Thầy giáo Kon Tum dù khuyết tật vẫn một mình đi xe lăn đến trường, cần mẫn gieo chữ ở vùng cao
Dù đi lại khó khăn, thầy giáo Kon Tum A Mik này vẫn miệt mài tự mình đi xe lăn tới lớp, ngày ngày gieo chữ cho trẻ vùng cao.

Ở trường tiểu học - THCS Đăk Rơ Wa (xã Đăk Rơ Wa, TP Kon Tum, Kon Tum), không ai là không biết đến thầy giáo A Mik (36 tuổi). Dù bản thân là người khuyết tật, nhưng hằng ngày thầy vẫn tự đi xe đến trường, miệt mài cống hiến sức mình cho trẻ vùng cao. Tính đến nay, A Mik đã có hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy, là tấm gương sáng đầy nghị lực cho học trò và đồng nghiệp noi theo.

Thầy giáo trẻ nhớ lại, năm anh mới được 1 tuổi, sau một cơn sốt cao mà anh mất dần cảm giác chân phải. Đến 5 tuổi, anh khập khiễng bám vào tường, bàn,... để tập đi, với mong mỏi được đến trường học chữ. Dù bản thân không thể tự đi, nhưng anh vẫn nằng nặc đòi bố mẹ cho đi học. Thương con, lại cảm động trước quyết tâm ấy, bố mẹ A Mik đã thay nhau cõng anh tới trường.
Lên đến cấp 2, bố mẹ ngày ngày bận việc nương rẫy, nên anh đành phải tự mò mẫm đến lớp. Một người bạn gần nhà thấy vậy thì xót xa, đã xung phong cõng anh đi học mỗi ngày. Từ đó, đôi bạn thân cứ cùng nhau đội nắng đội mưa, vượt đường xa tới trường. Thầy giáo Kon Tum nhớ lại: "Ngày đó, vùng này khổ lắm, đường đến trường gập ghềnh, hẻo lánh. Để đến lớp, học sinh trong làng phải vượt qua một con suối. Tôi bị mất một chân nên việc đến trường khó lại càng khó khăn. Nhưng tôi bị khuyết tật nên nghĩ chỉ có con đường học thì sau mới tự lo cho bản thân".

Không muốn là gánh nặng gia đình và bạn bè, A Mik quyết tâm thi vào Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Kon Tum để có thể ở lại bán trú. Không phụ lòng mong mỏi của người thân, anh đã thi đỗ ngôi trường minh hằng mong ước. Sau đó, anh lại tiếp tục thi đỗ Cao đẳng Sư phạm Kon Tum, tốt nghiệp xong thì xin về giảng dạy ở trường Tiểu học - THCS Đăk Rơ Wa.
Năm 2014, A Mik lập gia đình, nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang. Vì cuộc sống quá khó khăn, vợ thầy vào miền Nam lập nghiệp, để lại con nhỏ 2 tuổi cho chồng chăm sóc. Lúc ấy, anh vừa bận rộn việc làm cha, làm mẹ, vừa chăm chỉ đi dạy trên trường. Không may, vào năm 2020, A Mik gặp tai nạn, chiếc chân trái từ lành lặn bỗng vỡ bánh chè, không thể di chuyển được nữa. Từ ấy, mọi sinh hoạt thường ngày của anh đều phụ thuộc vào chiếc xe lăn.

Cuộc sống khó càng thêm khó, khiến người đàn ông ấy không khỏi khổ sở, đã có lúc nghĩ quẩn. Anh tâm sự: "Những gánh nặng để lo cho đứa con mà 2 đôi chân tôi đã tàn phế. Nhiều lúc tôi bất lực muốn giải thoát. Nhưng nhờ đồng nghiệp và tình yêu của học sinh đã níu kéo tôi ở lại với thế giới này. Dần dần, tôi đã khắc phục được những khó khăn để vượt lên khó khăn".
Được biết, A Mik là một trong những người tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, giúp học sinh dễ tiếp thu và ghi nhớ kiến thức. Nhà trường cũng vô cùng tạo điều kiện cho thầy giáo trẻ, bố trí cho thầy dạy ở tầng trệt. Với người dân ở xã Đắk Rơ Wa, thầy giáo A Mik chính là một tấm gương truyền cảm hứng, đầy nghị lực và luôn nỗ lực vượt qua nghịch cảnh.
Theo Phạm Hoàng/Dân Trí
Xem thêm: Người phụ nữ khuyết tật vượt lên nghịch cảnh để khởi nghiệp, giúp bà con trong xóm thoát nghèo
Đọc thêm
Muốn làm gì đó đầy ý nghĩa cho người khuyết tật trẻ, nữ sinh 10x Nguyễn Ngọc Thùy Anh đã thành lập dự án Khuyết và chụp những bộ ảnh truyền cảm hứng.
Năm đó, Lữ Thiên Mai tán gia bại sản, lầm vào cảnh khốn khó, nhưng bà vẫn nhận cưu mang đứa trẻ mồ côi. Để rồi giờ đây, bà nhận được món quà báo đáp 55 tỷ.
Suốt 7 năm qua, quán cơm Nụ Cười ở Ninh Thuận vẫn duy trì giá bán 2.000 đồng/suất như thế, giúp người nghèo có bữa cơm ấm bụng.
Tin liên quan
Thân hình đã chết từ lâu, mà 2 con mắt, bộ râu vẫn còn, là cái gì? - Nghe xong câu hỏi này, bạn đã đoán ra cái gì có hình dáng kì lạ như vậy chưa?
Trong nhân tướng học, nếu có những nét tướng này đây chắc chắn là người hợp kinh doanh, trời cho lộc mà không đi buôn thì hơi phí.
“Bố mẹ mình hay nói dối lắm” là câu chuyện ngắn rất thật cũng rất đời khiến nhiều người xúc động. Bố mẹ không phải không thích ăn ngon, không thích mặc đẹp mà đó là vì ta nên mới buông lời “nói dối”…
Bài mới

Chỉ trong vòng 3 năm (1963-1970) ở mặt trận Trị Thiên, “vua mìn” Trịnh Tố Tâm đã chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1.500 tên địch, phá hủy 61 xe quân sự, đánh bật 19 đoàn tàu hỏa... Riêng ông đã tiêu diệt được 272 tên địch, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay và cực kỳ nổi tiếng với câu nói: "Tất cả chúng mày đã bị một mình tao bao vây!"

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.