Tần tảo hơn 30 năm nuôi con của người dưng, người mẹ già nhận món quà báo đáp ấm lòng
Sau hơn 30 năm tần tảo làm đủ thứ nghề nuôi con của người dưng, bà Hồ Hạnh Trân (Trung Quốc) được con nuôi báo đáp một căn biệt thự.
Năm 1992, người dân tại ngôi làng nọ thuộc huyện Nhạc Tây, TP. An Khánh, tỉnh An Huy, Trung Quốc tìm thấy một bé gái bị bỏ rơi. Sau nhiều ngày tìm kiếm mà không thấy ai đến nhận, một người dân trong làng nhận nuôi nhưng sau đó lại trả lại. Tiếp đó, một người khác họ Trương lại đem cô bé về nuôi, nhưng cũng chỉ được 1 tuần. Cứ thế, sau khoảng chục lần, không ai trong làng muốn nuôi bé gái nữa.
Lúc ấy, mọi người mới hỏi người phụ nữ hiếm muộn tên Hồ Hạnh Trân trong làng, rằng có muốn nuôi bé gái không. Được biết, trước đó gia đình bà Trân đã nhận nuôi một bé gái khác, nhưng em không may qua đời vì mắc bệnh hiểm nghèo. Thấy đứa trẻ mới được hơn tháng ốm yếu, gầy nhom, người phụ nữ động lòng trắc trẩn, nhận nuôi. Nhiều người trong làng biết chuyện, liền động viên rằng: "Thiếu gạo, cứ đến chúng tôi".
Vợ chồng ông bà Hồ Hạnh Trông đặt tên cô bé là Vương Đông Hồng, dồn hết tình yêu thương cho đứa trẻ. Để nuôi con, hai vợ chồng phải làm đủ thứ nghề, vợ thì cày thuê, nhặt rác quanh làng, chồng làm thợ xây. Tuy cuộc sống vất vả, nhưng căn nhà luôn hạnh phúc vì có tiếng nói cười của cont rẻ.
Thế nhưng, số phận quả thực rất nghiệt ngã, khi Đông Hồng được 4 tuổi, cha nuôi của cô không may gặp tai nạn lao động. Ông bị ngã từ giàn giáo xuống, giữ được tính mạng nhưng bị liệt toàn thân. 1 năm sau, sức khỏe suy kiệt, ông qua đời, để lại vợ và con thơ.
Lúc này, gánh nặng gia đình đổ dồn lên vai bà Hồ Hạnh Trân, khi đó đã gần 50 tuổi. Quá tuyệt vọng, bà từng có ý định tự tử. Bà mẹ già xúc động nhớ lại: "Nhưng lại nghĩ thương con, nó còn nhỏ quá, sẽ rất khổ nếu chẳng còn ai". Có người mách nên bán con cho gia đình khác, nwhng bà kiên quyết từ chối, ở vậy nuôi con.
Hồ Hạnh Trân từ đó làm mọi việc có thể để kiếm tiền, với ước mong con gái được đi học tử tế. Có lần đi nhặt rác được người ta cho miếng ăn, bà cũng để dành mang về cho con. Thương mẹ vất vả, Đông Hòng rất chăm chỉ học tập, thường đứng đầu lớp. Lên cấp 2, cô vừa đi học vừa làm thêm ở tiệm ăn trong thị trấn, hi vọng có thể đỡ đần mẹ.
Thế nhưng, đến năm cấp 3, gia cảnh càng thêm khốn khó, Hồ Hạnh Trân đành để con gái nghỉ học. Thời điểm nhập học đã đến, Đông Hồng vẫn mải miết đi làm thêm. Một lần nọ, cô hiệu trưởng cấp 3 đi qua nhìn thấy, nên đứng lại hỏi chuyện. Sau khi nghe rõ mọi chuyện, cô đã sự giúp đỡ của các tổ chức từ thiện trong thành phố, giúp Đông Hồng tiếp tục đến trường.
Quyết tâm không phụ lòng mẹ và cô, Đông Hồng miệt mài học tập, rồi thi đỗ đại học 3 năm sau đó. Lúc này, bà Trân đã ngoài 60 tuổi, sức khỏe suy giảm trầm trọng. Bà tâm sự với con nuôi: "Mẹ chỉ mong con lập gia đình, nhắm mắt xuôi tay cũng yên tâm". Bà nghĩ mình không còn sống được bao lâu, phải thấy con gái có người chăm sóc mới an lòng.
Nghe lời mẹ, sau khi tốt nghiệp, Đông Hồng lên thành phố lập nghiệp, rồi kết hôn và sinh con ở đây. Có công việc ổn định, cô đưa mẹ lên thành phố sống cùng mình. Thế nhưng, bà Hạnh Trân vốn không quen với cuộc sống xô bồ thành thị, quyết định trở về quê.
Thấy căn nhà ở quê quá cũ nát, Đông Hồng không đành lòng để mẹ nuôi ở. Cô quyết định dồn tiền tiết kiệm, thậm chí vay mượn thêm để mua đất, xây tặng mẹ căn biệt thự hai tầng. Hành động của Đcô nhận được rất nhiều lời tán dương không chỉ của người làng, mà cả những người không quen biết.
Tuy vậy, Đông Hồng lại không thấy đó là việc cần khoe khoang gì, mà chỉ là việc nên làm. Cô nói: "ẹ đã vất vả cả đời nuôi tôi, thực hiện ước mơ cho bà là việc nên làm. Đó chẳng thấm tháp gì với công sức của bà. Dù không phải ruột thịt nhưng với tôi, bà là người mẹ vĩ đại nhất".
Theo 163, VnExpress dịch
Xem thêm: Lời thỉnh cầu của cụ ông ngoại quốc bị ung thư và tấm lòng vàng của người Việt
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận