11 câu văn đầy tính chiêm nghiệm của Nam Cao có thể vận dụng vào nhiều dạng bài lý luận văn học

Nhiều đoạn văn, câu văn của Nam Cao trong các tác phẩm đã trở thành những câu nói nổi tiếng, ẩn chứa những chiêm nghiệm, triết lý sâu sắc về cuộc đời.

Đỗ Thu Nga
15:00 24/05/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nam Cao là một tác gia lớn của nền văn học Việt Nam thế kỷ XX. Các tác phẩm của ông xoay quanh số phận những con người bần cùng, lầm tham hay nói cách khác là những con người sống dưới đáy của xã hội đương thời. Họ là Lão Hạc, Binh Chức, Chí Phèo hay văn sĩ Hộ...

Bằng ngòi bút tài hoa của mình, Nam Cao đã phác họa lên một xã hội đầy rẫy bất công, một xã hội bóp nghẹt quyền tự do của con người, đẩy người nông dân hiền lành đến bờ vực tha hóa... Từ đó tố cáo tội ác của chế độ thực dân phong kiến. 

11-cau-van-day-tinh-chiem-nghiem-cua-nam-cao-nen-biet-7

Bên cạnh những giá trị hiện thực và nhân đạo, các tác phẩm của ông còn có nhiều đoạn văn, câu văn ẩn chứa những triết lý nhân sinh sâu sắc. Đó là:

1. Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than (Trăng sáng)

2. Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thật là đê tiện (Đời thừa)

3. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có.

4. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất... (Lão Hạc)

11-cau-van-day-tinh-chiem-nghiem-cua-nam-cao-nen-biet-4

5. Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình (Đời thừa)

6. "Hỡi ôi! Trời thật bất công khi dựng ra cái đẹp và cái xấu. Loài người thích đẹp, ghét xấu đã phụ họa vào sự bất công của trời!" (Điếu văn)

7.  "Trước khi nghĩ đến việc đặt những cái hôn lên cái miệng hoa của người yêu, cũng nên nghĩ đến việc đổ cơm vào đấy đã. Cái ý nghĩ có lẽ chẳng được thơ cho lắm, nhưng cuộc sống vốn không tha thứ những cái gì quá thơ" (Một chuyện Xuvơnia)

8. Người ta chỉ xấu xa, hư hỏng trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỷ. Và nước mắt là tấm kính làm biến hình vũ trụ (Nước mắt)

9. Có đọc văn thơ, mới biết giăng là một cái đẹp và quý lắm. Giăng là cái liềm vàng giữa đống sao. Giăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời. Giăng tỏa mộng xuống trần gian. Giăng tuôn suối mát để những hồn khát khao ngụp lặn (Giăng sáng)

10. Nghệ thuật chính là cái ánh trăng xanh huyền ảo nó làm đẹp đến cả những cảnh thật ra chỉ tầm thường, xấu xa... (Giăng sáng)

11. Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần người hơn (Đời thừa)

Xem thêm: Chuyện chưa kể về sự hi sinh của nhà văn Nam Cao - người đưa văn học hiện thực giai đoạn 1930 – 1945 lên đỉnh cao

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận