Khâm phục nữ bác sĩ ở Đồng Tháp hơn 30 năm cống hiến xây cầu: "Chuyện nhỏ, có gì mà kể"
Hơn 30 năm qua, nữ bác sĩ Tống Thanh Mai (thường gọi Tám Mai) ở Đồng Tháp đã gom góm tiền và vận động nhà hảo tâm xây cầu cho người dân.

Ở tỉnh Đồng Tháp, Tám Mai không phải là cái tên xa lạ. Đó là nữ bác sĩ Tống Thanh Mai, người miệt mài suốt hơn 30 năm qua đi xây cầu cho người dân. Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Đồng Tháp, ông Nguyễn Văn Út cho hay: "Mà đâu chỉ xây một vài cây đâu, nữ bác sĩ này cùng với nhóm tình nguyện đã xây trên 135 cây cầu rồi. Cây nào ít nhất cũng 120 triệu đồng, nhiều nhất xấp xỉ 400 triệu. Tất cả đều từ sự vận động của bác sĩ Tống Thanh Mai".

Bà Mai tâm sự, hồi năm 14 tuổi, bà tham gia phong trào đấu trnah của học sinh Sa Đéc, rồi được phân công học làm y sĩ ở khu căn cứ miền Đông. Hồi năm 1971, giặc bắt được bà rồi đem giam ở nhà tù Vĩnh Long, Thủ Đức (TP.HCM). 3 năm sau, bà được trả tự do, sau đó bà lại về Sa Đéc và tham gia cách mạng.
Năm 1978, sau khi hòa bình được, bà vào Sài Gòn để học bác sĩ, rồi về Sa Đéc đảm nhận chức vụ Trưởng phòng Y tế TX.Sa Đéc. Sau đó, bà lại được điều động về làm Chủ nhiệm Ủy ban Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Đồng Tháp, nghỉ hưu hồi năm 2005.

Chia sẻ về cơ duyên đi xây cầu, bà Tám Mai cho hay mọi chuyện bắt đầu từ một lần công tác vào năm 1989. Thấy học sinh tiểu học phải đội nắng, đi đò qua sông để đến trường, bà không đành lòng. Từ đấy, bà ấp ủ kế hoạch xây dựng cầu nông thôn để học sinh được đi học an toàn, bà con cũng thuận lợi di chuyển.
Ý tưởng ấy của bà được chồng ủng hộ, rồi cả hai đem số tiền dành dụm hơn 500 triệu đồng - một số tiền khá lớn lúc bấy giờ để xây cầu miễn phí. Biết được việc làm tử tế của bà, nhiều người đồng đội, đồng nghiệp xưa và các nhà hảo tâm đã chung tay giúp sức.
Cứ thế, những cây cầu từ thiện nối nhau mọc lên khắp các làng quê Đồng Tháp, giúp bà con di chuyển dễ dàng hơn. Một thành viên của đội xây cầu, ông Nguyễn Văn Kiệt nói: "Thấy bà Mai hiền hiền vậy chứ hô làm thì làm bài bản, quyết liệt lắm. Tiền bạc xây cầu luôn công khai rất rõ ràng nên tụi tui rất tâm phục, khẩu phục".

Được biết, tuy chuyên ngành chính là bác sĩ, hiện tại bà Mai đang là Chi hội trưởng Chi hội Khoa học kỹ thuật cầu đường TP.Sa Đéc. Bà giải thích: "Mình muốn làm cầu nông thôn thì phải hiểu về kết cấu, cách thi công thì mới tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Từ đó tôi dành nhiều thời gian nghiên cứu các tư liệu liên quan. Giờ thì rành rẽ rồi đó nghe".
Không chỉ giám sát, chỉ huy công trình xây dựng cầu đường, bà Tám Mai còn dành ra một phần lương hưu để giúp đỡ đồng đội năm xưa gặp khó. Ngoài ra, bà còn đứng ra vận động quyên góp giúp đỡ trẻ em nghèo, người già neo đơn, xây dựng mái ấm tình thương. Thế nhưng, khi nói về những thành tích này, bà Mai chỉ cười: "Chuyện nhỏ, có gì mà kể. Nhiều người đã hy sinh, cống hiến nhiều hơn lắm".
Theo Trương Thanh Liêm/Thanh Niên
Đọc thêm
Hơn 10 năm qua, hai vợ chồng đại úy Nguyễn Văn Nguyên (Hà Nội) vẫn miệt mài với đam mê "hiến máu" nhân đạo.
Thùy Tiên đã trở lại Việt Nam sau hơn 1 tháng đăng quang Miss Grand International 2021. Hiện tại, nàng hậu đã tạm cất váy áo lộng lẫy để thực hiện các chương trình thiện nguyện.
Những ngày cuối năm 2021, các tình nguyện viên của một nhóm thiện nguyện sinh viên TP.HCM đã thức xuyên đêm đi tặng quà Tết cho người nghèo.
Tin liên quan
Cuộc đời mỗi con người đều có thể mắc phải những lỗi lầm, sai phạm nhưng nếu phạm phải hai ác nghiệp này sẽ sớm nhận quả báo nặng nề, không chỉ mất hết phúc báo mà còn phải chịu đựng đủ sự dày vò dai dẳng.
Thời gian gần đây, thị trường bất động sản ở Đắk Lắk bỗng trở nên sôi động, người người nhà nhà đổ xô về đây mua đất kiếm lời.
Bàn về cái tên Bến Lức, trong quyển “Đại Nam quốc âm tự vị” của tác giả Huỳnh Tịnh Của lý giải rằng: Lứt là thứ cây lá nhỏ, hay mọc mé biển.