sẻ: "Ở nhiều nơi, khi có ca cấp cứu nhóm máu hiếm thì người nhà chủ động đăng tải kêu gọi lên mạng xã hội hoặc gọi điện trực tiếp cho người có nhóm máu hiếm dẫn đến việc bị nhiễu thông tin, thông tin không chính thống được lan truyền".

Có trường hợp thông tin được chia sẻ khi Viện Huyết học – Truyền máu TW đã nhận được dự trù, đã huy động người hiến máu và cung cấp đủ máu xong; nên khiến các thành viên Câu lạc bộ nhóm máu hiếm hiểu lầm là cần thêm. Hoặc bác sĩ chỉ thông báo rằng bệnh nhân có nhóm máu hiếm, có thể sẽ cần đến máu hiếm, thực tế là chưa có chỉ định truyền máu nhưng người nhà đã đăng thông tin kêu gọi hiến máu. Do đó, Viện Huyết học – Truyền máu TW không khuyến khích cộng đồng đăng tải thông tin cần máu hiếm lên mạng xã hội.

(Theo Suckhoedoisong)

Xem thêm: Cho đi là còn mãi: Hiến máu cứu người - niềm vui của kiến trúc sư Quảng Trị  

Đọc thêm

Đại úy Minh không chỉ là cán bộ trẻ đầy năng lực mà còn luôn sẵn sàng hiến máu cứu người.

Cho đi là còn mãi: Đại úy Minh và 'gia tào' hơn 70 lần hiến máu cứu người
0 Bình luận

Từ ký ức chứng kiến đồng đội hi sinh vì không đủ máu, người cựu binh Lê Đình Duật đã tình nguyện, cần mẫn với công tác vận động hiến máu tình nguyện.

Cho đi là còn mãi: Cựu binh Lê Đình Duật và thâm niên 20 năm 'tiếp lửa' phong trào hiến máu tình nguyện
0 Bình luận

Tính đến nay, anh Hoàng Văn Hải (SN 1970) là người giữ "kỷ lục" hiến máu nhân đạo ở Hà Giang với 71 lần, trong 16 năm. Hành động ý nghĩa của anh đã cứu nhiều bệnh nhân trong tình cảnh "thập tử nhất sinh".

Cho đi là còn mãi: Chân dung người đàn ông dành cả thanh xuân hiến máu tình nguyện
0 Bình luận


Bài mới

Bác sĩ vượt biển cứu sống sản phụ băng huyết sảy thai lưu

Ngày 09/4/2025, Phòng khám Đa khoa khu vực Quan Lạn - Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn, Quảng Ninh bất ngờ tiếp nhận trường hợp cấp cứu sản khoa đặc biệt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 11 giờ trước
Người đàn ông chết não hiến 7 tạng cứu sống nhiều bệnh nhân

Nhờ nguồn tạng hiến của người đàn ông chết não, Bệnh viện Quân y 175 đã phối hợp cùng các đơn vị chuyên môn thực hiện thành công ca lấy đa mô, tạng đầu tiên tại bệnh viện.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Chàng trai khuyết tật trích tiền bán vé số giúp người khó khăn

Chàng trai khuyết tật – Nguyễn Tiến Hữu (26 tuổi, trú tại TX Hoài Nhơn, Bình Định) dù khó khăn nhưng vẫn trích 10.000 đồng/ngày từ tiền bán vé số để giúp đỡ mọi người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Cậu bé 3 tuổi nhanh trí cứu bạn rơi xuống hố công trình

Thấy bạn rơi xuống hố công trình, cậu bé 3 tuổi Nguyễn Nam Phong vội vã chạy vào nhà báo cho người thân ra đưa bạn lên bờ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Thầy giáo Hậu Giang hết lòng lo hậu sự cho người nghèo

Ngoài tận tâm với công tác chuyên môn, nhiều năm qua thầy giáo Nguyễn Hoàng Nam (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) còn hết lòng lo hậu sự miễn phí cho hàng trăm người nghèo khó.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Cuộc đời truyền cảm hứng của thợ cắt tóc lớn tuổi nhất thế giới

Bà Shitsui Hakoishi (108 tuổi) vừa được kỷ lục Guiness Thế giới công nhận là ''thợ cắt tóc nữ lớn tuổi nhất thế giới'' với 94 năm tuổi nghề và chưa có ý định nghỉ hưu.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Những “hiệp sĩ” miệt mài đi hút đinh trong đêm

Thời gian qua, hình ảnh những chiếc xe máy tự chế rong ruổi khắp mọi nẻo đường tại TP.Bạc Liệu để hút đinh đã trở nên vô cùng quen thuộc với bà con nơi đây.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Nhóm bạn trẻ “Phủ xanh biên giới biển” với hoạt động trồng cây tại Mũi Né

Chiến dịch “Phủ xanh biên giới biển” được Cộng đồng Xanh Việt Nam tổ chức với mục đích góp phần cải thiện cảnh quan và bảo vệ hệ sinh thái ven biển.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
60 năm giữ cờ Tổ quốc mãi tung bay ở Hiền Lương 

Năm xưa, ông Nguyễn Đức Lãng chính là người được nhận trọng trách may cờ Tổ quốc tại cầu Hiền Lương, nơi giới tuyết chia cắt 2 miền Nam - Bắc. 

Người phụ nữ bán ve chai dành 4 ngày tiền lời để ủng hộ người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Vừa hoàn tất công việc mua bán ve chai, bà Nguyễn Thị Quý (59 tuổi, ở phường An Phú Đông, quận 12, TP.HCM) liền đạp xe một mạch tới tòa soạn để ủng hộ cho người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất

Lực lượng cứu hộ Việt Nam dựng lều thăm khám cho người dân Myanmar

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Bộ Công an Việt nam đã cử tổ công tác dựng lều bạt để hỗ trợ thăm khám cho người dân.

Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Đề xuất