Giai thoại về cậu bé chăn lợn học lỏm đỗ Trạng nguyên nổi danh đất Việt

Trong dân gian lưu truyền nhiều giai thoại về vị Trạng nguyên xuất thân nghèo khó, dù chỉ chăn lợn nhưng vẫn học lỏm thành tài Nguyễn Nghiêu Tư.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 17/08
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nguyễn Nghiêu Tư có tên hiệu là Tùng Khê, tên tự Quân Trùng, là người xã Phù Lương, huyện Võ Giàng, phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc (hiện nay thành xã Phù Lương, huyện Quế Võ, Bắc Ninh). Tục truyền rằng, ngày nhỏ ông sinh ra vào tháng Hợi, nên được đặt tên tục là Nguyễn Văn Trư, hoặc Nguyễn Nghiêu Trư. Ông vốn bụ bẫm, hay ăn chóng lớn, đầy tuổi đã nói sõi đủ điều. Đến năm 4 tuổi, chỉ cần nghe người lớn ngâm thơ vài lần là ông đã thuộc nằm lòng.

Cha mất sớm, Nghiêu Trư phải đi ở cho một nhà phú ông tại Đông Sơn, huyện Đông Ngàn (nay là làng Đông Sơn, xã Việt Đoàn, Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) làm việc chăn lợn. Tuy vậy, ông rất ham học, thường đứng ngoài học lỏm bài giảng của thầy đồ Vũ Mộng Nguyên trong làng.

Thầy dạy hay gặp trò sáng dạ

Vũ Mộng Nguyên là người hay chữ, từng đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) vào khoa thi đầu tiên thời nhà Hồ năm 1400, cùng đỗ Thái học sinh khoa thi này có Nguyễn Trãi. Dù thi đỗ nhưng ông không chọn làm quan, bởi đó là thời điểm nhà Hồ mới cướp ngôi nhà Trần, không được lòng dân chúng. Thay vào đó, ông về quê nhà ở ẩn, làm thầy đồ dạy chữ.

giai-thoai-cau-be-chan-lon-hoc-lom-do-trang-nguyen-nguyen-nghieu-tu
Bản sự tích Trạng Lợn trong kho tàng Hán Nôm của Thư viện Quốc gia

Mỗi ngày, đám trẻ trong làng tới nhà thầy đồ học chữ, Nghiêu Trư cố nhiên cũng tới học lỏm. Dù chỉ đứng bên ngoài, nhưng cậu đã nuốt từng lời giảng của thầy, hiểu và ghi nhớ nằm lòng. Nhờ tư chất sáng dạ, sau khi nghe thầy giảng thì Văn Trư lại càng tinh thông kinh sử.

Một lần nọ, thầy đồ Mộng Nguyên ra một bài bài khó, nhưng không học trò nào trong lớp giải được. Nghiêu Trư đứng ngoài thấy vậy thì cố mách các bạn, thầy đồ liền gọi Nghiêu Trư vào ứng đáp. Cậu bé chăn lợn chỉ học lỏm ấy trả lời vô cùng trôi chảy, khiến Mộng Nguyên vô cùng ngạc nhiên. Thầy liền hỏi những câu khác khó dần hơn, nào ngờ Văn Trư đều ứng đối lưu loát. 

Thấy thế, Vũ Mộng Nguyên rất vui, biết đây là trò giỏi, liền xin phú ông cho cậu bé chăn lợn kia được ở lại nhà mình. Thầy ngày đêm kèm cặp trò học hành, nhờ đó mà tài học của Văn Trư ngày một nâng cao.

Thầy đi làm quan, trò đỗ Trạng nguyên

Năm 1427, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, khoảng 10 vạn đại quân nhà Minh trong thành đầu hàng xin tha chết. 1 năm sau, Lê Lợi lên ngôi vua, cho vời nhiều người tài về làm quan, xây dựng đất nước, trong đó có Vũ Mộng Nguyên. Ông được phong làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, tước Thái Trung đại phu, sau thăng Tế tửu.

Sau này đến kỳ thi, Văn Trư tham gia và thi đỗ kỳ thi Hương, thi Hội, sau đó lọt vào thi Đình. Năm 1448 dưới thời vua Lê Nhân Tông, vua cho mở kỳ thi Đình tại sân điện, đích thân đứng ra đề và đọc quyển. Thấy Nguyễn Văn Trư tài năng xuất chúng, vua đã chấm ông Đỗ Trạng Nguyên, đổi tên thành Nguyễn Nghiêu Tư. Sau khi thi đỗ, ông được bổ làm quan, sau ày thăng tiến lên chức An phủ sứ, Hàn lâm trực học sĩ.

giai-thoai-cau-be-chan-lon-hoc-lom-do-trang-nguyen-nguyen-nghieu-tu
Nguyễn Nghiêu Tư được dân gian gọi là Trạng Lợn

Còn có giai thoại lưu truyền rằng, trước hôm thi đinh vua Lê Nhân Tông nằm mơ một chuyện rất lạ, thấy lợn thi đỗ Trạng Nguyên. Đến khi xem danh sách những người đỗ được công bố, vua thấy tên Nguyễn Nghiêu Tư đứng đều liền cho tuyên triệu vào hỏi chuyện. Khi đấy mới biết rằng ông sinh tháng Hợi, hồi nhỏ tên là Trư (Lợn). Cũng từ đó, dân gian có lưu truyền câu ca: "Long đầu lợn Nguyễn Nghiêu Tư" và gọi ông là Trạng Lợn.

Nghiêu Tư muốn trở về quê để bái tổ đường, nhưng lúc này cha mẹ đã mất, nhà cửa cũng không có. Vua mới cho xây nghè để họ hàng, dân làng đến đón tân Trạng Nguyên. Đến ngày vinh quy bái tổ, dân làng đến đón Trạng rất đông đúc, nhiều người gọi ông là Trạng Lợn để ôn lại những năm tháng chăn lợn nghèo khó của ông.

Thăng quan tiến chức, đi sứ nhà Minh

Tháng 10/1459, anh trai vua là Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân cùng các thủ họ đột nhập cung cấm, giết vua Lê Nhân Tông để cướp ngôi. Sau khi khống chế tình hình, Lê Nghi Dân lên ngôi hoàng đế, tên hiệu là Thiên Hưng. Thấy Nguyễn Nghiêu Tư thông minh lại nhanh nhạy, Lê Nghi Dân phong ông làm Chánh sứ dẫn đầu đoàn sứ bộ sang nhà Minh.

Tương truyền rằng, khi đoàn sứ tới  ải Nam Quan thì viên quan coi ải không mở cửa, chỉ treo một chữ thập (+) ở ngoài. Họ nói rằng chữ thập này có nghĩa là tung hoành vũ trụ, sau đó thách sứ nước nam đối được mới chịu mở cửa. Lúc này, Nguyễn Nghiêu Tư sai người đặt vòng tròn vào chữ thập, rồi nói đó là vòng tròn bao quát cả càn khôn. Bấy giờ liền được quân Minh mở cửa ải.

giai-thoai-cau-be-chan-lon-hoc-lom-do-trang-nguyen-nguyen-nghieu-tu
Tranh minh họa: Báo Bình Phước

Khi đoàn sứ bộ đến Yên Kinh, vua Minh lại muốn ngầm thử tài nên đã cho trang hoàng cung quán lịch sự, đề hai chữ "Kính Thiên" treo ở giữa. Chưa hết, vua lại cho bày đôi sập thất bảo rất cao, xung quanh trang hoàng nghi vệ sang trọng, tựa chỗ giường ngự của thiên tử để xem trạng có dám ngồi đó không rồi mời Nghiêu Tư và phó sứ đến.

Khi ấy, Nghiêu tư liền bảo phó sứ cùng ngồi lên, một quan viên liền tới nói rằng ông đã ngồi lên nơi có hai chữ "Kính Thiên". Vốn dĩ chữ thiên (天) là do chữ nhân (人) và chữ nhị (二) ghép thành, Nghiêu Tư liền đáp lại rằng:

"Dám thưa, ngài lấy tội gì mà cho sứ thần là ngạo? Tôi thấy biển đề ba chữ “kính nhị nhân”, thực hẳn là ý bản quốc muốn đem cái ngôi này mà hậu đãi sứ thần xa lại. Ngài dạy thế chúng tôi quyết không chịu. Vả nghe cổ nhân có nói: Đãi người phương xa cốt lấy bụng thực. Tôi nghe thánh triều lấy thành tín đãi người ngoại quốc. Thế mà người phương xa tới lại đem cái bụng trí truật làm oai. Tôi sợ người ta nghe tiếng, dẫu có lòng thực hướng mộ, cũng sinh nghi mà không lại nữa".

Sau khi đi sứ phương Bắc trở về, ông được vua Lê Nghi Dân phong lên chức Lại bộ Thượng thư, chưởng lục bộ. Sau khi Nghi Dân bị lật đổ, Lê Thánh Tông lên ngôi, sử không còn ghi chép thêm gì chức vụ của Nguyễn Nghiêu Tư. Chỉ biết sau này khi về nghỉ hưu, ông được ân sủng gia phong là “Thượng quốc công trí sĩ” và được ban lộc điền ở quê nhà, vợ ông được phong làm Nhất phẩm phu nhân.

Thực hư vụ chuyện xấu chốn khuê phòng?

Sau này Đại Việt sử ký toàn thư có chép rằng: "Nghiêu Tư người huyện Vũ Ninh; Thiết Trường người huyện An Định: Thiêm Uy người huyện Tứ Kỳ. Nghiêu Tư từng thông dâm với mẹ vợ, bấy giờ có kẻ đề vào chuồng lợn là "Buồng trạng nguyên", lại có người hát ngoài đường cái rằng: "Trạng nguyên trư, Nguyễn Nghiêu Tư" là chế giễu hành vi xấu đó". Thế nhưng, điều này đã để lại nhiều nghi vấn.

giai-thoai-cau-be-chan-lon-hoc-lom-do-trang-nguyen-nguyen-nghieu-tu
Lấy những bài thi có văn phong khí cốt đáng khen, chọn bọn Nguyễn Nghiêu Tư trở xuống, ban cho đỗ Tiến sĩ cập đệ và xuất thân có thứ bậc khác nhau

Được biết, Đại Việt sử ký toàn thư là bộ chính sử lớn được biên soạn vào thời Lê sơ, ban đầu tên Sử ký toàn thư do Ngô Sĩ Liên thực hiện trên cơ sở bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và bộ Sử ký tục biên của Phan Phu Tiên. Tới thời Mạc bộ sử này tiếp tục được sử quan chỉnh sửa và ghi chép thêm, đến đời Lê Trung Hưng lại được vua Lê, chúa Trịnh sai người khảo đính, chỉnh lý, bổ sung. Có thể nói, đây là tác phẩm lịch sử do nhiều người viết ở các thời kỳ khác nhau, có thể sẽ xuất hiện ghi chép nhầm lẫn, trùng lặp. 

Có người chỉ ra bằng chứng là, dưới thời Lê thánh Tông, vua cho dựng bia đá khắc tôn vinh người đỗ đạt, nếu ai mà có lỗi lầm sẽ bị phê phán. Trong khi đó, chiếu trên văn bia Tiến sĩ khoa thi năm Mậu Thìn (1448), dựng năm Giáp Thìn (1484) niên hiệu Hồng Đức thứ 15 được Đông các đại học sĩ Đỗ Nhuận biên soạn thì không có hề nhắc tới vết nhơ nói trên.

Trên bia khắc rằng: "Mùa thu, ngày 23 tháng 8 Hoàng thượng ngự điện Tập Hiền, đích thân ra đề văn sách… Lấy những bài thi có văn phong khí cốt đáng khen, chọn bọn Nguyễn Nghiêu Tư trở xuống, ban cho đỗ Tiến sĩ cập đệ và xuất thân có thứ bậc khác nhau. Mọi nghi thức ban cấp áo mũ, yến tiệc đều tuân theo lệ cũ".

Kiều Công Hãn: Bỏ thù giết ông nội, hiến kế trận địa cọc sông Bạch Đằng giúp Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán

Đọc thêm

Ở Huế, nhiều phụ huynh thường nhắc tới "cụ Ngáo", một đao phủ khét tiếng thời nhà Nguyễn để dọa những đứa trẻ không nghe lời.

Ly kỳ chuyện về 'cụ Ngáo' - đao phủ nhà nghề khét tiếng dưới triều Nguyễn
0 Bình luận

Có người nói, Quách Đàm ăn nên làm ra trở thành tỷ phú Sài Gòn thế kỷ 20 là nhờ hiệu buôn nằm trên long mạch. Thực tế chứng minh, Quách Đàm đã vượt lên chính mình, sử dụng trí thông minh để tạo dựng cơ đồ...

Ông chủ Chợ Lớn - Quách Đàm: Từ kẻ vô gia cư đến 'tỷ phú lúa gạo' giàu có bậc nhất Sài Gòn thế kỷ 20
0 Bình luận

Bà Hồ Thị Chỉ chính là tiểu thư "cành vàng lá ngọc" tài sắc vẹn toàn đem lòng yêu vua Duy Tân nhưng rút cục phải ngậm ngùi lấy vua Khải Định. Cuối đời chịu nhiều buồn khổ.

Ân phi Hồ Thị Chỉ: Tiểu thư 'cành vàng lá ngọc' yêu vua đời trước, ngậm ngùi cưới vua đời sau
0 Bình luận

Tin liên quan

Nhờ việc nâng cấp, bảo trì hệ thống phần mềm và website, 9x Sài Gòn vẫn sống khỏe mùa dịch với thu nhập 30 triệu đồng/tháng.

Chỉ làm 3 tiếng/ngày, 9x sống khỏe giữa mùa dịch với mức lương 30 triệu đồng 
0 Bình luận

Đang ngồi ăn tại nhà hàng thì phát hiện mất chiếc điện thoại, cách xử lý của ông lão giúp chúng ta có được bài học về sự khoan dung với sai lầm của người khác.

Chuyện ông lão mất điện thoại tại nhà hàng và bài học 'cho người khác một con đường lui'
0 Bình luận

Không chỉ có một màu xanh biếc đặc trưng, những con sông này còn đẹp như một bức tranh thủy mặc với sự pha trộn màu sắc sống động từ tạo hóa.

Xuýt xoa trước những con sông sắc màu đẹp nhất thế giới, nhìn một lần là mê cả đời
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất