Chuyện thầy cô Điện Biên chung tay góp gạo nuôi chị em mồ côi

Nghe tin cô học trò nhỏ định nghỉ học để nuôi em, chăm bà, các thầy cô ở Điện Biên đã bàn nhau góp gạo nuôi cả hai chị em.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 24/03
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hơn hai năm kể từ ngày mẹ bỏ đi, người cha nghiện thuốc phiện cũng bặt vô âm tín, ba chị em Lò Thị Nguyệt 16 tuổi, Lò Thị Tuyết 11 tuổi và Lò Đức Khải 4 tuổi chỉ còn biết bấu víu vào bà nội ở bản Na Su, xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, Điện Biên.

Những ngày bà còn khỏe, Tuyết và Nguyệt vẫn học bán trú, cuối tuần về. Em trai đi mẫu giáo trong bản. Gia đình toàn người già với trẻ nhỏ, không có sức lao động nên bốn bà cháu sống dựa vào lòng tốt của dân bản, họ hàng. Cơm ngày hai bữa đều độn rau sắn, hiếm khi có thịt nhưng gia đình vẫn vui bởi bà cháu có nhau.

chuyen-thay-co-dien-bien-chung-tay-gop-gao-nuoi-chi-em-mo-coi

Sang năm học 2023-2024 gần hai tháng, Tuyết khi đó là học sinh lớp 6 trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Tìa Dình, xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, một mực xin thầy chủ nhiệm cho nghỉ học. Cô bé khẳng định muốn tiếp tục đến trường nhưng hoàn cảnh không cho phép bởi bà sức khỏe yếu, em trai còn nhỏ. Bản thân Tuyết cũng không muốn chị gái phải bỏ học giữa chừng bởi sắp tốt nghiệp.

"Sau này khi bà khỏe, Khải vào lớp một, em sẽ đi học lại chứ không muốn nghỉ hẳn", Tuyết nghẹn lời.

Nghe học trò tâm sự, thầy hiệu trưởng Khương Cao Quyền không khỏi xót xa và nảy ý định nhận nuôi hai chị em Tuyết giúp gia đình giảm gánh nặng. Kế hoạch của thầy được Phòng giáo dục huyện, ban giám hiệu nhà trường và Bí thư chi bộ bản Na Su đồng thuận.

Nhưng bà nội Tuyết phản đối bởi lý do cháu đi xa sẽ nhớ. Thậm chí chị gái Lò Thị Nguyệt nói sẽ nghỉ học để hai em đến trường.

"Nhưng nếu chọn một trong hai cách trên chị em Tuyết và Nguyệt sớm muộn cũng bỏ học. Một khi đã nghỉ, cơ hội các em quay lại trường rất thấp bởi cuốn vào vòng xoáy mưu sinh, nên tôi nhiều lần xuống bản thuyết phục gia đình", thầy Quyền kể.

chuyen-thay-co-dien-bien-chung-tay-gop-gao-nuoi-chi-em-mo-coi

Để bà nội ngoài 70 tuổi an tâm, thầy Quyền đề nghị đón Tuyết và Khải về trường, bố trí nơi sinh hoạt riêng. Cuối tuần các thầy cô sẽ đưa hai em về bản thăm bà, sáng đầu tuần đón lên trường. Chị cả Lò Thị Nguyệt tiếp tục đến xã Mường Nhà, huyện Điện Biên học, nếu cần hỗ trợ kinh tế nhà trường sẽ giúp đỡ. Riêng bà nội nhờ họ hàng và người dân trong bản chăm sóc.

Thấy ba cháu vẫn được đi học, cơm ngày ba bữa đủ thịt cá, người bà ngoài 70 tuổi gật đầu. "Tôi không muốn xa các cháu nhưng chúng được đi học là mừng", bà tâm sự với thầy.

Căn phòng 20 m2 trong khu tập thể giáo viên cách trường 200 m được sửa sang, kê thêm giường, bàn học, làm chỗ ở cho chị em Tuyết. Song song, thầy Quyền làm thủ tục chuyển Khải xuống trường mầm non ở trung tâm xã. Toàn bộ tiền ăn, quần áo hay phí sinh hoạt cá nhân của chị em Tuyết đều do hơn 20 thầy cô giáo tự nguyện đóng góp. Các khoản phát sinh, thầy Quyền sẽ lo liệu.

Thời gian đầu mới về trường, biết Tuyết và Khải chưa quen, các giáo viên luân phiên qua lo bữa ăn, giấc ngủ. Mỗi sáng, cậu bé 4 tuổi được thầy cô cho ăn sáng, đưa đến lớp mẫu giáo, tối đón về trường cùng chị gái ăn cơm. Về phòng, cô bé 11 tuổi tắm cho em, chủ động dọn dẹp nhà, giặt giũ quần áo. Đợi em trai ngủ, Tuyết mới mở sách vở ôn bài.

Đầu năm 2024, bà nội của Tuyết qua đời, hai đứa trẻ về bản chịu tang. Hết Tết thầy cô lại xuống an ủi, thuyết phục chị em Tuyết trở lại trường. Khác với những lần về trường trước, Tuyết nói chuyến này không thấy dáng bà ngồi ngoài cửa, không được nghe lời nhắc nhở phải ngoan, học giỏi, nghe lời thầy cô. Nhưng cô bé 11 tuổi nói luôn nhớ và hứa làm đúng lời bà dặn.

Từ ngày bà mất, chị em Tuyết ít khi về bản ngày cuối tuần. Sợ học trò buồn, thầy Quyền thường đón hai em về nhà ăn cơm, sinh hoạt cùng gia đình. Căn nhà có bốn người nay chào đón thêm hai thành viên mới. Vợ thầy thường xuyên mua quần áo mới, bánh kẹo và dành riêng một phòng cho chị em Tuyết mỗi khi về.

"Ở nhà với thầy cô thích lắm, em có cảm giác như ngày còn được ở cùng bố mẹ", Tuyết khoe.

chuyen-thay-co-dien-bien-chung-tay-gop-gao-nuoi-chi-em-mo-coi

Thầy Phạm Văn Doãn, giáo viên chủ nhiệm của Tuyết, nói gia đình em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. "Biết tin nhà trường nhận nuôi hai chị em Tuyết, bản thân tôi và các thầy cô đều phấn khởi, mừng cho học sinh. Người quyên góp tiền, người tặng quần áo, giày dép, sách vở mỗi thầy cô gom góp một ít nhưng đổi lại các con sẽ có cuộc sống tốt hơn khi tiếp cận tri thức", thầy Doãn nói.

Hơn 5 tháng về trường, Tuyết và Khải dần quen với nếp sống mới, thi thoảng em cũng xin thầy chủ nhiệm gọi điện cho chị gái để tâm sự. Cả ba hẹn đến hè sẽ cùng về bản để dọn dẹp nhà cửa, hương khói cho bà trước khi bắt đầu năm học mới.

Về phía nhà trường, nhận trách nhiệm nuôi hai đứa trẻ cũng gặp không ít khó khăn nhưng thầy Quyền nói nếu đồng lòng, hợp sức ắt sẽ vượt qua. Bước đầu, thầy cô sẽ lo liệu để Tuyết và Khải học hết lớp 9. Xa hơn, nếu các em có nguyện vọng học lên cấp ba hoặc học nghề, nhà trường sẽ tính toán trong khả năng và tiếp tục lo liệu.

"Chỉ cần các em có ý thức, quyết tâm thì học cao hơn nữa chúng tôi cũng gắng sức", hiệu trưởng nhà trường nói.

Bà Nguyễn Thị Hường, Phó Trưởng phòng Giáo dục huyện Điện Biên Đông, cho biết trước khi nhận nuôi chị em Tuyết, ban giám hiệu trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Tìa Dình đã bày tỏ nguyện vọng lên Phòng.

"Mong muốn lớn nhất của các thầy cô là không để học sinh bỏ học nên cùng chung tay góp sức. Trên toàn địa bàn huyện đây là trường duy nhất có các thầy cô nhận nuôi học sinh có hoàn cảnh khó khăn", bà Hường nói.

Theo VnExpress

Xem thêm: Nhóm "Lang Thang An Giang" và hành trình giúp hàng ngàn học sinh nghèo

Đọc thêm

Nữ sinh Nguyễn Thị Phương Lan khiến nhiều người nể phục khi tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, nhận Giải thưởng Tình nguyện Quốc gia 2023.

Nữ sinh được truyền cảm hứng từ founder dự án Nuôi em, hăng say làm thiện nguyện
0 Bình luận

Dự án "Cùng nhau nuôi em Mường Lát" của cô giáo Phạm Thanh Huyền đã kết nối rất nhiều tổ chức, mạnh thường quan giúp các em nhỏ vùng cao có bữa ăn chất lượng tại trường học.

Cô giáo Mường và dự án 'Cùng nhau nuôi em Mường Lát': 'Ăn đủ no, ngủ đủ giấc sẽ giúp các em học tốt hơn...'
0 Bình luận

Hoàng Hoa Trung - nhà sáng lập và điều hành dự án “Nuôi em” cho rằng, những phong trào tình nguyện nên có sự sáng tạo trong mô hình và cách gây quỹ trước khi xin tiền của cộng đồng.

Nhà sáng lập 'Nuôi em': Làm tình nguyện đừng vội xin tiền của cộng đồng
0 Bình luận

Tin liên quan

Phía sau hành trình đoàn tụ diệu kỳ của cô gái Pháp Kim Hoa Gouguet với gia đình Việt Nam là sự đồng hành của một "cô tiên" đặc biệt.

Chân dung 'cô tiên' phía sau những cuộc đoàn tụ Pháp - Việt
0 Bình luận

Khi gả về nhà anh, chị mười sáu, anh lên 5 tuổi. Anh là con độc đinh, cha mẹ quý hơn vàng, chỉ tiếc anh quá nhiều bệnh tật.

Tôi xin đưa em đến hết cuộc đời - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

Vụ tai nạn kinh hoàng 9 năm trước đã cướp đi đôi tay và chân phải nhưng không thể đánh gục ý chí và sự lạc quan của anh Đặng Long Hồ (31 tuổi, quê Long An).

Nghị lực phi thường của chàng trai mất tay sau tai nạn
0 Bình luận


Bài mới

Lực lượng cứu hộ Việt Nam dựng lều thăm khám cho người dân Myanmar

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Bộ Công an Việt nam đã cử tổ công tác dựng lều bạt để hỗ trợ thăm khám cho người dân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 22 giờ trước
Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt

Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.

Hành trình truyền cảm của nữ Tiktoker 19 tuổi qua đời vì ung thư

Dù đã cố gắng sống lạc qua, truyền cảm hứng tích cực cho những người bị ung thư như mình, nhưng cuối cùng nữ Tiktoker 19 tuổi vẫn phải nói lời tạm biệt…

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò nghèo vùng cao

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò Vi Thiên Phú (SN 2015) là một câu chuyện dài xúc động, thấm đẫm tính nhân văn về tình người và sự sẻ chia.

Ấm lòng tiệm mì 1.000 đồng của vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu

Tuy hoàn cảnh gia đình không quá dư dả nhưng cặp vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu vẫn sẵn sàng bỏ tiền túi, công sức ra chuẩn bị những phần ăn ngon gửi đến bà con khó khăn với tâm niệm “cho đi là còn mãi”.

Thầy giáo 30 năm ròng rã lội bộ băng rừng gieo chữ ở bản xa

30 năm gieo chữ ở xã vùng sâu Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị, đối với thầy giáo Trương Vĩnh Tiến đây không chỉ là công việc mà còn là lý tưởng trọn đời.

Nữ sinh thành lập quỹ từ thiện tiếp nối di nguyện của người mẹ đã mất

Mồ côi mẹ ở tuổi 21, cô nữ sinh Lê Yến Trân không chỉ giữ lại ký ức đẹp về mẹ mà còn quyết tâm tiếp nối con đường thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mà mẹ đã từng làm.

Đề xuất