Lời thỉnh cầu của cụ ông ngoại quốc bị ung thư và tấm lòng vàng của người Việt

Câu chuyện về cụ ông người Palestine mắc bệnh ung thư bán kẹo ở hồ Gươm đã khiến nhiều người không khỏi xót xa, giang tay ra giúp đỡ. 

Chi Nguyễn
17:49 04/04/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhờ 1 đoạn clip TikTok, gánh hàng của một người đàn ông ngoại quốc ở góc hồ Gươm (Hà Nội) bỗng trở nên nổi tiếng khắp mạng xã hội. Ông Khalaf Abuawad (60 tuổi, người Palestine, chủ gánh kẹo đủ màu sắc không khỏi bất ngờ khi nhận được vô vàn sự giúp đỡ của người Việt. 

nguoi-viet-hoi-dap-loi-thinh-cau-cua-cu-ong-ngoai-quoc-bi-ung-thu
Nhờ 1 đoạn clip TikTok, gánh hàng của một người đàn ông ngoại quốc ở góc hồ Gươm bỗng trở nên nổi tiếng khắp mạng xã hội

Ông Abuawad tâm sự, ông sinh ra trong một gia đình có 5 người con ở Palestine. Ông không lập gia đình, rời quê hương từ sớm để định cư tại Jordan. Cụ ông này có hơn 40 năm kinh nghiệm làm kỹ sư điện tử, rồi từ chức và đi du lịch ở nhiều nước Đông Nam Á. Cuối cùng, ông dừng chân ở Việt Nam ngày 28/2/2020 với số tiền 500 USD (khoảng 12 triệu đồng).

Đến Việt Nam, ông liên hệ với Đại sứ quán Palestine tại Việt Nam, được hỗ trợ chỗ ở và trợ cấp 5 triệu trong vòng 2 tháng. Đại sứ quán Qatar cũng đã hỗ trợ ông 5 triệu đồng. Ông tâm sự: "Tôi mong muốn tìm được nơi định cư yên ổn và Việt Nam là sự lựa chọn tốt nhất. Tôi cảm nhận được sự ấm áp của đất nước và con người Việt Nam, mong muốn ở lại".

nguoi-viet-hoi-dap-loi-thinh-cau-cua-cu-ong-ngoai-quoc-bi-ung-thu
Tôi cảm nhận được sự ấm áp của đất nước và con người Việt Nam, mong muốn ở lại

Biết mình không thể sống dựa vào trợ cấp mại, ông quyết định đi xin việc ở một quán ăn, nhưng vì sức khỏe yếu mà đành nghỉ rồi đi bán hàng rong. Vì ảnh hưởng của đại dịch, ông dừng bán hàng, nhặt nhạnh ve chai, làm thêm 6 tháng tại một cửa hàng hải sản trên phố Cầu Gỗ (quận Hoàn Kiếm).

Mọi chuyện đang dần ổn định hơn, thì vào năm 20201, ông bất ngờ phát hiện mình bị ung thư đường mật giai đoạn cuối. Từ ấy, ông ra vào Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (huyện Thanh Trì, Hà Nội) để chữa trị, mỗi tháng hết khoảng 10 triệu đồng. Tuy khó khăn, nhưng ông vẫn quyết tâm lưu lại Việt Nam thay vì trở về nước. 

Anh Saleem Hammad, người Palestine, chuyên viên phân tích truyền thông tại Đại sứ quán nhà nước Qatar tại Việt Nam đã liên hệ với Đại sứ quán Palestine tại Việt Nam, hỏi về tình hình của ông Khalaf. Được biết, Đại sứ quán Palestine đã giúp đỡ ông Khalaf khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, thậm chí tài trợ vé máy bay về nước nhưng ông từ chối.

nguoi-viet-hoi-dap-loi-thinh-cau-cua-cu-ong-ngoai-quoc-bi-ung-thu
Gánh kẹo nhỏ của ông Khalaf với tấm biển nguệch ngoạc dòng chữ "Xin hãy mua giúp tôi chiếc kẹo"

Cụ ông này tâm sự: "Tôi không bị mắc kẹt tại Việt Nam, mà muốn ở lại để sinh sống và chữa bệnh. Cá nhân tôi cũng như một số người khác đã hỗ trợ bác bằng một số tiền không nhỏ và thường xuyên qua thăm bác trên hồ Gươm. Bác từ chối về nước vì những lý do cá nhân, có thể do chuyện gia đình hoặc do bác yêu Việt Nam và nhận tấm lòng, sự giúp đỡ ấm áp của những người bạn Việt Nam"

Bác sĩ Trần Thắng, Trưởng Khoa nội 4, Bệnh viện K Tân Triều cho hay, suốt thời gian qua ông Khalaf chưa bao giwof nợ viện phí. Bác sĩ nói thêm: "Thời gian trước, một số mạnh thường quân giúp đỡ, ông nhận tiền, sau đó mang xuống bệnh viện gửi chi trả dần viện phí. Bệnh viện hiện cũng đang tìm nguồn tài trợ giúp đỡ, vì ông sống một mình, lại ở nơi đất khách quê người".

Để có tiền sống qua ngày và chữa bệnh, hàng ngày ông Khalaf Abuawad lang thang khắp hồ Gươm để bán kẹo. Hơn 1 năm qua, người ta dần quen thuộc với hình ảnh người đàn ông ngoại quốc ngồi bên tấm biển nguệch ngoạc "Xin hãy mua giúp tôi chiếc kẹo". Mỗi viên kẹo có giá từ 2.000 - 10.000 đồng, được ông nhập từ siêu thị, bán chênh lệch vài ngàn đồng để lấy lãi. 

nguoi-viet-hoi-dap-loi-thinh-cau-cua-cu-ong-ngoai-quoc-bi-ung-thu
Cảm thương cho số phận khốn khổ của người đàn ông bị ung thư, người Việt tìm đến mua kẹo của ông nhiều không đếm xuể

Thu nhập từ gánh hàng cũng chẳng nhiều nhặn gì, có ngày chỉ tiếp 1-2 khách hàng. Tằn tiện lắm, mỗi tháng ông kiếm được 5-6 triệu đồng, phân nửa đã dùng để trả tiền trọ. Phần còn lại cộng thêm với tiền được nhà hảo tâm giúp đỡ để chi trả viện phí. Ông từng mong muốn bán kem để cải thiện thu nhập, nhưng không có thiết bị hỗ trợ nên đành thôi.

Và rồi, chỉ nhờ một đoạn clip nhỏ trên mạng xã hội TikTok, gánh kẹo của ông Khalaf đã được hàng trăm người biết đến. Cảm thương cho số phận khốn khổ của người đàn ông bị ung thư, người Việt tìm đến mua kẹo của ông nhiều không đếm xuể. Người ta nói là mua kẹo, nhưng thực chất là tìm cách giúp đỡ người đàn ông khốn khổ. Họ không lấy tiền thừa, tặng đồ ăn, tặng tiền, hi vọng ông có thêm động lực "chiến đấu" với bệnh tật.

nguoi-viet-hoi-dap-loi-thinh-cau-cua-cu-ong-ngoai-quoc-bi-ung-thu
Chưa bao giờ, tôi bán được hết hàng nhanh như thế. Cảm ơn mọi người...

Ông Khalaf không khỏi xúc động, chắp tay cám ơn từng người nói: "Chưa bao giờ, tôi bán được hết hàng nhanh như thế. Cảm ơn mọi người... Tôi khát khao giúp đỡ người Việt Nam như cách họ đã cưu mang tôi những năm tháng qua". Ông bật khóc trước tình cảm người Việt dành cho ông, xem họ là gia đình thứ hai của mình. 

Để trả ơn Việt Nam, ông Khalaf Abuawad hi vọng có thể dạy tiếng Anh miễn phí cho người dân khi sức khỏe ổn định trở lại. Ông tâm sự: "Nếu không có người Việt Nam, tôi đã chết một năm trước. Tôi muốn trả ơn những gì mà người Việt đã giúp đỡ và làm cho tôi suốt 2 năm qua".

Theo Tổ quốc

Xem thêm: Hành trình đầy máu và nước mắt của bà chủ khuyết tật giành 120 huy chương vàng, mở xưởng gỗ cho người nghèo

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận