Chầu Đệ Tứ Khâm Sai là ai và tiệc Chầu Đệ Tứ vào ngày nào?

Bài viết này sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc về Chầu Đệ Tứ Khâm Sai - một vị thánh trong Đạo Mẫu Tứ phủ của Việt Nam.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chầu Đệ Tứ Khâm Sai là ai?

Thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian mang sắc thái nguyên thủy và có chiều dài lịch sử hàng ngàn năm. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, tín ngưỡng thờ Mẫu luôn có sự gắn bó, dung hòa với các tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau, nương tựa, bổ sung để cùng tồn tại và phát triển.

Chầu Đệ Tứ Khâm Sai (Chầu Đệ Tứ) là một vị thánh trong Đạo Mẫu Tứ phủ của Việt Nam. Theo Wikipedia, Chầu Đệ Tứ Khâm Sai là vị thánh đứng thứ tư trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà. 

Một số tài liệu cho biết, danh hiệu của Chầu là Chiêu Dung Công Chúa, có quyền Khâm Sai 4 phủ. Ngự đồng khi về thường mặc trang phục màu vàng.

chau-de-tu-kham-sai-la-ai-va-tiec-chau-de-tu-vao-ngay-nao-0

Trong văn chương đời Tống từng nhắc về Chầu Bà như sau: "Quý hương an thái xã danh, có chầu đệ Tứ hách danh phàm trần". 

Cũng nói về Chầu Đệ Tứ Khâm Sai, trên website "Đạo Mẫu Việt Nam" có viết: "Chầu Đệ Tứ Khâm Sau vốn là Tiên Nữ Thiên Cung giáng sinh vào nhà họ Lý với tên Lý Thị Ngọc Ba. Quê hương bà ở làng Quý Hương, xã An Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Sau này trở thành nữ tướng, quản cai ba quân. Với tính cách công minh, chính trực giúp vua đánh Đông dẹp Bắc trừ giặc và được giao trấn giữ xứ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Trong quân lệnh, nếu có kẻ nào sai phạm sẽ Tiền trảm hậu tấu".

Sự tích về Chầu Đệ Tứ Khâm Sai

Sử sách chép rằng, ở huyện Thiên Lộc (xưa là điện Dục Quang, nay là xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) có một hào trưởng tên Đặng Công Thành lấy vợ là Lý Thị Ngọc.

Ông bà vốn là những nông dân hiền lành luôn làm việc thiện giúp nhân dân trong vùng. Họ có 5 người con trai.

Sau khi ông Thành qua đời, bà Ngọc ở vậy tần tảo nuôi con. Sống dưới ách thống trị của quân Hán, bà sớm nung nấu ý chí yêu nước và truyền cho con cháu lòng yêu nước. Khi các con trưởng thành, mẹ con bà vận động nhân dân cùng tụ họp luyện binh, sưu tầm quân trang.

Bà Ngọc và người con trưởng đóng ở trung tâm Làng Cốc, đồn Cốc Thượng do Đặng Nghiêm, Đặng Liệu chỉ huy, đồn Cốc Hạ do Đặng Diễn, Đặng Tiến trấn giữ. Khi hay tin Thái thú Tô Định đem binh sang trấn áp, bà cùng các con dẫn binh ra trận, tiêu diệt hàng trăm quân địch. 

Khi quân Hán tấn công vào căn cứ Đất Cốc, bà cùng các con phải lui về ẩn náu ở chùa Hương Lãng. Dưới bóng thiền sư Đạo Uẩn, mẹ con bà ngày tụng kinh niệm Phật, đêm luyện binh võ.

chau-de-tu-kham-sai-la-ai-va-tiec-chau-de-tu-vao-ngay-nao-9

Nghe tin Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa, mẹ con bà đã sai nghĩ sĩ đi tập hợp. Hai Bà Trưng thấy hai mẹ con có khả năng phi thường, mừng rõ, đặt cho bà cái tên là Lý Thị Ngọc Ba. Thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa, đầu tiên là Trưng Trắc, sau là Trưng Nhị và thứ ba là Lý Thị Ngọc. 

Sau lễ tế cờ Hát Môn, quân Hai Bà Trưng giao chiến, quân phương Nam anh dũng đánh tả hữu, đánh trời, cờ bay rợp đất, quân Hán Tô Định bại trận, tướng quân Nhị vương Hai Bà Trưng đánh bại quân Hán, thu phục được 65 thành, lập nước Lĩnh Nam. Hai Bà Trưng lần thứ hai phong bà Lý Thị Ngọc Bà làm Công chúa Chiêu Dung để cai quản nghĩa quân khởi nghĩa và căn cứ Đất Cốc. Sau khi chiến thắng, Hai Bà Trưng đã tôn vinh bà và ban cho đất Kim Cốc làm phần thưởng. Từ đó, bà cùng các con tổ chức cho người dân trong vùng làm ăn xây dựng quê hương. 

Truyền thuyết kể rằng, vào ngày 6 tháng Chạp, trời đất bỗng nổi mây mù, gió cuốn lên cả một vùng sông Đáy, người ta thấy mẹ con bà xuống thuyền. Khi sóng yên trời lặng, chờ mãi không thấy hai người trở về, biết mẹ con đã quy y, Hai Bà Trưng cảm kích bèn hạ lệnh cho dân chúng trong vùng lập miếu và xây đình để thờ. 

Từ đó, huyện tổ chức ngày giỗ của dân làng Kim Cốc vào ngày 6 tháng Chạp và mở tiệc linh đình hàng năm để tưởng nhớ công lao của mẹ con bà.

Vào thời Lê Trung Hưng, vua sai quan đại phu đến đây dâng hương tưởng niệm công lao của bà và các con. Trong tín ngưỡng Tứ phủ của người Việt, danh tướng Lý Thị Ngọc Bà – Chiêu Dung Công chúa Chầu Bà Đệ tứ Khâm sai được nhân dân tôn kính và thờ cúng ở nhiều nơi.

Chầu Đệ Tứ Khâm Sai được thờ ở đâu?

Một số ý kiến cho rằng, Chầu Bà đã giáng xuống trần ở nhiều nơi nên hiện nay có đến 4 nơi thờ tự chính. Đó là:

- Đền Khâm Sai ở xã An Thái, nay là xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Đền này nằm trong Quần thể di tích Phủ Dầy.

- Đền Mẫu Bát Tràng - đây là nơi thứ 22 thờ tự Chầu Bà. Thần tích cho rằng, bà sinh ra trong nhà Đồng Tâm Trần Thị, người Bát Tràng, sống từ năm Mậu Thìn (1568) đến năm Ất Dậu (1585). Hội Đền Mẫu Bát Tràng được làng Bát Tràng tổ chức trong ba ngày từ 22/9 đến hết ngày 24/9 âm lịch.

chau-de-tu-kham-sai-la-ai-va-tiec-chau-de-tu-vao-ngay-nao-6

- Nơi thờ tự thứ 3 là đền chầu đệ tứ tại phường Bồ Đề, quận Long Biên.

- Nơi thờ tự cuối cùng là đền chầu đệ tứ tại Hà Trung, Thanh Hóa, gần dẻo Cô Bơ - Cô Tám.

Tuy nhiên, theo "Đạo Mẫu Việt Nam", 3 ngôi Đình Quán Thượng, Quán Trung, Quán Hạ (nằm trên địa phận các thôn Cốc Thượng, Cốc Trung, Cốc Hạ - Hoàng Diệu, Chương Mỹ, Hà Nội) là nơi chầu hóa và được nhân dân lập đình từ thời xa xưa. Hàng năm bà con mở hội và thờ cúng để tỏ lòng biết ơn. 

Đến năm 1994, đình làng được Bộ văn hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Ba ngôi Đình ở làng Kim Cốc chỉ thờ Chầu Đệ Tứ Khâm Sai cùng với 5 người con trai, từ Đức Thánh Cả đến Đức Thánh Ngũ (đình không phối thờ Tứ Phủ).

Tiệc Chầu Đệ Tứ Khâm Sai vào ngày nào?

Lễ Hội ba thôn Kim Cốc

Lễ hội ba thôn Kim Cốc tổ chức từ ngày 14/2 - 16/2 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội có quy mô lớn, ba làng cùng nhau tổ chức tạo ra các trò chơi dân gian hấp dẫn, tăng sự gắn kết cộng đồng. 

Cứ 3 năm các thôn lại tổ chức lễ hội lớn một lần, đình làng thôn Cốc Trung là đình chính vì ở đây thờ đức Lý Thị Ngọc Ba. 

chau-de-tu-kham-sai-la-ai-va-tiec-chau-de-tu-vao-ngay-nao-4

Tiệc Chầu Đệ Tứ Khâm Sai ở làng Bát Tràng

Lễ tế thần của Chầu Đệ Tứ Khâm Sai vào ngày 14/3 âm lịch hàng năm. Có tài liệu ghi chép về Chầu Bà được thờ ở Đền Mẫu ở Bát Tràng. Lễ hội đản hóa diễn ra hàng năm vào ngày 24 tháng 9 âm lịch. Làng Bát Tràng tổ chức Lễ hội Đền Mẫu Bát Tràng trong ba ngày từ 22/9 đến hết ngày 24/9 âm lịch.

Vào dịp này, du khách thập phương sẽ đến chiêm bái trước cửa Chùa Đệ Tứ để tạ ơn, cầu bình an, hạnh phúc và mọi điều tốt lành.

Giá hầu Chầu Đệ Tứ Khâm Sai như thế nào?

Chầu Đệ Tứ Khâm Sai là vị Chầu Bà ít khi về ngự đồng. Người ta thường hay hầu Chầu Bà khi chiêm bái cửa đền thờ chầu, hoặc đất Nam Định là nơi chầu kè cận Mẫu. 

Thông thường người ta có thỉnh Chầu về chứng tòa màu vàng khi có đàn mở phủ mà đồng tân dâng bốn tòa Sơn Trang.

chau-de-tu-kham-sai-la-ai-va-tiec-chau-de-tu-vao-ngay-nao-3

Khi về ngự, Chầu Bà mặc áo màu vàng, cầm quạt khai cuông rồi múa kiếm và cờ lệnh (mô tả theo hình ảnh Chầu Bà ra trận hoặc cầm cờ hiệu khâm sai). Cũng có khi chầu về múa quạt, múa mồi hoặc chỉ khai cuông rồi an tọa. 

Văn Chầu Đệ Tứ Khâm Sai

Đấng Nam thiên nữ trang Nghiêu Thuấn

Đất Sơn Nam có đấng trâm anh

Quê hương An Thái xã danh

Có Chầu Đệ Tứ hách danh còn truyền

Điều thời phụng sắc Hoàng thiên

Ngự đồng ánh bóng khắp miền gần xa

Ra uy sát quỷ trừ tà

Chiêu tài tiếp lộc gần xa cho đồng

Khâm sai tứ phủ tuỳ tòng

Chiêu Dung công chú ngự đồng cứu dân

Trong nghĩa thân ngoài thời nghĩa dưỡng

Nương uy trời độ lượng bao dung

Mặt hoa tươi tốt má hồng

Gồm lo tứ đức tam tòng vẻ vang

Mày ngài tóc phượng vấn vương

Lưng ong má phấn xem càng tốt tươi

Miệng chầu cười trăm hoa đua nở

Đáng lên tài tiên nữ bống lai

Vào tâu ra rộng khoan thai

Đã trong hiển ứng lại ngoài tối linh

Chốn thiên đình ca ngâm chầu chực

Các bộ nàng tiên nữ dâng hoa

Chầu thôi lại trở ra về

Khi ra Thiên Bản lúc về Đồi Ngang

Miếu giữa đường gia ban sắc chỉ

Bốn chữ vàng chính khí nghiêm trang

Lân vờn phượng múa nhà vàng

Thị tòng bộ chúng các nàng đôi bên

Có phen lên thanh sơn tú thuỷ

Hoá phép mầu lục trí thần thông

Quản cai tam phủ công đồng

Quyền chầu coi sóc đền rồng vào ra

Sổ tam toà chép biên sau truớc

Lại sửa sang gương lược trầu cau

Dù ai tiếp cũng khẩn cầu

Quyền chầu ra rộng vào tâu thông hành

Lên thiên đình ngự về thuỷ phủ

Tiến văn chầu kích cổ tam không

Mời chầu trắc giáng điện trung

Hay còn nam bắc tây đông chốn nào

Trên thiên tào còn đang tra sổ

Hay chầu còn đổi số cho ai

Có phen chơi cảnh bồng lai

Hay về An Thái là nơi quê nhà

Có phen ra kinh đô thành thị

Vào kính thiên toạ vị hồng lâu

Rong chơi năm cửa nhà lầu

Hay chơi Phố Mới,cầu Châu,cầu Rền

Lên trên đến Cầu Đông,cầu Giác

Trở ra về Hàng Bạc, Hàng Ngang

Hàng Buồm chầu lại dạo sang

Mã Mây,Phố Mới,Hàng Đường,Đồng Xuân

Dạo chơi khắp hết xa gần

Hàng Đồng,Hàng Thiếc,Hàng Cân,Hàng Đào

Chợ huyện,Chùa Tháp,Đình Ngang

Cấm chỉ,đền Cờn các vạn dưới sông

Có phen chầu ngự thuyền rồng

Qua hồ Trúc Bạch lại dong Tây Hồ

Lệnh truyền tiên nữ chèo đua

Qua đền Trấn Võ lên chùa Huyền Thiên

Vực Kim Ngưu có đền An Thái

Cảnh hội đồng có dải Tô giang

Thiên Tích chầu lại dạo sang

Sai các tiên nàng chầu chực dâng hoa

Phút thôi chầu chở ra về

Ngự trong bản điện sớm khuya hội đồng

Có phen chầu ngự đường trong

Dạo khắp phủ tía lầu hồng vào ra

Có phen chơi Đồi Ngang,Phố Cát

Đứng nhởn nhơ bóng mát cây cao

Nghệ An chầu lại từng vào

Dạo chơi các chốn lầu cao Kinh Thành

Có phen chầu chực tỉnh Thanh

Sòng Sơn Ba Dội tập tành vui chơi

Thường vãng lai bán hàng chiều khách

Thấy ai là ngang ngược ra tay

Mặc ai phù phép tìm thầy

Thành tâm lễ bái chầu dày lại tha

Lòng kính chúc hương hoa tịnh thuỷ

Hoá phép màu lục trí thần thông

Kiêm tri tam phủ công đồng

Tốc lai giáng hạ từ trung thay là

Ngôi đền thờ khâm sai công chúa

Chầu Mai Hoa tối tú chứng minh

Đền thờ phượng cổ anh linh

Khuông phù đệ tử khang ninh thọ trường.

Xem thêm: Cô Bé Cửa Suốt là ai và tiệc Cô Bé Cửa Suốt vào ngày nào?

Đọc thêm

Cậu Bé Đồi Ngang là một trong những vị thánh cậu thuộc hàng Tứ Phủ Thánh Cậu. Khánh tiệc của Cậu Bé Đồi Ngang cũng rơi vào tháng 3 âm lịch hàng năm.

Cậu Bé Đồi Ngang là ai và tiệc Cậu Bé Đồi Ngang vào ngày nào?
0 Bình luận

Hưng Hiến Đại Vương là một trong tứ vị Vương tử Trần triều. Các ngài đều là con trai của Đức Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. 

Tiệc Vương Tử Đệ Nhị Trần triều Hưng Hiến Vương vào ngày nào?
0 Bình luận

Mẫu Liễu Hạnh là thánh mẫu đứng đầu hệ thống Tam phủ, Tứ phủ thờ đạo Mẫu. Tháng 3 chính là tiệc Mẫu Liễu Hạnh. 

Mẫu Liễu Hạnh là ai và tiệc Mẫu Liễu Hạnh vào ngày nào?
0 Bình luận


Bài mới

TS Phật học Khangser Rinpoche - tác giả 'Làm chủ cuộc đời, sống hạnh phúc' đến Việt Nam

Năm 2025, TS Phật học Khangser Rinpoche trở lại Việt Nam với chỗi Pháp hội quy mô lớn nhất từ trước đến nay nhằm lan tỏa về một hành trình tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc.

Ngài Khangser Rinpoche thăm và giảng pháp tại chùa Bái Đính và các địa phương

Pháp Hội 2025 do Tôn sư Khangser Rinpoche chủ trì sẽ diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước từ tháng 3 đến đầu tháng 4/2025. Đây là cơ hội quý báu để Phật tử Việt Nam được tiếp cận và học hỏi giáo lý từ một bậc thầy uyên bác.

Hội Xuân Yên Tử vùng đất linh thiêng trong kí ức của người Việt từ xưa tới nay

Theo thông tin chính thức từ Ban tổ chức, Lễ hội Xuân Yên Tử 2025 được chính thức khai hội vào ngày 10, tháng Giêng, năm Ất Tỵ (tức ngày 07/02/2025) tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) và kéo dài suốt ba tháng đầu năm.

Phật gia giảng 'tướng do tâm sinh': Tâm an thì đất bằng, không chấp cầu thì ung dung

Tướng tại tâm sinh, tâm an thì đất bằng, không chấp không cầu thì ung dung, tự tại. Đó là cái quy luật bất di bất dịch trong cuộc đời này...

Đức Phật giảng về 2 dạng người hiếm có khó tìm trên đời: Ai may mắn gặp nhất định phải học hỏi

Đức Phật nói "trên đời có hai hạng người tốt nhất. Một là hạng người không bao giờ lầm lỗi. Còn hạng thứ hai là biết mình lầm lỗi mà lo ăn năn, sám hối, tránh không tái phạm”.

Đức Phật dạy: Ngày nào tâm bình an ấy là ngày tốt

Nếu tin vào nhân quả thì ngày nào hội tụ đủ duyên lành thì đó là ngày tốt. Mỗi người luôn sống đạo đức, tạo phước thiện nhiều thì đó là ngày tốt. 

18 nhọt độc - Câu chuyện Phật giáo về luật nhân quả

Vì kiếp trước xem nhẹ mạng người vô tội nên kiếp này vị hòa thượng phải chịu nỗi đau đớn. Đó là luật nhân quả báo ứng.

Xin thầy hãy cởi trói cho con - Câu chuyện Phật giáo đáng suy ngẫm

Năm 12 tuổi, Tứ Tổ lên chùa nhờ Thiền sư Đạo Tín cởi trói. Khi nghe thiền sư nói một câu chí lý, Tứ Tổ lập tức thấy mình được giải thoát.

Đức Phật dạy: Phụ nữ só 5 nỗi khổ cần được thấu hiểu

Phụ nữ thân mang thiên chức làm mẹ nên có cấu trúc sinh lý đặc thù, làm phái yêu và dĩ nhiên có những nỗi khổ riêng khác biệt với phái mạnh.

Quy định về việc tấn phong Giáo phẩm Thượng tọa Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tấn phong hàng giáo phẩm Thượng tọa đối với các vị Đại đức có tuổi đời từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

3 nguyên tắc nhẩm niệm khi đứng trước Bồ Tát Quan Thế Âm để được phù hộ độ trì một đời bình an

Bạn hãy ghi nhớ 3 nguyên tắc khấn niệm Bồ Tát Quán Thế Âm dưới đây để có thể được Ngài phù hộ độ trì cho tai qua nạn khỏi, một đời bình an.

3 câu chuyện ngắn nơi cửa Phật giúp ngộ ra trí huệ thâm sâu của cả đời người

Những câu chuyện ngắn nơi cửa Phật dưới đây chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc của cả đời người có thể giúp bạn ngộ ra nhiều điều.

Tổ thiện nguyện Hoa Sen: Cúng dường chư Tăng Ni mùa An cư kiết hạ

Ngày 23/6/2024, Tổ thiện nguyện Hoa Sen đã tổ chức thành công chương trình cúng dường chư Tăng Ni trong mùa an cư kiết hạ, một nét đẹp văn hoá trong Phật giáo. Đây là dịp các Tăng Ni thúc liễm thân tâm, trau dồi Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ), tinh tấn tu đạo trong suốt 3 tháng.

GHPGVN kỷ luật Thượng tọa Thích Chân Quang: Cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có biện pháp kỷ luật với Thượng tọa Thích Chân Quang, trong đó có nội dung không được thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm.

Cửa thiền sáng chữ tâm của nhà sư Thích Minh Đạo

Thiền thất của nhà sư Thích Minh Đạo là mái nhà chung của trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ...

13 hạnh đầu đà hay 12 hạnh đầu đà?

13 pháp tu hạnh đầu đà cốt để tôi luyện thâm tâm, bằng cách diệt trừ lòng tham trước đối với ba vấn đề thiết yếu của cuộc sống thường nhật là cơm nước, quần áo và chỗ ở.

Đề xuất