"Giang thích chế": Chàng trai khuyết tật quê Bắc Ninh đam mê tái chế rác thải
Dù bản thân là người khuyết tật, bị liệt nửa người từ nhỏ, chàng trai quê Bắc Binh này vẫn quyết chí theo đuổi đam mê tái chế.

Đinh Đồng Giang (SN 1992, quê Bắc Ninh) tâm sự, anh bị liệt từ nhỏ và không thể đến trường. Mọi công việc vệ sinh cá nhân, sinh hoạt thường ngày của anh đều do mẹ giúp đỡ, đến năm 10 tuổi mới bắt đầu học viết chữ. Từ nhỏ, ước mơ của chàng trai khuyết tật ấy chỉ là hi vọng mình có thể làm gì đó có ích cho xã hội, nhỏ bé cũng được, miễn là do mình làm nên.
Năm 2013, Giang may mắn được phẫu thuật chân ở Bệnh viện Việt Đức, từ đó có thể đi lại bình thường. Lúc ấy, gia đình Giang tự nhủ rằng, để anh có thể tự chăm sóc bản thân đã là một phép màu. Thế nhưng, chàng trai khuyết tật này lại ấp ủ một giấc mơ mới, đó là tự tay tái chế và tạo hình cho rác.

9x Bắc Ninh cho biết: "Trước khi bắt tay vào tái chế, tôi đặt ra rất nhiều câu hỏi. Một ngày mỗi hộ gia đình xả ra môi trường rất nhiều rác, tại sao ta không tái chế, tái sử dụng nó để tránh lãng phí. Có rất nhiều thứ rác thải trong nhà có thể tái chế được, tại sao mình không bắt tay vào làm. Thế là công việc tái chế rác thải được xuất phát từ đây".
Ngay sau khi đôi chân bình phục, Giang tự đi khắp nhà và hàng xóm để thu gom, nhặt nhạnh những vật dụng bỏ đi của gia đình. Thấy anh đam mê, mọi người cũng thường xuyên gom góp đồ cũng về để 9x có thể thỏa sức sáng tạo. Món đồ đầu tiên mà Giang tái chế thành công là chiếc xe đạp làm từ dây điện, dây sắt hỏng, sau khi uốn thành hình thì được sơn sửa trông vô cùng đẹp mắt. Kể từ đó, người thân bắt đầu gọi anh là "Giang thích chế".

Được biết, đôi tay của anh vẫn còn di chứng, nếu tay trái chuyển động thì tay phải sẽ chuyển động theo. Vì thế, để có thể làm ra một sản phẩm hoàn thiện, anh phải dùng mẹo mới có thể điều khiển tay như ý mình. Về mặt ý tưởng, 9x tận dụng năng khiếu hội họa để mày mò thử nghiệm, rồi lên mạng tham khảo, tìm kiếm hình ảnh và theo dõi những người đi trước.
Đặc biệt, mọi công đoạn trong quá trình tái chế rác thải này đều được chàng trai khuyết tật làm thủ công, nguyên liệu là đồ đã qua sử dụng. Giang cho biết: "Tôi thấy rằng rác thải nhựa ngày một nhiều nhưng mọi người lại không phân loại tái chế nó, thành ra ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng".

Cứ thế, đến giờ 9x cũng không nhớ nổi mình đã làm bao nhiêu sản phẩm. Trong đó, có không ít sản phẩm anh vô cùng tâm đắc, được treo ở góc tường nhà. Đó là bức tranh lông gà được làm với keo dán, tờ lịch và lông gà, chỉ mất 1 ngày để hoàn thiện. Cái khó là làm sao phối màu cho hài hòa, sắp xếp các màu để nổi bật được chân dung Đức Cha Công giáo.
Sản phẩm ấy kỳ công đến nỗi, Giang vui mừng mà đăng tải lên trang cá nhân. Không ít người đã trả anh tới 1 triệu để mua nó, nhưng 9x nhất quyết không bán. Giang tâm sự: "Bức tranh lông gà đánh dấu cả quá trình nỗ lực cố gắng hoàn thiện một sản phẩm của mình, phải giữ lại để làm kỷ niệm để mỗi lần khách đến nhà sẽ giới thiệu. Có những bức tranh mình treo trong nhà, có những bức thì tặng cho các cô giáo để các cô trưng bày cho các bạn học sinh".

Không chỉ làm tranh ảnh, 9x còn tìm hiểu cách làm đồ chơi tái chế. Chẳng hạn, anh làm robot từ 15-20 chiếc nắp chai nước ngọt, dính keo lại để tạo hình. Xong xuôi, anh sơn màu sao cho rực rỡ, rồi tặng cho trẻ em trong xóm nếu chúng thích. Làm quen tay, Giang bắt đầu mày mò lập kênh Youtube, chia sẻ cách làm với mọi người. Các công đoạn từ chuẩn bị đồ dùng, đặt máy quay, edit video đều do anh tự tay làm.
9x Bắc Ninh tâm sự: "Rác thải nhà nào cũng có, tại sao chúng ta lại không tận dụng để tái chế. Mình muốn chia sẻ những sản phẩm đã làm ra lên mạng xã hội để phần nào đó tác động đến suy nghĩ của mọi người. Khi mỗi nhà chỉ một người tái chế thôi thì lượng rác thải ra môi trường sẽ giảm đi rất nhiều". Đinh Đồng Giang hi vọng trong tương lai, sản phẩm tái chế của anh có thể lan tỏa với nhiều người, để cộng đồng cùng chung tay giảm thiểu rác thải nhựa và bảo vệ môi trường.
Xem thêm: Cô giáo mầm non tình nguyện lên điểm trường vùng cao ở Lào Cai dạy học, bỏ tiền túi nuôi 14 học sinh
Đọc thêm
"Nhìn quá khứ của anh Thương Tín, tôi nghĩ nhiều người khuyên mình cũng đúng, nhưng tôi thấy giúp người trong lúc bế tắc như thế này là đạo làm người. Tôi giúp đỡ anh với thiện ý vui vẻ chứ không có gì hối tiếc...".
NSND Kim Cương được mệnh danh là "kỳ nữ" trong giới sân khấu Việt Nam. Ở tuổi 84, bà vẫn miệt mài làm thiện nguyện, cưu mang những đứa trẻ thơ mồ côi cha mẹ.
Không chỉ tự mình lặn xuống biển nhặt rác, huấn luyện viên Đức còn lan tỏa hành động ý nghĩa này đến học viên của mình. Anh đưa việc nhặt rác vào giáo trình giảng dạy để lan tỏa hành động ý nghĩa này ra cộng đồng.
Tin liên quan
Không gắn bó ở nước ngoài sau khi du học, á quân Olympia Thân Ngọc Tĩnh quyết định trở về quê hương lập nghiệp vì tin vào sự phát triển của Việt Nam.
Mới đây, mạnh thường quân Nguyễn Thanh Tòng (Hải Nguyễn) đã tuyên bố sẽ chăm sóc nghệ sĩ Thương Tín đến cuối đời. Bản thân anh không nghĩ nhiều, đơn giản là muốn giúp đỡ người trong hoàn cảnh khó khăn.
Việc giáo viên có thêm nghề tay trái cũng không phải hiếm, nhưng vì sao nhiều người lại đánh giá nếu họ đi làm "cò đất" - hay còn gọi là môi giới đất?
Bài mới

Với nam sinh Trần Xuân Đam, thành công không phải là đích đến mà là hành trình. Hoàn cảnh khó khăn đã tạo động lực, giúp em xuất sắc trở thành thủ khoa toàn quốc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Chỉ trong vòng 3 năm (1963-1970) ở mặt trận Trị Thiên, “vua mìn” Trịnh Tố Tâm đã chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1.500 tên địch, phá hủy 61 xe quân sự, đánh bật 19 đoàn tàu hỏa... Riêng ông đã tiêu diệt được 272 tên địch, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay và cực kỳ nổi tiếng với câu nói: "Tất cả chúng mày đã bị một mình tao bao vây!"

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.