Lão nông ham giúp người nghèo: Nhà không có đồng tiết kiệm nào, cứ có bao nhiêu là hùn lại đi cho

"Cuộc sống này giàu cũng khổ, nghèo cũng khổ. Ngày nào làm được việc gì thiện, việc gì lành, dù nhỏ là tui thấy khỏe trong người", ông Hai Mum tâm sự. 

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bà con ở ấp Lợi Nhơn (xã Mỹ Lợi B, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) gọi ông là Hai Mum, còn tên khai sinh của ông là Võ Văn Mum.

"Ông Hai thèo lẻo" tốt tánh

Ông Hai Mum cười tươi rói khoe "biệt thự ven sông" theo cách gọi của ông. Đó là cái chòi lộng gió, cất ngay bên sông Cổ Cò. Hằng ngày, ông mắc võng nằm xoay mặt ra sông, ngó thấy có chai nhựa, gỗ trôi là lấy xuồng chèo ra vớt. Chiếc xuồng cũ này ông mua mấy năm trước với giá 300.000 đồng và bỏ thêm gần 2 triệu đồng dát nhựa toàn bộ mặt xuồng bên ngoài để không bị lủng.

Gần ba tháng nay, ông bị thoái hóa cột sống, không còn đi xây cầu từ thiện được nữa, đành quanh quẩn ở nhà. Sức khỏe đã yếu nhưng thấy nhiều người nghèo khổ quá, ông không chịu ngồi không mà ngày ngày vớt ve chai, vớt gỗ trên dòng sông Cổ Cò đặng kiếm thêm tiền giúp đỡ bà con.

"Nhằm lúc nước ròng thì không có gì hết. Lúc nước lớn, chai nhựa, gỗ từ sông lớn mới chảy vô đây. Có ngày cũng được đầy ba thùng xốp. Mỗi thùng xốp được 5-6kg. Thấy đầy đầy lại gọi ve chai mối tới bán. Người ta mua của người khác có 3.000 đồng/kg nhưng mua của tui 5.000 đồng lận vì biết tui bán lấy tiền làm từ thiện. Bữa nào hên có củi thì cứ một thước củi cũng được 130.000 - 200.000 đồng tùy loại. Dồn lại cả tháng bán cũng được mấy trăm" - ông Hai Mum cười khoái chí cho hay.

Trong khoảnh vườn nhỏ nhà ông Hai Mum có mấy bao tải đựng đầy chai nhựa. Ông Hai Mum chỉ vào đống củi được xếp gọn gàng dọc bờ rào, cho hay mấy ngày nữa sẽ mang bán để gom tiền làm cột nhà hoặc mua gạo cho bà con. Nhắc tới chuyện làm cột nhà, ông Hai Mum sực nhớ ra, nhờ chúng tôi chở qua ấp Hưng Lợi (xã Mỹ Lợi B) thăm gia đình ông Phạm Thanh Minh coi xây nhà tới đâu.

"Hồi xưa có biết ổng đâu - ông Minh cho hay - Từ hồi ổng xin tiền cho vợ chồng tui xây nhà mới qua lại biết nhau đó. Nhờ ổng động viên, vợ chồng tui mới dám xây nhà vì hết 40-50 triệu lận. Cô Mười Hai xin đâu được 14 triệu cho, còn ổng xin cho vợ chồng tui được 6 triệu đồng. Rồi bà con, anh em họ hàng mỗi người cho một ít. Nói ngay, đất vườn cũng có 3 công trồng cây tạp. Nhưng mần được bao nhiêu lo cho tui đi chữa bệnh hết trơn". Vợ chồng ông Minh vừa động thổ xây nhà từ giữa tháng 3-2019.

Ông Hai Mum kể: "Tui xuống khảo sát, thấy tôn dột, cột mục muốn sập, tội lắm. Tui về họp cô Mười Hai, cô Nga lại, bàn xin cho vợ chồng ổng làm cái nhà che nắng che mưa. Rồi tui đi xin. Cái miệng tui xin sao hên lắm. Người ta gọi tui là "Hai thèo lẻo" vì ai khổ là tui táo tác đi xin tiền cho người ta". Những nhà hảo tâm của lão nông ấy là anh em bạn bè trong đội xây cầu từ thiện huyện Cái Bè và cả những người nông dân, hộ kinh doanh nhỏ...

chuyen-lao-nong-hai-mum-ham-giup-nguoi-ngheo-0

Phước đức quý hơn vàng

"Cuộc đời tui cũng long đong, lận đận lắm. 18 tuổi bị bắt đi quân dịch. Năm 1976 về đây làm thuê làm mướn. Chủ thấy thương, cho nền đất này làm cái nhà. Vợ chồng tui có bảy đứa con. Nhiều lúc ngẫm nghĩ tui cũng tự khen mình hay. Nghèo không có ruộng đất mà nuôi được bảy đứa. Đứa nào cũng có công ăn việc làm ổn định hết" - ông Hai Mum dí dỏm nói.

Hồi tưởng những năm tháng cơ cực, bà Hai Mum (tên thật Trần Thị Minh), vợ ông Hai Mum, cho hay: "Tui nhớ hoài con thứ tám học tới lớp 9 không có quần áo mặc, tui phải đi xin người ta từng cái. Cấp III tụi nhỏ ra An Hữu (xã An Hữu, huyện Cái Bè) học một tuần có 30.000 đồng xài, ăn uống...".

Ông Hai Mum trầm ngâm nói: "Có lúc khổ muốn bỏ xứ mà đi. Xã thương, thấy nhà không ruộng nương lại đông con nên cho sổ hộ nghèo để con mình ăn học. Nên giờ tui trả ơn lại chính quyền. Tiền thì tui không có nhiều nên tui hay đi xin cho những người già neo đơn, những người khổ, bệnh hoạn... Mình không có tiền thì có công, có sức, cứ âm thầm làm, giúp được ai thì giúp".

Năm ngoái, ông Hai Mum tổng kết: xin được 500kg gạo cho người nghèo, làm được 13 bộ cột nhà ở xã Tân Hưng, Tân Thanh, An Hữu, Mỹ Lương (Tiền Giang), xã Thanh Mỹ (Đồng Tháp), xin tiền làm tang ma và xây mộ cho một trường hợp...

Không phải gần đây ông Hai Mum mới siêng làm việc thiện. 11 năm trước, ông Hai Mum đi theo nhóm hái lá thuốc nam không công cho phòng khám từ thiện của ông Ba Toàn. Có khi đi đồng bằng, nhằm bữa phải lên tận miệt núi Tô, núi Cấm cách nhà hơn trăm kilômet. Đợt nào không trúng vụ mùa, vụ lúa, đoàn đi gần 20 người, toàn nông dân. Bữa nào không đi lấy lá thuốc thì ở nhà phụ bào thuốc.

Sau sáu năm rưỡi, khi ông Ba Toàn chuyển về xã Tân Hưng thì ông Hai Mum đi theo đội xây cầu từ thiện. Không biết chạy xe, mỗi lần đi ông phải có "tài xế riêng" chở - cũng là thành viên trong đội. Xây cầu cực hơn leo núi. Sáng làm sớm tới 11h nghỉ ăn cơm rồi làm tới 16h30, có khi 17h mới nghỉ. Vậy mà ông Hai Mum siêng đi lắm. Có đợt đi xa qua tận An Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ... Từ giữa năm 2015, thấy còn dư những đụn sắt không dùng, ông Hai Mum xin đội mang về, xin tiền đổ ximăng làm cột nhà tặng cho những người nghèo khổ hơn mình.

"Ở thôn quê cất nhà cây là nhiều. Ở mưa nắng mấy chục năm muốn sập cái nhà mà người ta không có tiền đổ cột chống" - ông Hai Mum nói. Năm 2015, ông tặng hơn 25 bộ cột nhà, mỗi bộ gồm 6 cột bêtông. Giá một cột lúc đó chỉ có 1,3 triệu, giờ lên 1,7 triệu đồng. Công đổ cột thì ông và bạn bè bỏ ra, không lấy tiền. Khoảng ba tháng trước, khi cột sống đau nặng và người thường chở ông đi xây cầu bị tai biến, ông Hai Mum mới chịu ở nhà.

"Tui có cái miệng đi xin hay lắm - ông Hai Mum cười khà khà, rổn rảng nói - Tui nghèo đâu có tiền, toàn đi xin cho người ta thôi. Thấy nhiều hoàn cảnh khổ quá mà không giúp hết được, đau lòng lắm. Mình làm việc thiện để kiếm cái phước, cái đức cho bản thân và con cháu. Cái phước, cái đức quý hơn bạc vàng".

Tấm lòng thiện của ông Hai Mum lan tỏa đến người vợ đã cùng ông đi qua bao gian khó. Mỗi khi con cái cho tiền, bà Hai Mum lại nhín ra 1-2 triệu, nhằm khi có người cần thì giúp. "Vợ chồng tui không có đồng nào tiết kiệm hết trơn. Cứ có bao nhiêu là hùn lại đi cho. Nhưng sống vậy mà khỏe lắm cô ơi" - bà Hai Mum cười an nhiên nói.

Rồi bà hào hứng kể, người dân trong xóm thấy chồng bà hay làm việc thiện cũng hùn tiền để làm cột nhà, mua gạo... tặng người nghèo. Có người cứ tới mùa cắt lúa là gửi 200.000, 500.000 đồng để ông Hai Mum làm việc thiện. Quay sang nhìn vợ, ông Hai Mum gật gù nói: "Tui cũng hên, hai vợ chồng đồng lòng chớ tui làm việc thiện mà bả không cho, cằn nhằn hoài thì cũng khó. Hồi tui chưa đau cột sống, bữa nào thấy tui ở nhà là bả nói: Sao ông không gọi cho mấy ổng hỏi có đi bắc cầu đâu không, thấy ông ở nhà ông buồn hiu à...".

Lo cho người ta hơn lo cho mình

Ông Trần Nhựt Khoa (chủ tịch xã Mỹ Lợi B) nói: "Chúng tôi đánh giá rất cao chú Hai Mum. Hai vợ chồng chú lớn tuổi, con đông. Hằng ngày chú đi vớt lục bình lo sinh sống gia đình. Dù thuộc diện hộ nghèo xã đang quản lý, hoàn cảnh khó khăn nhưng chú Hai vẫn dành thời gian đi làm từ thiện".

Ông Khoa kể trước đây vợ chồng ông Hai Mum còn mua đò đưa đón học sinh sang sông đi học, chỉ lấy một chút ít tiền tượng trưng. "Gia đình chú rất khó khăn nhưng cũng ráng hết sức lo cho các con trưởng thành, giờ kinh tế cũng tạm chứ trước đây khó khăn dữ lắm. Cái nhà cấp 4 hiện giờ là mấy đứa con làm ăn được gom góp gửi về cất cho. Lo cho người ta thôi chứ nhà chú, chú chưa có lo", ông Khoa nói.

(Theo Tuổi trẻ)

Xem thêm: Lão nông Mai Văn Sáu: 20 năm bán lúa, nuôi gà làm từ thiện

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Không chỉ cho đất để người ta xây nhà, ông Quảng còn hiến đất làm nhà văn hóa, làm đường giao thông. Ngoài 70 tuổi nhưng ông vẫn cần mẫn làm đồng...

Tấm lòng hào hiệp của lão nông 73 tuổi: Cho đất, hiến đất không hề tiếc
0 Bình luận

Hơn 1000m2 đất có thể giúp ông Bùi Văn Anh kiếm hàng chục triệu mỗi năm. Thế nhưng, lão nông này đã tự nguyện hiến đất, xây trường cho các em.

Lão nông Quảng Ngãi hiến đất xây trường mầm non
0 Bình luận

Nhờ thành công nuôi trồng nấm quý hiếm, lão nông Cà Mau này đã kiếm bộn tiền, trở thành "tỷ phú nông dân".

Lão nông Cà Mau mày mò trồng nấm quý hiếm, nay thành 'tỷ phú nông dân'
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Gia đình khoa bảng Nguyễn Lân: Dấu ấn một gia tộc, nơi mạch nguồn tri thức được truyền như ngọn lửa thiêng

Gia đình cố giáo sư Nguyễn Lân là một gia đình khoa bảng tiêu biểu của Việt Nam, nổi bật với truyền thống hiếu học và những đóng góp to lớn cho nền giáo dục, khoa học, y học và văn hóa nghệ thuật nước nhà.

Đăng Dương
Đăng Dương 11 giờ trước
Những câu chuyện ít người biết về ngày sinh nhật Bác Hồ

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Chân dung Youtuber thầm lặng kết nối mang đến 119 ngôi nhà mới cho người dân Hà Giang

Sau 6 năm miệt mài kết nối các mạnh thường quân, nhà hảo tâm trong và ngoài nước, Youtube Nguyễn Tất Thắng đã giúp 119 hộ vùng cao ở Hà Giang có ngôi nhà mới kiên cố.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Nữ sinh 16 tuổi vượt 1.5 triệu bài thi, giành giải nhất viết thư UPU 2025 lấy cảm hứng từ tình yêu biển

Bức thư giành giải nhất trong cuộc thi viết thư UPU 2025 là của em Phạm Đoàn Minh Khuê hiện đang theo học lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, TP Đà Nẵng.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Cô gái Phú Thọ cắt bỏ tứ chi để giành sự sống, “tái sinh” nhờ tình yêu của mẹ

Trong vỏn vẹn một tháng, từ một người khỏe mạnh bình thường, cô gái Phú Thọ - Trần Thị Nga (SN 1995) bỗng dưng lâm bệnh nặng, phải cắt bỏ tay chân. Những tưởng cuộc đời cứ vậy là chấm hết, nhưng nhờ vào tình yêu thương vô bờ của mẹ, cô như được “tái sinh” một lần nữa.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Jenny Huỳnh - Ngôi sao truyền cảm hứng của thế hệ mới, ghi danh vào Forbes “30 Under 30 Asia” khi chỉ mới 19 tuổi

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Chàng trai khiến triệu người rơi lệ với bài phát biểu về bố mẹ không biết chữ

Trong lễ tốt nghiệp, Ngô Văn Tân (2003, Thanh Hóa) đã khiến mọi người dưới khán đài không kìm được nước mắt với bài phát biểu tri ân bố mẹ, những người không biết chữ đã nuôi lớn ước mơ giảng đường của cậu.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Hành trình truyền cảm hứng từ những điều nhỏ bé của TikToker Tina Thảo Thi: “Em chỉ là một người trẻ đang cố gắng sống tử tế!”

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Từ trái tim đến hành động, Tiktoker Quan Không Gờ dùng sự chân thành truyền cảm hứng sống tử tế cho người trẻ

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
NSƯT Đức Lưu – Huyền thoại “Thị Nở” của màn ảnh Việt đồng hành cùng “Bữa cơm yêu thương” sẻ chia nhân ái với bệnh nhân nghèo

Tại chương trình “Bữa cơm yêu thương”, NSƯT Đức Lưu chia sẻ: “Tôi nghĩ làm từ thiện không phụ thuộc vào giàu nghèo mà chỉ cần một trái tim biết yêu thương con người”.

Hải An
Hải An 13/05
Tiktoker Cụt Yêu Đời - Người truyền cảm hứng bằng những điều không trọn vẹn, “thiếu đôi tay” nhưng thừa nghị lực để khiến hàng triệu người mỉm cười

Thay vì tự ti, mặc cảm vì mất đi một phần cơ thể, chàng Tiktoker Cụt Yêu Đời lại biến những giới hạn ấy thành “chất liệu” để kể những câu chuyện sống động, vui nhộn và giàu nghị lực, khiến hàng triệu người vừa bật cười, vừa thấy mình được truyền thêm cảm hứng sống.

Thanh Tú
Thanh Tú 13/05
Chàng trai gen Z trắng đêm “hồi sinh” hơn 1000 di ảnh liệt sĩ

Với chàng trai gen Z - Khuất Văn Hoàng, phục dựng di ảnh liệt sĩ không chỉ là công việc, trách nhiệm mà còn là lời tri ân sâu sắc đến thế hệ cha ông đã ngã xuống.

Giữa muôn tiếng ồn TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon chọn lặng thầm mang bữa cơm ấm đến những phận người

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Hải An
Hải An 10/05
TikToker An Đen sống chậm rãi cùng núi rừng, miệt mài vun đắp yêu thương khắp các buôn làng

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.

Hải An
Hải An 09/05
Thầy giáo Nam Định bất kể nắng mưa đều đứng trước cổng trường để đón học sinh

Suốt 6 năm qua, thầy giáo Vũ Văn Bền – Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Nhân Tông (TP Nam Định) bất kể nắng mưa đều đứng trước cổng trường để chào đón học sinh, một hành động nhỏ nhưng mang nhiều ý nghĩa lớn lao.

Chàng trai “10 năm được bạn cõng đến trường” tốt nghiệp loại giỏi Bách khoa Hà Nội

Nguyễn Tất Minh – chàng trai 10 năm được bạn cõng đến trường ngày nào giờ đã tốt nghiệp loại giỏi ngành Khoa học máy tính trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

PC Right 1 GIF
Đề xuất