Chầu Bát Nàn là ai và tiệc Chầu Bát Nàn vào ngày nào?

Đại tướng Đông Nhung là một vị tướng tài ba, anh dũng. Sinh thời, bà giúp dân vượt qua 8 nạn nên được tôn là Chầu Bát.

Đỗ Thu Nga
10:59 10/05/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chầu Bát Nàn là ai?

Theo Wikipedia, Bát Nàn (17 - 43), có nơi gọi là Bát Nạn hoặc Bát Não, Chầu Tám Bát Nàn. Bà là một nữ tướng thời Hai Bà Trưng trong lịch sử Việt Nam.  Bà là vị tướng có nhiều đóng góp cho cuộc khởi nghĩa. 

Về tên gọi của nữ tướng này, theo dân gian: Bát Nàn tướng quân tên là Thục, tục gọi là Thục Vương, khởi nghĩa ở vùng Tiên La (nay là Thái Bình). Đến thời nhà Lê thì thần phả làng Tiên La (nay thuộc Thái Bình). Đến thời nhà Lê thì thần phả làng Tiên La được sửa chữa, tên bà được ghi chép là Vũ Thị Thục hay Vũ Thục Nương.

chau-bat-nan-la-ai-va-tiec-chau-bat-nan-vao-ngay-nao-8

Theo tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam, Chầu Bát Nàn là một trong những vị Chầu Bà Tứ Phủ nổi tiếng linh thiêng, phù hộ độ trì, ban phước lành cho dân chúng.

Chầu Bát Nàn là vị Chầu Bà thứ tám trong Tứ Phủ Chầu Bà, trước Chầu Chính và ngay sau Chầu Bảy. Tương truyền, bà giúp dân vượt được 8 nạn nên được tôn là Chầu Bát. Ngoài ra, bà cũng có những tên gọi khác nhau Chầu Bát Thượng Ngàn, Chầu Tám Bát Nàn và Bát Nàn Đại Tướng Đông Nhung.

Sự tích Chầu Bát Nàn

Theo "Đạo Mẫu Việt Nam", Hào Phú xã Phượng Lâu là ông Vũ Công Chất quản cai 12 xã, lấy vợ là Bà Hoàng Thị Màu cùng làng, thương yêu và sống hòa thuận. Một lần đi lên đỉnh núi hái thuốc, ông thấy miếu cổ đã cũ, hỏi thăm sự tình mới biết đó là miếu thờ Sơn Tinh Công chúa, húy là Ngọc Hoa - con Vua Hùng.

Ông đến gặp trưởng làng, nhân dân trong vùng vận động mọi người cùng tu tạo và tạc tượng Sơn Tinh Công chúa để thở. Ông đem thuốc về cho dân làng và kể cho vợ nghe chuyện mình tu tạo miếu.

Đêm đó, bà Hoàng Thị Màu trong chiêm bao có tiếng người con gái nói muốn đến làm con tạ ơn đã trùng tu miếu. Lúc đấy, xuất hiện bóng người con gái mặc y áo cánh sen vào lòng Bà rồi biến mất. 

Ngày 15 tháng 8 (ÂL) sinh ra một bé gái trắng trẻo, xinh đẹp đặt tên là Vũ Thị Thục. Thục sinh ra trắng trẻo, xinh xắn. Càng lớn càng xinh, thông minh, nhanh nhẹn hơn người. Bắn cung múa kiếm cực giỏi, học đâu nhớ đấy. Nàng kết duyên cùng với Phạm Danh Hương con của hào mục cai quản 13 trang ở Nam Chân bên kia sông Lô, quê ở Liệt Trang. 

Thái thú Giao Châu Tô Định hám sắc muốn kết duyên với Thục Nương, nhưng nàng không chịu. Hắn đem quân giết cha và chồng nàng. Thù nhà nợ nước, thù cha thù chồng phải trả, Thục nương tập hợp quân tất cả các xã, rèn luyện binh võ phất cờ khởi nghĩa ở Tiên La.

chau-bat-nan-la-ai-va-tiec-chau-bat-nan-vao-ngay-nao-0

Năm 40, khi khi dấy binh ở Tiên La thì được Hai Bà Trưng hiệu triệu, Thục nương còn băn khoăn vì binh đã mạnh, đánh đuổi giặc Hán bao lần chạy, chưa biết có nên hợp lực không.  Vào đêm đó, nằm mơ thấy Tiên Nữ vâng lệnh Vua Cha Ngọc Hoàng xuống trao cho Bà lá cờ xan (cờ thần) và khuyên Bà nên theo Hai Bà Trưng phất cờ dẹp giặc.  Thục nương đã làm theo ý trời, tiến về Mê Linh Tụ Nghĩa cùng với Hai Bà Trưng.

Lễ tế cờ ở Hát Môn, Nghĩa binh của Thục nương gươm đao lên đường dẹp giặc, đi đến đâu, công trạng và nghĩa binh Tiên La vang dội đến đó.

Đánh đuổi xong giặc Tô Định, đất nước được thái bình. Trưng Trắc lên ngôi vua, Thục nương được phong:

Thục nương đã có công giúp dân thoát khỏi tám nạn của giặc nên có danh là "Bát Nàn Đại Tương Quân" đọc chệch "Bát Nạn".

Nàng tâu trình Trưng vương cho về quê thăm mẹ, tế cha, tế chồng và xây dựng lại thôn quê. Cảm kích tầm lòng thành, Trưng vương chuẩn tấu cho Bà về quê cùng vàng bạc,...

Trở lại quê hương, cùng các bô lão bàn việc ra sức cải thiện Phượng Lâu, Thục Nương còn làm miếu cho chồng và cha, thiết lập cơ sở trong làng đầy đủ.

Về Tiên La, Thục nương ra sức cùng dân làng mở mang làng chợ, trồng trọt, chăn nuôi, chấn chỉnh lại binh ngũ, thôn quê trở nên yên bình. Bà quay về kinh đô bái yết Trưng Vương.

Trưng Vương giao cho Thục nương cùng với nữ tướng Lê Chân trấn giữ miền duyên hải, kéo dài từ Hải Phòng đến Thái Bình. 

Năm 43, giặc Hán do Mã Viện kéo qua xâm chiếm nước ta với, Thục nương cùng với Hai Ba Trưng một lần nữa đứng lên đánh giặc. Trước sức mạnh của địch, quân binh phe ta yếu thế yếu, Bà dẫn quân lui về Tiên La.

Trận đánh ở Cẩm Khê, Hai Bà Trưng đã trầm mình tử tiết, Mã viện tiếp tục đem quân truy đuổi các binh tướng của Trưng Vương. Nghĩa Binh của Trưng Vương đánh giặc được 2 tháng cùng với thành lũy Tiên La vững chắc.

Một hôm, Thục nương đi tuần trở về thấy Tiên La thất thủ, rút gươm tuẫn tiết.

Tước hiệu truy phong của các đời vua sau này dành cho bà:

Đời vua Lê Thánh Tông sắc phong: Ý Đức Đoan Trang Trinh Thục Công Chúa.

Đời vua Minh Mạng sắc phong: Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Chi Thần.

Đời vua Khải Định sắc phong: Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Thượng Đẳng Thần.

Chầu Bát Nàn được thờ ở đâu?

Đền thờ Chầu Tám Bát Nàn có ở nhiều nơi, nhưng nổi tiếng nhất là Đền Tiên La thuộc thôn Đoan Hùng, Hưng Hà, Thái Bình. Đây là nơi nhân dân chịu ơn chầu bà và cũng là nơi di thể chầu bà trôi về, nên ở đây chầu còn được tôn xưng là Mẫu Tiên La. 

Ở ngôi đền này vẫn còn lưu truyền câu chuyện huyền bí cho rằng, khi Chầu Bát đã ở trên ngàn, bà hóa phép đốn cây rừng và cho thả gỗ về bến sông gần đền Tiên La để nhân dân có vật liệu tu sửa lại đền. Nhờ đó mà ngôi đền trở nên khang trang, vững trãi hơn. 

chau-bat-nan-la-ai-va-tiec-chau-bat-nan-vao-ngay-nao-6

Ngoài ra, Chầu Bát Nàn cũng được thờ phụng ở đền Tân La (Hưng Yên). Đền này nằm tịa khu đất rộng với nhiều tán cây cổ thụ xum xuê bao bọc thuộc địa phận xã Đoàn Thượng, Bảo Khê, Hưng Yên. Tại đây còn có cung thờ Cô Bảy Tân La. 

Vì Chầu Bà là người có công lớn, nhân dân khắp nơi tưởng nhớ và ghi ơn nền bà được nhiều nơi thờ phụng. Ngoài hai ngôi đề trên, thì còn rất nhiều nơi thờ Chầu Bát như Đền Tiên La ở Hải Phòng, đền Đồng Mỏ ở Lạng Sơn và một số đền khác ở Thái Bình, Vĩnh Phúc.

Tiệc Chầu Bát Nàn vào ngày nào?

Khánh tiệc của Chầu Bát Nàn là vào ngày 17/3 âm lịch hàng năm (là ngày chầu hóa). Năm 2023, tiệc Chầu Bát Nàn rơi vào Thứ Bảy, ngày 6/5 dương lịch. 

Tuy nhiên, tại các đền thờ Chầu Bát Nàn cũng có tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công đức của ngài. Cụ thể:

- Đền Tiên La tổ chức lễ hội tưởng nhớ công đức của Chầu Tám Bát nàn vào ngày 10 - 20/3 âm lịch hàng năm. Trong đó, ngày 17 là ngày chính hội và cũng là ngày tiệc của Chầu Bát Nàn. 

chau-bat-nan-la-ai-va-tiec-chau-bat-nan-vao-ngay-nao-5

- Xưa kia đền Tân La tổ chức lễ hội lớn và kéo dài từ đầu tháng cho đến hết tháng 3 âm lịch. Ngày nay, đền vẫn giữ tục lệ cũ tổ chức lễ hội, tuy nhiên quy mô đã được gom lại, làm đơn giản hơn. Hội chỉ kéo dài từ ngày 15 - 17 tháng 3 âm lịch với phần lễ và hội đầy đủ.

Chầu Bát Nàn ngự đồng thế nào?

Chầu Bát Nàn là vị thánh chầu thường hay về ngự giá đồng, nhất là trong những dịp vui hoặc khi về đền chầu. Khi ngự giá đồng, Chầu Bà thường mặc áo màu vàng đầu đội khăn đóng (khăn vành dây) màu vàng, có dải von hoặc vỉ lét thắt dải buộc, sau lưng dắt kiếm và cờ lệnh như khi ra trận. Chầu là võ tướng vì vậy sau lễ tấu hương và khai quang múa kiếm cờ như quan lớn.

Vào lễ đặc biệt tại các đền thờ Chầu Bà, người dân đến có thể cầu bình an, sức khỏe, may mắn, tài lộc. Khi dâng lễ thì nên chuẩn bị hoa quả, cơi trầu, cút rượu, xôi thịt, tập giấy tiền, thẻ hương, tớ trình. 

Văn Chầu Bát Nàn

Dưới đây là những bản văn Chầu hay nhất thường được dùng hát thỉnh trong ngày tiệc và hầu giá Chầu Bát:

Bản văn Chầu Bát số 1

Nổi danh muôn thủa đấng hồng quần

Nữ tài hộ quốc cứu lê dân

Tận trung phò tángôi trung nữ

Phá ách gông cùm lũ xâm lăng

Đuổi tan hán tặc an bờ coi

Trung nữ Vua Bà mệnh đế quân

Thánh nữ thụ tòng ngôi đại tướng

Danh hiển Bán Nàn dạng thiên xuân

Hồn khí Việt muôn đời rạng rỡ

Tự ngàn xưa thiên cổ truyền ghi

Khuôn thiêng hun đúc diệu kỳ

Nổi danh tài tướng nữ nhi má hồng

Cảnh đô hộ non sông cơ cực

Ách bạo tàn Hán tặc Bắc phương

Mà đắng cay thảm thiết thê lương

Hán triều Tô Định bạo cường bất nhân

Bao nước mắt muôn dân đồ thán

Bấy mồ hôi trăm họ lầm than

Thù căm bè lũ nó tham tàn

Nỗi lòng căm giận thét vang tận trời

Cao xanh thấu lòng người tân khổ

Phái thiện thần cứu trợ kíp ngay

Tiên nàng tâu trước cung mây

Nguyện xin giáng hạ cứu rầy dương gian

Mây năm sắc hào quang rực rỡ

Vị tiên cung giáng thụ bào thai

Tuần trăng tháng tám chính ngôi

Khuôn thiêng diệu vận đúc bồi cho nên

Đất Phượng Lâu ấy miền vượng khí

Cửa Vũ gia hạ thế vừa hay

Thung huyên săn sóc đêm ngày

Dung tiên cốt thánh quý thay khác người

So nhan sắc hương trời cung Quảng

Vẻ thông minh tỏ rạng hùng anh

Giận loài Hán tặc hôi tanh

Thù nhà nợ nước sao đành để yên

Đâu luống chịu khổ hèn cơ cực

Chí anh hùng rạo rực khôn nguôi

Giặc Tô tội ác tày trời

Đoạt hoa ép liễu hại người hiếu nhân

Phạm công tử Nam Chân quận trưởng

Ứng duyên lành rồng phượng sánh đôi

Ai ngờ con tạo trêu ngươi

Phượng, long ly biệt đôi nơi phũ phàng

Căm giận loài sói lang Tô Định

Nỗi thù nhà nặng gánh giang san

Phụ thân đã dưới suối vàng

Phạm lang có thấu nỗi tràng này chăng

Nỗi nợ máu lòng hằng báo trả

Lưỡi gươm thiêng trí cả quyết tâm

Tiên La lập ấp chiêu quân

Nữ nhi tỏ rạng hồng quần ai đương

Trưng nữ Vương vẻ nhường khí vũ

Biết Vũ nương nữ chủ phất cờ

Sai quân mời hịch kíp giờ

Ba cây chụm lại lên gò núi cao

Hợp nghĩa binh anh hào các động

Vũ Nương ngài Đại tướng tiên phong

Ra quân sấm dậy uy hùng

Dẹp tan quân giặc, sắc phong Bát Nàn

Ba năm giữ giang san đất nước

Quân Hán càng ngang ngược bạo tàn

Sai quân Mã Viện kéo sang

Lệnh truyền binh tướng sẵn sàng xông pha

Quân kéo về ngã ba Đồng Mỏ

Giặc ngông cuồng cờ đỏ vây quanh

Tiên La phấp phới cờ thành

Nguyện vì nghĩa lớn nhiệt thành quyết tâm

Nguyện quyết tử đền ân xã tắc

Nợ thù nhà son sắc ai hay

Cao xanh có thấu lòng này

Sổ trời biên chép bút mây đã tường

Rừng hoa cỏ tiếc thương thánh nữ

Đất trời cùng tạc chữ hùng anh

Tháng ba mười bảy kỳ linh

Đúng ngày mãn hạn thiên đình chiếu sai

Thụ ơn đức lâu dài tế độ

Dân lập đền thờ tự khói hương

Truyền lưu sự tích tỏ tường

Thánh tiên giáng phúc thập phương ơn nhờ

Phúc lai hưởng thiên thu vạn cổ

Yên dân lành muôn thủa đội ân

Kính thành giãi tỏ chân tâm

Tấu xin bốn chữ : thiên xuân thọ trường

Bản văn Chầu Bát số 2

Ai về thăm tỉnh Thái Bình

Nhớ về Bái Yết động đình vua cha

Ai về thăm huyện Hưng Hà

Nhớ vào Bái Yết bát ngàn đại tướng quân

Ngôi đền thờ đại tướng đông nhung

Quê người trên Bạch Hạc ngự miền thượng lâu

Vào những năm trước đầu thế kỷ

Năm 43 khi trước công nguyên

Có người con gái ở miền Thượng Lâu trên Bạch Hạc

Chầu bà tự nhiên kéo về

Chầu nặng lòng son thu nhà nợ nước

Cùng Trương Vương cất bước tiến lên

Phất cờ vung kiếm mở đường

Ra tay quét sạch những phường gian tham

Bỗng cơn gió núi mưa ngàn chuyển

Ầm ầm binh mã kéo về Tiên La

Vào chùa lễ phật di đà

Sử kinh binh pháp mượn đà náu nương

Nơi cửa phật sớm tối đèn hương

Chí toan mưu lớn tìm đường cứu dân

Vào buổi sáng mùa xuân năm ấy

Năm Nhâm Dần 17 tháng 3

Nghĩa quân đứng chặt quanh bà

Đang nghe lời hịch chầu bà truyền ra khắp vùng

Quân Tô Địch nó ầm ầm kéo tới

Phát gươm đao phơi phới cờ bay

Bốn bề khép chặt vòng vây

Lòng sâu kế hiểm nó ra tay hại người

Nữ chầu bà quyết không sa tay giặc

Hô nghĩa quân quyết chiến xông ra

Kiếm cung trận mạc xông pha

Việt Nam thủa dưới quyền Đông – Hán

Giang sơn ta ảm đạm thê lương

Giận thay Tô Định bạo cường

Đem quân giày xéo quê hương cõi bờ

Thủa bấy giờ có nhà họ Vũ

Nảy chồi lan một nụ xinh tươi

Nhụy phong, trăng khuyết tuổi mười

Thơ văn xem cũng ít người khôn so

Lực cử đỉnh dành cho nữ kiệt

Đường kiếm hoa khoanh nguyệt rạch mây

Tuổi xuân vừa độ trăng đầy

Môi son má phượng, má hây tuyết hồng

Nét ngọc tring sánh cùng trăng nước

Tô Định kia muốn ước duyên hài

Từ thân quyết một liều hai

Lẽ đâu lại gả cho loài súc sinh

Tô Định nổi bất vình sấm sét

Sai chặt đầu Vũ Chất làm đôi

Máu hồng lòng trẻ sục sôi

Thét đòi nợ máu vung đôi kiếm thần

Máu thù ngập đôi chân nữ kiệt

Tấm áo xanh màu huyết phủ Giầy

Tay thần phá mấy vòng vây

Gót tiên mải miết trời mây tối dần

Băng tới bến thấy thuyền nan nhỏ

Đôi kiếm thần thuận gió chèo bơi

Lệ sầu gieo rải sông xuôi

Bản văn Chầu Bát số 3

Đất nước bốn nghìn năm lịch sử

Biết bao trang kiệt nữ anh hùng

Đôi vai nghĩa nước tình chồng

Phất cờ đuổi giặc chiến công lưu truyền.

Năm bốn ba kỉ nguyên thứ nhất

Đông Hán tràn sang cướp nước ta

Tội gây trời đất không tha

Sát phu cướp phụ bao nhà nát tan

Dân khắc khoải ngày đêm mong mỏi

Ai người lo đánh đuổi thù chung

Phượng Lâu đất ấy vua Hùng

Có ông Vũ Chất vốn dòng nho gia

Nghề thang thuốc gần xa độ nạn

Hoàng Thị Mầu kết bạn trăm năm

Quỳnh giao hoa nở một bông

Ông bà thỏa nỗi năm mong tháng chờ.

Tấm hình hài trẻ thơ đẹp đẽ

Gai hay trai cha mẹ sinh ra

Ông bà bàn lại tính qua

Đặt con gái quý tên là Thục Nương.

Vẻ trang nhã hiện lên khuôn mặt

Tóc mây xanh da ngọc môi hồng

Mày ngài mắt phượng lưng ong

Ánh hoa pha tuyết đẹp lòng mẹ cha.

Mười sáu tuổi say sưa nghiên bút

Trí thông minh học một biết hai

Kinh thư thơ phú văn bài

Thư văn bầu bạn bao người mến thương.

Mười tám tuổi làm thơ yêu nước

Vạch mặt phường xâm lược bất nhân

Khổ đau đói rách nợ nần

Hay đâu số phận thiên đình định cho.

Vì Đông Hán mưu mô xảo trá

Kéo quân sang cướp của giết người

Gây lên tội ác tầy trời

Thái thú Tô Định chính người chủ mưu.

Bắt dân mò ngọc trai đáy bể

Lên rừng tìm vật quý cống dâng

Ngà voi, tê giác, hươu nhung

Bóc rầm mưa nắng, thân quằn đòn roi.

Dòng thơ hay bao người đón đọc

Chỉ mong sao xóa sạch bất công

Chỉ mong xóa hết nợ nần

Chỉ mong sớm thoát khỏi vòng xâm lăng.

Phạm Hương chức Nam Chân quận trưởng

Lẽ thương dân sống dạ cơ hàn

Tuy rằng mũ áo xênh xang

Nhưng lòng thanh bạch chẳng làm điều nhơ.

Được Vũ Công ưng cho làm rể

Hẹn ngày lành làm lễ kết hôn

Tô Định sẵn có lòng tham

Ao tù khát nước rồng vàng tắm chung.

Đức Vũ Công không kìm uất hận

Chửi mắng tên Tô Định bất nhân

Tô Định lệnh chém đầu ông

Sai quân sửa chiếc kiệu rồng đón dâu.

Được tin báo lòng đau như xé

Thục nương nhờ gửi mẹ nơi xa

Ung dung bước tới kiệu hoa

Trả lời dõng dạc ta đây sẵn sàng.

Nhận lễ vật nhà quan mang đến

Các ngươi mau đứng lui ra

Chỉnh tề khăn áo bước ra

Kiếm vung miệng thét chầu chẳng tha kẻ thù.

Quân Tô Định vây thành đứng phục

Thục Nương ra tới khúc sông Hồng

Thấy thuyền câu nhỏ bỏ không

Kiếm thay chèo lướt theo dòng về xuôi.

Bảy ngày đêm đội trời đạp nước

Rẽ sậy lau tìm chốn nương than

Tiên La cảnh ấy tĩnh tâm

Nấp sau Tam Bảo dần dần thiếp đi.

Lòng lo nghĩ thù nhà nợ nước

Bao dân lành chẳng được yên thân

Tiên La chiêu dụ nghĩa quân

Tích lương luyện kiếm cùng dân dẹp thù.

Trưng nữ vương nữ trung anh tú

Biết thục nương nữ chủ phất cờ

Sai quân mời hịch bấy giờ

Ba cây chụm lại lên gò núi cao.

Hợp nghĩa binh ba đào bảy động

Thục nương thời đại tướng tiên phong

Ra quân sấm động uy hùng

Dẹp tan quân giặc sắc phong Bát Nàn.

Ba năm giữ giang san đất nước

Quân Hán thời quen thói bạo tàn

Sai quân Mã Viện kéo sang

Lệnh truyền binh mã sẵn sàng xông pha.

Quân kéo về ngã ba đồng mỏ

Giặc ngông cuồng cờ đỏ vây quanh

Lệnh truyền hiệu triệu khắp thành

Thù nhà nợ nước quên mình xông pha.

Đêm thanh vắng canh ba lạnh lẽo

Hạt mưa rơi nặng trĩu ngàn cân

Gươm thề kiếm tuốt lồng tay

Lâm râm khấn nguyện đất dày trời cao.

Có thấu phận tơ đào liễu yếu

Hận thù nhà há chịu khoanh tay

Phạm Hương chàng hỡi có hay

Chứng cho lòng thiếp giãi bày hôm nay.

Khấn xong chầu đốt xác quân thù

Thung dung nhẹ bước trời vừa rạng đông.

Quân Mã Viện ầm ầm kéo tới

Bủa quân vây phơi phới cờ bay

Hùm thiêng gặp nước không may

Lẽ đâu lại để vào tay bạo tàn.

Lấy kiếm bạc thân đào tự sát

Gốc thông kia ghi tạc sử xanh

Bát Nàn đại tướng nổi danh

Tháng ba mười bảy năm Dần về tiên.

Anh linh rực rỡ vạn niên

Dấu thiêng ghi để lưu truyền đời sau

Đệ tử con khấu đầu vọng bái

Tiến văn chầu ôn lại tích xưa

Bao năm dầu dãi nắng mưa

Công ơn muôn thửở ngàn đời không phai.

Đùng đùng tiếng trống Mê Linh

Phất cờ khởi nghĩa uy danh hàng đầu

Binh thư đọc suốt đêm thâu

Ngày ngày luyện tập dãi dầu ba quân

Gươm thiêng sáng tỏ trung thần

Cờ hồng ra trận lẫy lừng một phen

Quân Tô Định lạc phách kinh hồn

Giặc nhà Đông Hán không còn một tên

Nước non độc lập vẹn toàn

Trưng Vương xưng chiếu gia ban

Trẻ già trai gái không quên

Ba năm độc lập giang sơn thái hoà

Thuận thời thiên hạ xướng ca

Binh nhung lại nổi can qua tức thì

Đức Bát Nàn và mười vệ sĩ

Đến bờ sông Hồng quyết tử quyết sinh

Tháng ba mười bảy Nhâm Dần

Hồn thiêng đã thác về đền Tiên La.

Xem thêm: Mẫu Liễu Hạnh là ai và tiệc Mẫu Liễu Hạnh vào ngày nào?

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận