Ông "thủ thư" 90 tuổi xây thư viện cộng đồng, thắp lửa văn hóa đọc cho thế hệ trẻ ở Bắc Giang
Ở tuổi 90, thay vì lựa chọn an dưỡng tuổi già, cụ ông Đào Quang Huy lại đam mê xây dựng thư viện cho trẻ nhỏ ở Bắc Giang.

Năm 2012, TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang có đưa ra chủ trương thành lập thư viện ở các xã, lan tỏa văn hóa đọc. Lúc ấy, ông Đào Quang Huy là giáo viên tiểu học đã về hưu ở thôn Song Khê 1, xã Song Khê (TP Bắc Giang) đã xung phong nhận nhiệm vụ trông coi, phát triển thư viện cộng đồng.
Ban đầu, con cháu khi biết ông nhận làm việc này, đã ra sức can ngăn. Họ lo ông đã tuổi cao, sức yếu, muốn ông được an dưỡng tuổi già. Thế nhưng, ông từ chối và kiên quyết gắn bó với việc xây dựng hư viện. Ông kể: "Nhớ thời điểm thành lập thư viện, thanh thiếu niên trong xã đa phần chỉ chú tâm vào game và những trò chơi vô bổ , không để ý tới văn hóa đọc, tôi đau đáu trong lòng làm sao để tuyên truyền, vận động các em đọc sách hiểu biết về trang sử hào hùng của dân tộc cũng như kỹ năng vốn sống cơ bản".

Khi mới thành lập, chính quyền xã Song Khê bố trí một gian phòng trong nhà văn hoá xã để làm phòng đọc cho cư dân. Tuy nhiên, sau đó lượng độc giả tăng lên, ông Đào Quang Huy phải đi tìm kiếm, vận động nguồn hỗ trợ sách. Ở độ tuổi xưa nay hiếm, ngay sau khi nhận "nhiệm vụ", ông lặn lội đạp xe đến nhiều nơi, sưu tầm hàng nghìn cuốn sách. Chưa kể, ông còn sử dụng một phần lương hưu của mình để thu mua sách báo cũ cũng như một số dụng cụ cần thiết phục vụ thư viện, bổ sung thêm đầu sách, tủ, giá sách, pa nô tuyên truyền về văn hóa đọc...
Ông vui vẻ tâm sự: "Đến nay, thư viện cũng đã có khoảng hơn 12.500 đầu sách với lượng đọc giả nhất định. Nhiều lúc thấy tôi đã già yếu nhưng vẫn nhiệt huyết với công việc, mọi người lại bán rẻ theo cân hoặc ủng hộ". Nhận sách xong, ông cẩn thận phân chia về các khu phù hợp, như sách ngoại ngữ, sách văn học,...

Cuốn sách mà ông yêu thích nhất là "Cho đi là còn mãi" của tác giả Azim Jamal và Harvay McKinnon. Đó cũng là tâm niệm mà ông luôn nhủ thầm trong lòng, là động lực để ông duy trì hoạt động xây dựng thư viện cộng đồng này. Ông Huy kể: "Cũng có nhiều người nói tôi 'ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng', nhưng tôi tâm niệm làm thư viện cũng là cách chia sẻ với mọi người và làm đẹp cho cuộc đời. Do vậy, sự 'chia sẻ' xúc động nhất mà tôi làm được là xây dựng tủ sách cho người khiếm thị.
Ngay từ năm 2014, tôi đã cất công lặn lội khắp nơi sưu tầm sách chữ nổi giúp gần 20 độc giả bị khiếm thị ở xã Song Khê, Tân Mỹ, Đồng Sơn (TP Bắc Giang) có cơ hội được đọc, được hình dung ra những điều tốt đẹp, thú vị, những vui buồn của cuộc sống".

Thư viện sách của ông Huy có thời gian mở cửa cố định từ 7h30-7h vào các ngày thứ Ba, thứ Năm và Chủ nhật hàng tuần, phục vụ cả đọc tại chỗ và mượn về. Vào những thời gian khác, ai có nhu cầu, chỉ cần gọi điện, gọi cổng là ông sẵn sàng mở cửa đón tiếp.
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, ngày 18/4/2019, tại Hội Nghị tổng kết 5 năm thực hiện Ngày sách Việt Nam diễn ra ở Hà Nội, cụ Đào Quang Huy vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tuyên dương và tặng Bằng khen, được UBND TP. Bắc Giang tặng giấy khen. Với ông, đó là một nguồn động lực to lớn, thúc đẩy ông tiếp tục gắn bó với công việc này.
Với lượng người đọc ngày càng nhiều, ông Huy đang ấp ủ dự định mở rộng thêm, sửa sang lại thư viện cho thêm phần khang trang. Vừa qua, lãnh đạo TP Bắc Giang đã tặng cho thư viện một dàn máy tính để bàn để giúp người đọc có thể tìm kiếm những đầu sách, tư liệu trên mạng một các dễ dàng, nhanh chóng, cũng như phục vụ việc quản lý thư viện.
Theo VOV, báo Bắc Giang
Xem thêm: Rạng rỡ tiếng cười của học sinh La Pán Tẩn ngày nhận sách cho “Thư viện cộng đồng”
Đọc thêm
Với Nguyễn Anh Tú, đem sách lên bản là sứ mệnh của cuộc đời. Càng mang được nhiều sách cho trẻ em vùng cao, anh càng vui.
Suốt gần 5 năm qua, thầy giáo Đặng Văn Mười (Đà Nẵng) vẫn miệt mài với hành trình lan tỏa tình yêu với sách, "gieo chữ" cho học sinh nghèo.
Không chỉ mở thư viện, sân chơi miễn phí cho trẻ em, 9x người Pa Kô Hồ Tu Pông Ngởi còn tự làm phim về 'đại chiến' mùa dịch đầy ý nghĩa.
Tin liên quan
Admin Chợ Quê Hà Diêm Phố đang là cái tên được nhất đến nhiều nhất trên mạng xã hội ở thời điểm hiện tại. Cư dân mạng xôn xao rằng, Hà Diêm Phố vướng nghi vấn "lừa đảo" phải trốn nợ. Vậy thực hư ra sao?
Theo quan niệm tử vi phương Đông, có những con giáp với tính cách xung khắc mà khi kết hợp lại chắc chắn hôn nhân khó hạnh phúc.
Cổ nhân nói “Gia đình có 3 thứ càng to, gia đạo càng lục đục”, vậy 3 thứ cổ nhân nhắc tới trong câu là gì? Tại sao 3 thứ này càng to gia đình càng nghèo khó?
Bài mới

Chỉ trong vòng 3 năm (1963-1970) ở mặt trận Trị Thiên, “vua mìn” Trịnh Tố Tâm đã chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1.500 tên địch, phá hủy 61 xe quân sự, đánh bật 19 đoàn tàu hỏa... Riêng ông đã tiêu diệt được 272 tên địch, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay và cực kỳ nổi tiếng với câu nói: "Tất cả chúng mày đã bị một mình tao bao vây!"

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.