Ý chí phi thường của cậu bé không tay: Em muốn học thật giỏi để sau này có công việc ổn định như bao người
Dù sinh ra đã không có tay, cậu bé Hoàng Quốc Hưng vẫn hi vọng rằng, mình có thể nỗ lực học hành, sau này có công việc ổn định như bao người.

Hoàng Quốc Hưng (10 tuổi, trú ở Minh Lập, Đồng Hỷ, Thái Nguyên) sinh ra đã không may bị khiếm khuyết. Chị Đỗ Thị Phượng, mẹ Hưng tâm sự, khi còn mang thai, chị đi thăm khám đều đặn, bác sĩ nói đứa trẻ bình thường. Nào ngờ, bé bị sinh thiếu tháng, thậm chí mấp mé cửa tử, được tiên lượng chỉ thoi thóp sống vài giờ. Thế nhưng, bằng một phép màu kì diệu, Hưng đã vượt qua cơn nguy kịch.
Khổ nỗi, em sinh ra đã không có tay, chân khó phát triển bình thường. Ban đầu, gia đình giấu chuyện với chị Phượng, nên khi về nhà thấy con, chị không khỏi sửng sốt. Bà mẹ 30 tuổi tâm sự: "Nhìn thằng bé được quấn tã gọn gàng, đôi mắt sáng bừng, dáo dác nhìn quanh, tôi thương quá. Tôi dặn mình 'chấp nhận số phận' để nuôi con khôn lớn".

Hưng sớm phát hiện mình có chút khác biệt với bạn bè, thường xuyên hỏi mẹ. Chị Phượng phải giải thích, truyền cho con tinh thần lạc quan và động viên cậu bé. Về sau, Hưng không còn băn khoăn nữa, dần chấp nhận và tìm cách khắc phục. Giờ đây, cậu bé đã học được cách tự vệ sinh cá nhân, ăn cơm thuần thục, thậm chí có thể giúp gia đình dọn dẹp nhà cửa.
Khi cánh tay đã quen cầm nắm, Hưng mày mò học viết. Chị Hằng kể: "Con muốn tự làm mọi việc, tập viết bằng bút chì, rồi bút máy mà không cần ai hỗ trợ". Hưng tự hào nói: "Những ngày đầu viết không quen, em cũng thấy mỏi. Nhưng lúc đã cố định được bút vào má, em dùng cằm nhẹ nhàng đưa bút sao cho nét chữ đều và không lem mực ra vở". Nhờ nỗ lực rèn luyện, những bài viết chính tả ở lớp em thường được điểm cao.

Cậu bé không tay say sưa kể chuyện ở lớp và cậu bạn thân tên Đại thường cùng chơi đá bóng và giúp em trong sinh hoạt tại trường. "Em chơi giỏi nhất bóng đá, có lần ghi được năm bàn thắng. Em hâm mộ cầu thủ Quang Hải với cú sút 'cầu vồng tuyết' ở Thường Châu, Trung Quốc", Hưng nói.
Ngoài bóng đá, Hưng cũng mê cầu lông nhưng chủ yếu chỉ đứng xem vì mình "đánh chậm". Nhà trường cũng tạo điều kiện để em tham gia hoạt động như các bạn đồng trang lứa, khiến Hưng cảm thấy vui vẻ. Dù đôi khi em có tủi thân, muốn có "chân, tay" như các bạn, nhưng em mau chóng vượt qua.
Cậu bé tâm sự, em muốn học giỏi để sau này có công việc ổn định, phụ giúp bố mẹ để họ đỡ vất vả. Ước mơ của em là được làm việc trên máy tính và nghiên cứu phần mềm. Hưng giải thích, "làm việc trên máy tính" và "nghiên cứu phần mềm" trong hình dung của em là một công việc trong văn phòng để không phải làm những việc sử dụng đến chân tay.

Năm vừa qua, Hưng là một trong các học sinh lớp 3B hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập.Cô Đỗ Thị Kim Oanh, Hiệu trưởng trường Tiểu học số 2 Minh Lập, chia sẻ: "Con có nghị lực phi thường và tinh thần lạc quan. Đôi tay và đôi chân không hoàn thiện, có thể chậm hơn các bạn khác trong một số hoạt động nhưng con có nhận thức tốt và rất cố gắng".
Tổng hợp theo VnExpress
Xem thêm: Khát vọng của cậu học trò ốm yếu nghe bằng xương: Quyết tâm học để trở thành bác sĩ
Đọc thêm
Thương cảm cho những đứa trẻ khó khăn không được đến lớp, anh Trần Lâm Thắng (TPHCM) dùng tiền phụ cấp làm bảo vệ dân phố mở lớp học miễn phí.
Đó là lớp học đàn của anh Đặng Tấn Ba (Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục Hòa Nhập Đà Nẵng) được báo Vietnamnet ghi lại một cách rất chân thực.
Không may mất đi tay phải, mù cả 2 mắt sau một vụ tai nạn, chàng trai Nguyễn Sỹ Phi Sang tưởng chừng như gục ngã, lại vực dậy làm điều không tưởng.
Tin liên quan
Cuộc sống này đầy rẫy những khó khăn, dù đứng trên cao hay dưới thấp thì cũng không tránh khỏi việc va chạm với dòng đời...
Vợ chồng A Phủ là tác phẩm nằm trong nội dung ra đề thi tốt nghiệp THPTQG, vì thế các bạn đừng bỏ qua một số câu hỏi tiên quan đến tác phẩm nhé.
Tài sản tốt đẹp nhất đáng sinh thành để lại cho con cái vốn không phải là tiền bạc mà là tinh thần giáo dục và thói quen đọc sách.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.