Tết ấm tình người: Nhóm cựu sinh viên trường Kiến trúc gặp nhau ngày Xuân, làm việc tử tế
Nhiều năm qua, nhóm cựu sinh viên trường ĐH Kiến trúc TP.HCM cứ tới dịp cận Tết là tụ tập cùng nhau, chung tay làm việc tử tế.

Trần Nguyên Nguyên (32 tuổi), hiện là kỹ sư xây dựng làm việc tại TP.HCM, là một trong những người đầu tiên khởi xướng "Những cánh én nhỏ" - một dự án thiện nguyện của nhóm bạn trẻ là cựu sinh viên Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, cùng sinh hoạt Đoàn, Hội khi còn ngồi trên ghế giảng đường.
Kể lại hành trình thành lập dự án, Nguyên nói trong một lần về Bến Tre dịp cuối năm, Nguyên và bạn bè thấy nhiều hoàn cảnh nghèo khó, cực khổ tại địa phương. Cả nhóm quyết định phải làm một điều gì để tết trở nên ấm áp hơn với những đứa trẻ nơi này. Nhóm sinh viên khoảng 12 người hùn nhau được gần 3 triệu đồng để mua tập vở, bánh kẹo… đóng thành những phần quà rồi mang đến tặng những đứa trẻ ở đây.

Từ một dịp rất tình cờ, những "cánh én" đầu tiên hội ngộ là những cựu sinh viên khóa 11,12,13 của Trường ĐH Kiến trúc. Cứ mỗi mùa xuân đến, họ lại tự tìm về nhau để thực hiện thêm nhiều mùa én bay, cùng nhau đi tặng quà tết, thậm chí xây nhà cho hộ nghèo ở các tỉnh miền Tây.
Đến nay, sau khi nhiều thế hệ ra trường, nhóm bạn ngày nào đã trở thành những kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, cứ đến tháng chạp lại tự động tụ họp lại, cùng lên ý tưởng gây quỹ và làm những điều nhỏ bé chỉ với mỏi mong mang tết ấm đến cho nhiều người.

"Những cánh én nhỏ" lúc đầu là một đêm giao lưu âm nhạc thiếu nhi, lấy cảm hứng tài bài hát Tạm biệt chim én của nhạc sĩ Trần Tiến. Theo người sáng lập, việc làm của những tình nguyện viên đi đến những vùng khó khăn mỗi dịp tết đến xuân về giống như hành trình những cánh én nhỏ.
"Tụi mình không muốn là "cánh én" lớn mà chỉ muốn là những "cánh én" nhỏ, vì việc của tụi mình không đủ lớn để vươn xa, nhưng "đàn én" có thể càng ngày càng lớn về quy mô, chương trình ngày một vững chãi hơn về chất lượng nên quyết định của cả nhóm là giữ lại tên những "cánh én" nhỏ, giữ lại những điều giản dị nhất", Nguyên chia sẻ.

Từ "mùa én" đầu tiên cách đây 8 năm, với 12 thành viên, đến nay "đàn én" đã lên tới 42 người. Trong đó, "én nhỏ" nhất tham gia vào dự án đã cách thế hệ khởi đầu đến 12 năm. Hầu hết đều là sinh viên Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, một số ít là bạn bè, khán giả đến nghe đêm nhạc tri ân mỗi năm có cảm tình và xin được gia nhập "đàn én".
"Một số người không còn tham gia nữa, nhưng mọi người vẫn dõi theo, ủng hộ bằng cách này hay cách khác. Tụi mình cùng sinh hoạt Đoàn, sau đó có tình cảm như một gia đình. các thành viên có sự liên kết với nhau từ chương trình vì cùng nghề, cùng lĩnh vực nên hỗ trợ nhau rất nhiều. Quan trọng nhất tình cảm dành cho nhau vẫn trong lành như thời sinh viên mặc dù đã bao năm nay rồi", Nguyên nói thêm.


Năm nay, dự án sẽ tổ chức tại tỉnh Đồng Tháp vào tuần cuối cùng của tháng 1/2024, để trao quà tết cho các hộ gia đình khó khăn. Trần Nguyên Nguyên dự kiến kinh phí tổ chức chương trình năm nay khoảng 70 triệu đồng, quy mô gấp nhiều lần so "mùa én" đầu tiên. "Số tiền của các nhà hảo tâm ủng hộ sẽ chia hết về địa phương, phần lớn tiền tổ chức chương trình, tiền làm quà cho thiếu nhi và các hộ dân là từ lợi nhuận bán hàng của "đàn én", còn chi phí tổ chức chương trình thì các thành viên tự đóng góp mỗi người 500.000 đồng".
Suốt 8 năm qua, họ đã xây được 2 ngôi nhà tình nghĩa cho người khó khăn và thực hiện 8 "mùa én" tại các vùng quê ở miền Tây bằng chính tâm sức của người trẻ. Ước mơ lớn nhất của nhóm cựu sinh viên này là sẽ xây thêm nhiều ngôi nhà nữa vào các năm tới, đặc biệt là có thể xây một cây cầu giúp đỡ những người ở nông thôn dễ dàng ra được thành thị.
Theo báo Thanh Niên
Xem thêm: Tết ấm tình người tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Cà Mau
Đọc thêm
Trong lúc miền Bắc đang hứng chịu đợt rét đậm, rét hại, một bạn nhỏ ở thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) đã dành số tiền tiết kiệm để mua 700 đôi tất tặng các bạn ở vùng biên giới.
"Khi cô đưa tiền cho bạn N. cầm về để ông bà mua giày mới, không chỉ bạn vui mà cả lớp ai cũng xúc động, con muốn ứa nước mắt luôn".
Vừa qua, chị em phụ nữ Quảng Ninh đã có nhiều hoạt động nhân ái vì cộng đồng, trong đó có việc tặng bếp đun tiết kiệm cho người nghèo.
Tin liên quan
Bài viết này dành tặng cho những ai vẫn còn mẹ ở trên đời. Hãy trên trọng từng phút từng giây...
Cô gái trẻ này tâm sự, nghỉ hưu sớm là điều không phải ai cũng làm được, nhất là với những ai không quen sống tằn tiện, chi li.
Không ít người trẻ thế hệ Gen Z cảm thấy mình đang thua kém cha mẹ quá nhiều vì họ gặp khó trong việc kiếm sống, chưa nói đến làm giàu.
Bài mới

Chỉ trong vòng 3 năm (1963-1970) ở mặt trận Trị Thiên, “vua mìn” Trịnh Tố Tâm đã chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1.500 tên địch, phá hủy 61 xe quân sự, đánh bật 19 đoàn tàu hỏa... Riêng ông đã tiêu diệt được 272 tên địch, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay và cực kỳ nổi tiếng với câu nói: "Tất cả chúng mày đã bị một mình tao bao vây!"

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.