Câu chuyện nhỏ về anh Lý sửa khóa: Sống đẹp là giữ được 1 tâm hồn biết chia sẻ

Sống đẹp đơn giản là giữ được một tâm hồn biết chia sẻ, đồng điệu với hoàn cảnh của người khác và làm thiện nguyện từ những việc nhỏ bé nhất.

Đỗ Thu Nga
09:35 08/05/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cách đây không lâu, Báo Thanh Niên chia sẻ câu chuyện sống đẹp của anh "Lý sửa khóa" theo lời kể của một nhân viên làm bên chuyển phát nhanh. Người này mở đầu câu chuyện như sau:

Công ty tôi làm bên chuyển phát nhanh, có nhiều nhân viên giao nhận chạy xe máy. Tôi thường nói các bạn mang "cần câu cơm" đi làm chống đoản, chống trộm bẻ khóa lấy mất xe. Trong đó tôi có ấn tượng đẹp với một anh tên Lý làm nghề sửa khóa trên đường Trường Chinh (quận 12, TP Hồ Chí Minh), nơi công ty tôi là "khách ruột".

Theo người này, vợ chồng anh Lý thuê cái mặt bằng nho nhỏ vừa để ở, vừa là nơi kiếm cơm. Tiệm sửa khóa của anh Ký nằm ngay trên đường Trường Chinh đối diện cổng Khu công nghiệp Tân Bình. Chỗ ở của vợ chồng anh Lý đơn sơ, mộc mạc như cái tính của người miền Tây sông nước.

"Mỗi lần đến ủng hộ tiệm là bắt gặp khuôn mặt tuy có phần khắc khổ, nhưng nụ cười rất tươi. Anh Lý hay tếu táo 'chưa biết có quen hay không, cứ cười với nhau cho đời bớt khổ'. Quan điểm giao tiếp của anh Lý bình dân nên khách hàng như tôi cảm thấy thoải mái, thân thiện", trích lời nhân viên công ty chuyển phát nhanh từ báo Thanh Niên.

chuyen-anh-ly-sua-khoa-song-dep-giua-sai-gon-xo-bo-0
Anh Lý "sống đẹp" theo cách riêng của mình: Đơn giản, bình dị như cái tính cách của người miền Tây sông nước

Người nhân viên này cho biết, đôi lần mời anh Lý ly cà phê hay lon bia tâm sự chuyện đời thì ngỡ ra nhiều điều. Được biết, anh Lý vừa sửa khóa vừa dạy nghề cho nhiều bạn có hoàn cảnh như mình. Với anh Lý, không có chuyện ghen ăn tức ở hay giành nhau chén cơm, ai làm đông khách, sẽ được tổ đã.

Anh lý nhận học viên lấy học phí kiểu như vừa đủ tiền mua dụng cụ dạy nghề. Trước khi chọn ai, anh cũng quan sát, thăm dò rất kỹ vì anh chỉ muốn nhận học sửa khóa chứ không dạy người ta phá khóa. Cái nghề này mà không có tâm, không có đạo đức thì làm chuyện sai quấy, hại người, hại mình.

Từ lời anh Lý, ngẫm thấy cuộc sống ai cũng có những nỗi lo riêng, ai cũng mong muốn giàu có, ăn sung mặc sướng nhưng không hẳn ai cũng nghĩ được như thế. Chuyện đạo đức nghề nghiệp dù làm lĩnh vực nào cũng đều cần cả. Anh Lý làm thế, ai cũng nể phục.

Không chỉ "sống đẹp" với người trong thiên hạ, anh Lý còn thường xuyên dạy con cách "sống đẹp". Bởi theo anh Lý, vợ chồng cũng là dân tỉnh lẻ lên Sài Gòn kiếm sống, không đói khổ nhưng chẳng giàu có hơn ai nên thấu hiểu nỗi khổ của người trong thiên hạ này. 

Với anh Lý, làm thiện nguyện không cần đao to búa lớn. Gom góp ít tiền lời từ công việc sửa khóa, hùn hạp bạn bè, với nhà hảo tâm mua vài trăm ổ bánh mì, mấy chục cân chả, cân giò và vài mươi thùng nước suối rồi chia cho những mảnh đời vô gia cư. Thế mừng lắm rồi.

Có tháng vài lần, khi màn đêm buông xuống, vợ chồng anh Lý cùng con trai và các chiến hữu lại đi làm thiện nguyện. Họ trao chai nước, ổ bánh mì cho cô lượm ve chai, chú xích lô, đứa trẻ bán vé số, các cháu mồ côi ở dốc cầu vỉa hè... 

Ở đời ai cũng nặng gánh cơm áo gạo tiền nên nói thì dễ mà làm thì khó. Bản thân chúng ta ai cũng có thể chuyển vài trăm ngàn từ thiện cho 1 người nào đó hoặc 1 tổ chức nào đó. Thế nhưng để xắn tay áo lên đi làm thì không phải ai cũng làm được.

“Con mình nó nghèo vật chất, nghèo cái ăn cái mặc hơn con người ta, nhưng nhất định nó phải giàu tình nghĩa, giàu lòng yêu thương”, anh Lý chia sẻ.

Hình ảnh con trai anh cùng xuống đường trong màn đêm cầm phần ăn lễ phép hai tay đưa cho người vô gia cư mà anh chia sẻ với tôi đã dạy tôi nhiều điều về chuyện giáo dục con cái, anh Lý ạ!

Trẻ con giống như tờ giấy trắng nên cách chúng ta sống, đối xử với nhau sẽ là bài học thực tiễn, trực quan nhất được chúng thu nhận. Một anh thợ khóa như anh Lý đã chọn cách dạy con sống đẹp bằng hành động thiện nguyện khiến ai cũng gật gù thán phục. 

Cũng như công việc sửa khóa chẳng ai bận tâm, nhưng mỗi khi có mất trộm thì sợ khóa lại là "đối tượng" bị "soi" đầu tiên. Do đó, trở thành người thợ khóa và sống được với nghề phải có lương tâm trong sáng. 

Thợ sửa khóa đặt giữa lằn ranh thiện - ác, điều quan trọng là cần vững vàng để không bị lung lay trước cám dỗ. Và anh Lý đã làm được điều đó. 

"Tôi viết về anh để mong những lan tỏa tích cực mà anh vẫn đang làm, để tự vấn bản thân mình mỗi ngày biết yêu đời, yêu người hơn, biết sẻ chia thành quả lao động với những ai khó khăn hơn vì cho đi là hạnh phúc, đâu cần đợi nhận lại. Chẳng ai biết chính xác nghề làm chìa, sửa khóa có tự bao giờ, nhưng họ đã “cứu nguy” không ít trường hợp làm mất chìa khóa nhà, khóa xe ô tô, xe máy...

Hay như Lý đã bao lần cứu chủ nhân những chiếc xe không bị mất "cần câu cơm" vì trộm bẻ đoản bất thành, vì xe được gia cố chống trộm. Chẳng cần ồn ã, những người thợ sửa khóa cứ lẳng lặng làm nghề, không chỉ để kiếm sống mà họ còn tìm thấy niềm vui, ý nghĩa của cái nghề mình theo đuổi, giúp ích cho đời... Cám ơn Lý nhiều nhé", nhân viên công ty chuyển phát nhanh chia sẻ.

Nguyện vọng cao cả của chàng trai 8x liệt nửa người: Hiến tạng để san sẻ sự sống cho người khác 

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận