Mẫu Liễu Hạnh là ai và tiệc Mẫu Liễu Hạnh vào ngày nào?

Mẫu Liễu Hạnh là thánh mẫu đứng đầu hệ thống Tam phủ, Tứ phủ thờ đạo Mẫu. Tháng 3 chính là tiệc Mẫu Liễu Hạnh. 

Đỗ Thu Nga
09:27 26/04/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Mẫu Liễu Hạnh là ai?

Trong cảm quan văn hóa dân gian Việt Nam, Thánh Mẫu Liễu Hạnh cùng với Thánh Tản Viên, Thánh Gióng và Thánh Chử Đồng Tử được nhân dân tôn vinh, ngưỡng vọng là bốn vị Thánh bất tử. Ở bài viết này, chúng ta tập trung tìm hiểu về Mẫu Liễu Hạnh. 

Theo Wikipedia, Thánh Mẫu Liễu Hạnh (hay Liễu Hạnh công chúa, Bà Chúa Liễu, Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Thiên) vốn là con gái thứ hai của Ngọc Hoàng Thượng đế, 3 lần giáng trần. Bà được các triều đại phong kiến từ thời nhà Hậu Lê đến thời Nguyễn cấp Sắc, tôn phong là "Mẫu nghi thiên hạ - Mẹ của muôn dân", "Chế Thắng Bảo Hòa Diệu Đại Vương". Sau này, bà quy y cửa Phật theo lối bán tu rồi thành đạo là Mã Vàng Bồ tát. Cùng với Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Thánh Mẫu Liễu Hạnh được phong là Tứ Bất Tử, nghĩa là trường tồn với nhân gian và hậu thế.

mau-lieu-hanh-la-ai-va-tiec-mau-lieu-hanh-vao-ngay-nao-7

Theo sách kho tàng truyện cổ tích Việt Nam tập IV của Nguyễn Đổng Chi: "Ngày xưa ở trên Thiên Đình, Ngọc Hoàng có một cô con gái tên là Liễu Hạnh, tính tình phóng túng, ngang bướng, không chịu theo khuôn phép nhà Trời. Ngọc Hoàng hết lòng dạy dỗ nhưng vô ích, cô vẫn chứng nào tật ấy. Giận vì trong nhà có con gái hư, không thể làm gương cho muôn họ. Ngọc Hoàng quyết định trị tội để cho con tu tỉnh".

Theo tờ Phunuvietnam, Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một nhân vật vừa là thiên thần vừa là nhân thần với những huyền thoại dày đặc yếu tố kỳ ảo. Nguồn tư liệu về bà Chúa Liễu Hạnh rất phong phú, bao gồm truyền thuyết, thần tích, các gia phả, ngọc phả của các dòng họ sinh sống tại Phủ Dầy (Nam Định).

Sự tích 3 lần giáng trần của Mẫu Liễu Hạnh

Lần giáng trần thứ nhất

Tiên Chúa phụng mệnh giáng trần làm con nhà họ Phạm ở làng Vỉ Nhuế (thôn Quảng Cung, phủ Nghĩa Hưng, trấn Sơn Nam). Cha và mẹ của Tiên chúa đều là những người hiền lương, đức độ. Nhưng khi tuổi đã xế chiều mà chưa có con. Đức Ngọc Hoàng động tâm, hạ truyền Đệ nhị Tiên nương tức Công cháu Liễu Hạnh giáng trần làm con họ rồi trở về khi mãn hạn.

Vào một đêm trăng nọ, Phạm Thái được tiên báo mộng sẽ sớm có con đầu lòng. Ít lâu sau, bà Thái mang thai rồi hạ sinh con gái đặt tên là Phạm Tiên Nga. Tiên chúa lớn nhanh, giỏi giang và hết mực hiền thảo với cha mẹ. 

Năm Giáp Thân niên hiệu vua Lê Thánh Tông Quang THuận ngũ niên (1464), Phạm Thái ônhg và Thái bà qua đời. Một thân Đức Tiên chúa lo lắng mồ yên mả đẹp, cầu cho vong linh cha mẹ rồi lên đường đi chu du khắp thiên hạ làm phước thiện từ đắp đê ngăn lũ đến dựng chùa lập miếu, bố thí...

Năm Tiên chúa vừa tròn 40 thì hết thời hạn ở hạ giới, ngài hóa thân về trời. Khi đó là giờ Dần ngày 2/3/1473. Để tưởng nhớ công đức của Tiên chúa, nhân dân xây đền thờ phụng tại nền ngôi nhà cũ thời thơ ấu của Tiên Chúa, hai là Phủ Quảng Cung tại quê mẹ của nàng.

Lần giáng trần thứ hai

Khi về thiên đình, Tiên chúa vẫn không ngừng nỗi nhớ về cha mẹ ở hạ thế và vùng đất Nghĩa Hưng. Một lần nọ trong tiệc bàn đào, Tiên chúa lỡ tay đánh rơi chén ngọc, Ngọc Hoàng thất ý trích giáng Tiê chúa xuống trần. Đó là năm Lê Thiên Hựu Định Tỵ nguyên niên (1557). 

mau-lieu-hanh-la-ai-va-tiec-mau-lieu-hanh-vao-ngay-nao-6

Lần này, Tiên chúa giáng sinh vào nhà họ Lê ở làng An Thái (huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng, Nam Định). Khi ấy là lúc Lê Thái bà quá ngày mà vẫn chưa sinh. Một đêm nọ, trong lúc nửa tỉnh nửa mê, Thái Ông mợ thấy mình được dự tiệc trên Thiên đình, được báo rằng có một cô gái bị Ngọc hoàng trích giáng. Lúc tỉnh dậy đã thấy Thái bà hạ sinh con gái, ông liền đặt tên là Lê Thị Thắng, hiệu Giáng Tiên.

Tiên chúa lớn nhanh, xinh đẹp hơn người thường, tài nghệ xuất chúng. Khi tròn 18 tuổi được hứa hôn cho Trần Đào Lang. Để làm tròn bổn phận chữ hiếu, Tiên chúa chấp nhận kết duyên nhưng năm 21 tuổi, Tiên chúa không bệnh mà mất, khi đó đã hết hạn được về trời vào giờ Dần ngày 3/3 năm Đinh Sửu, triều vua Lê Thế Tôn (1577). Khi Tiên chúa về trời, thân mẫu thương xót cùng nhân dân an táng chu toàn, và được xây dựng đền thờ và lăng mộ tại Phủ Dầy Nam Định.

Lần giáng thế thứ ba

Có truyền thuyết kể rằng, vì tình nghĩa thủy chung với chồng con ở trần thế nên năm Canh Dần (1650), Tiên chúa lại giáng sinh tại đất Tây Mỗ (huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) vào ngày 10/10, tái hợp với ông Trần Đào lúc ấy đã tái sinh là Mai Thanh Lâm, sinh được 1 con trai.

Bà mất ngày 3 tháng Chạp năm Mậu Thân (1668). Năm ấy bà vừa 18 tuổi. Lần giáng trần thứ ba của bà là vào lúc Trịnh Nguyễn phân tranh, nhân dân lầm than cơ cực. Bà đi khắp nơi để cứu nhân độ thế, trừng trị kẻ ác. Bởi thế, nhân dân lập đền thờ ở nơi nàng giáng trần (đền Sòng, Thanh Hóa).

Những lần giáng trần, Tiên chúa lấy hiệu là Liễu Hạnh, ngao du sơn thủy, thưởng ngoạn cảnh đẹp hùng vĩ của nhân gian, giao lưu với nhiều người, nhất là những tao nhân mặc khách (trong số đó có Phùng Khắc Khoan để rồi có cuộc gặp gỡ này lưu lại vết tích là Phủ Tây Hồ).

Cũng có tích kể rằng, thời vua Lê Thái Tổ (1385-1433) trị vì, Liễu Hạnh từng mở quán bán hàng cho khách bộ hành ở chân Đèo Ngang. Tiếng đồn về cô gái xinh đẹp bán hàng nơi heo hút khách đã khiến bao người tò mò, trong đó có vị hoàng tử đương thời. Vị này tìm đến quán hàng nước với ý đồ xấu xa nên bị nàng Liễu Hạnh làm cho dở điên dở dại. 

Nhà vua nhờ sự giúp đỡ của tám vị Kim Cương đã lừa bắt được Tiên chúa. Họ đưa Tiên chúa về kinh để hỏi tội. Sau khi nghe Tiên chúa kể lại hành vi của Hoàng tử, vua hổ thẹn bèn tha mạng, sau đó nói lời cảm tạ rồi chúc Tiên chúa lên đường may mắn. 

Mẫu Liễu Hạnh được thờ ở đâu?

Trong cảm quan văn hóa dân gian Việt Nam, Mẫu Liễu Hạnh được nhân dân tôn vinh là Thánh Mẫu, là Mẫu nghi thiên hạ, là một trong Tứ thánh bất tử của Thần linh Việt Nam. Tôn thờ và ngưỡng vọng Thánh Mẫu trước hết là ở sự mẫu mực chấp nhận hi sinh quyền lợi, địa vị của bản thân để cứu giúp những người bình thường gặp hoàn cảnh éo le, trắc trở. Tiếp đó là sự ngưỡng vọng về đức hiếu thảo, tình yêu tha thiết với cuộc sống, với cha mẹ, chồng con của Thánh Mẫu lúc giáng trần. Thêm nữa, đó là sự ngưỡng vọng về đức khoan dung, độ lượng, tấm lòng lương thiện sẵn sàng cứu giúp kẻ nghèo khó. 

Nhân dân ta ở mọi miền đất nước tôn thờ, ngưỡng vọng Thánh mẫu. Để tưởng nhớ những lần giáng thế của Tiên chúa, nhân dân đã dựng đền thờ ở khắp nơi, nổi tiếng nhất trong số đó là Đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở Quảng Bình, Phủ Tây Hồ ở Hà Nội và Đền Phủ Dầy ở Nam Định.

mau-lieu-hanh-la-ai-va-tiec-mau-lieu-hanh-vao-ngay-nao-5

- Đền Mẫu Liễu Hạnh ở Quảng Bình: Đền nằm bên dãy Hoành Sơn (đó là di tích về sự giáng thế của Mẫu Liễu Hạnh)Tổng diện tích đền khoảng 350 m², hướng mặt ra biển và phía sau là vùng Hoành Sơn. Từ ngoài vào trong có cổng đền, đến bức bình phong, tam quan, trụ  lân và cuối cùng là đền Đường, đền Hậu. Công trình là một công trình kiến ​​trúc thu nhỏ của châu Á được xây dựng từ những vật liệu gần gũi như đá, gạch và vôi, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc. 

- Phủ Tây Hồ thờ Mẫu Liễu Hạnh (Hà Nội): Theo truyền thuyết, trong những lần giáng thế, Tiên chúa luôn lấy hiệu là Liễu Hạnh đi khắp nơi ngoan du, giao lưu, gặp gỡ. Trong số đó có gặp Phùng Khắc Khoan ở Phủ Tây Hồ. Tại đây nhân dân đã lập miếu thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Hồ Tây để kỷ niệm ngày giáng thế này của bà.

- Đền Phủ Dầy thờ Mẫu Liễu Hạnh (Nam Định): Phủ Dầy (hay Phủ Giầy hay Phủ Giày) là một quần thể di tích tâm linh đạo Mẫu nằm ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. “Phủ” là nơi ở của thánh mẫu và các vương công. Quần thể Di tích Phủ Dầy có  hơn 20 công trình kiến ​​trúc độc đáo, nhiều bộ phận gắn liền với  cuộc đời Thánh Mẫu Liễu Hạnh như: Phủ Vân Cát, Phủ Tiên Hương và Lăng Chúa Liễu.

Tiệc Mẫu Liễu Hạnh vào ngày nào?

Người Việt có câu "Tháng 8 tiệc Cha, tháng 3 tiệc Mẹ", trong đó, tháng 3 âm lịch là tiệc Mẹ để tưởng nhớ công đức của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đó là đạo lý uống nước nhớ nguồn hàng nghìn năm nay của người Việt. 

Vào tháng 3 âm lịch hàng năm, người dân thập phương hội tụ về  Phủ Dầy Nam Định để tôn vinh Thánh Mẫu Liễu Hạnh, vị thần chủ trong Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO vinh danh.

Ở Việt Nam, đạo Mẫu nói chung và Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ nói riêng có ở nhiều nơi, nhưng Nam Định được coi là trung tâm với gần 400 điểm thờ cúng Thánh Mẫu, trong đó Phủ Dầy là tâm điểm của hoạt động thực hành tín ngưỡng này. Phủ Dầy ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định là một quần thể kiến trúc nổi tiếng liên quan đến Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Trong tổng số 21 công trình kiến trúc của quần thể Phủ Dầy có ba công trình liên quan chặt chẽ tới Thánh Mẫu Liễu Hạnh là phủ Chính Tiên Hương , phủ Vân Cát và lăng Mẫu.

Nói như các nhà nghiên cứu văn hóa thì lễ hội Phủ Dầy là một thành phần quan trọng tạo nên “bản đại diễn xướng sử thi Liễu Hạnh”. Điều đó cho thấy Phủ Dầy chính là trung tâm của Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

mau-lieu-hanh-la-ai-va-tiec-mau-lieu-hanh-vao-ngay-nao-0

Hàng năm, lễ hội Phủ Dầy Nam Định là lễ hội lớn nhất, có tính quy mô nhất. Vào tháng 3 âm lịch, về Phủ Dầy tiệc Mẹ thì nên chuẩn bị lễ và bài văn khấn:

Lễ Thánh Mẫu Liễu Hạnh có thể là lễ chay hoặc lễ mặn tùy tâm: Lễ chay gồm hương, hoa tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè...; Lễ mặn gồm gà, giò, trầu cau, rượu…Tùy vào mỗi người mà có những mâm cỗ cúng khác nhau.

Khi đi lễ Thánh Mẫu Liễu Hạnh tuyệt đối không được quên bài văn khấn. Đây chính là cầu nối, thể hiện thành ý của người dân lễ với Mẫu Liễu Hạnh:

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư phật, Chư Phật mười phương.

Hương tử chúng con kính lạy:

Thánh mẫu Liễu Hạnh, Chế thắng Hoà Diệu, Đại vương "Tối linh chí linh"!

Mẫu Đệ nhất thiên tiên!

Mẫu Đệ nhị thượng ngàn!

Mẫu Đệ tam thuỷ cung!

Hương tử con là ......

Ngụ tại ......

Hôm nay là ngày .......

Tại: Phủ Tây Hồ, phường Quảng Bá, quận Tây Hồ

Thành kính dâng lễ vật ......

Cung thỉnh Tam Toà Thánh Mẫu, vua cha Ngọc Hoàng, Tam phủ công đồng,

Tứ phủ vạn linh, Hội đồng các quan, Bát bộ Sơn trang, Thập nhị quan Hoàng,

Thập nhị chầu cô, Thập nhị quan cậu, Ngũ lôi thiên tướng, Ngũ hổ thần quan,

Thanh Bạch xà thần linh, chấp kỳ lễ bạc chứng giám cho con được hưởng:

Gia quyến bình an, tài lộc hưng vượng, vạn sự cát tường ...

Chúng con thành tâm kính lễ, cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Bà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!

Xem thêm: Cô Bé Cửa Suốt là ai và tiệc Cô Bé Cửa Suốt vào ngày nào?

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận