Cô giáo Mường và dự án "Cùng nhau nuôi em Mường Lát": "Ăn đủ no, ngủ đủ giấc sẽ giúp các em học tốt hơn..."

Dự án "Cùng nhau nuôi em Mường Lát" của cô giáo Phạm Thanh Huyền đã kết nối rất nhiều tổ chức, mạnh thường quan giúp các em nhỏ vùng cao có bữa ăn chất lượng tại trường học.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cô Phạm Thanh Huyền là người dân tộc Mường, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Ngọc Lặc (Thanh Hóa) nên từ nhỏ cô đã thấu hiểu được những khó khăn, thiệt thòi và thiếu thốn của một đứa trẻ lớn lên ở vùng cao.

Nói về cơ duyên đến với dự án "Cùng nhau nuôi em Mường Lát" của mình, cô Phạm Thanh Huyền chia sẻ ý tưởng bắt đầu từ kiện đau buồn vào năm 2018, khi huyện Mường Lát xảy ra trận lũ lụt lịch sử làm thiệt hại nặng nề về người và tài sản của nhân dân. Khi đó cuộc sống của bà con dường như rơi vào bế tắc, thiếu thốn trăm bề. Nhiều đoàn thiện nguyện và các tổ chức xã hội đã tìm về để chia sẻ khó khăn với bà con Mường Lát.

"Giữa trời đông giá rét, người dân đang gồng mình khắc phục hậu quả sau cơn lũ, cảnh vật hoang tàn,... hình ảnh những em nhỏ đi chân trần, trên người chỉ có một manh áo mỏng ám ảnh tôi đến tận bây giờ", cô Huyền chia sẻ.

Vốn là người có nhiều năm thiện nguyện (cô Huyền đã thành lập Câu lạc bộ thiện nguyện hiến máu Ngọc Lặc với 20 thành viên) gắn bó với Mường Lát, bản thân cô Huyền nhận thấy phải làm một điều gì đó có thể giúp ích bền vững cho bà con Mường Lát. Nhìn cảnh các em học sinh đến trường với nắm cơm bọc trong túi bóng, không có thức ăn,... đã gợi lên trong người giáo viên dân tộc Mường ý nghĩ mang đến cho các em học sinh những bữa cơm có thịt. Cô suy nghĩ : "Ăn đủ no, ngủ đủ giấc sẽ giúp cho các em nhỏ học tập tốt hơn, sau này sẽ xây dựng được tương lai tốt đẹp hơn".

Cô Huyền cũng các thành viên trong CLB thiện nguyện tìm cách kết nối với các mạnh thường quân, kêu gọi mọi người giúp đỡ nhu yếu phẩm, đồ dùng học tập,... cho các em nhỏ ở huyện Mường Lát. Điểm đến đầu tiên của là hai bản Cánh Cộng và Cá Giáng nằm ở vùng đặc biệt khó khăn của xã Trung Lý.

co-giao-muong-va-du-an-cung-nhau-nuoi-em-muong-lat-0
Những bữa cơm của cho các em nhỏ tại các điểm trường được cải thiện hơn rất nhiều kể từ khi dự án "Cùng nhau nuôi em Mường Lát" được thành lập

Đến tháng 9/2022, dự án "Cùng nhau nuôi em Mường Lát" được Câu lạc bộ thiện nguyện - hiến máu Ngọc Lặc và Đoàn khối Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, Huyện đoàn Mường Lát phối hợp tổ chức. Dự án được tổ chức với mục đích tìm được người "nuôi" những em nhỏ. Theo đó, mỗi em nhỏ sẽ được tạo một mã số và được nhận nuôi bởi các nhà hảo tâm, mỗi suất ăn của các em sẽ được hỗ trợ thêm khoảng 7.500 đồng, mức hỗ trợ mỗi em khoảng 150.000 đồng/tháng và duy trì trong suốt khoảng thời gian các em đến trường. Khởi đầu dự án được tổ chức tại 3 điểm trường: Điểm Ón, điểm Lát (Trường Tiểu học Tam Chung) và Điểm Ón Mầm non Tam Chung với 70 cháu.

Cô Huyền cho biết, lúc mới bắt đầu triển khai, dự án đã tìm hiểu và khảo sát ở các điểm trường, 100% điểm trường lẻ tại Mường Lát vào thời gian đó chưa ăn bán trú nên cơ sở vật chất hầu như là con số 0. “Các em đều thiếu thốn những vật dụng sinh hoạt cơ bản nhất để sinh hoạt bán trú nên dự án đã vận động quyên góp từ những vật dụng nhỏ nhất như: thìa, bát, chậu,... đến những công trình lớn hơn như giếng nước, bếp ăn tại các điểm trường”, cô Huyền kể Tính đến nay, dự án "Cùng nhau nuôi em Mường Lát" đã hoạt động được gần 5 năm với số tiền kêu gọi quyên góp lên tới gần 20 tỷ đồng.

"Niềm vui lớn nhất những mạnh thường quân và các thành viên trong câu lạc bộ chính là được nhìn thấy các em từng ngày đến trường, ăn những bữa ăn ngon, đảm bảo vệ sinh, có những bộ quần áo lành lặn để mặc và được khoác trên mình chiếc áo ấm khi trời trở lạnh. Chúng tôi luôn mong mỏi các em sẽ có được điều kiện tốt hơn để đến trường học con chữ, nuôi ước mong một ngày nào đó sẽ cất cánh bay lên thay đổi cuộc đời. Riêng về phần mình, chúng tôi luôn dặn lòng phải nỗ lực, cố gắng hơn nữa trong vai trò "người kết nối" để có nhiều hơn những em nhỏ tại vùng đất nghèo Ngọc Lặc, Mường Lát có cơ hội được đến trường một cách trọn vẹn", cô giáo Phạm Thanh Huyền bày tỏ.

Sau một thời gian triển khai, Dự án "Cùng nhau nuôi em Mường Lát" đã đem đến cho những em nhỏ vùng biên Mường Lát những điều kiện sinh hoạt tại trường tốt hơn. Việc ăn uống của các em được đảm bảo về sức khỏe, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm và phụ huynh cũng yên tâm hơn khi cho con đến trường. Hiện nay Câu lạc bộ thiện nguyện - hiến máu Ngọc Lặc đã thu hút hơn 100 tình nguyện viên tham gia và có nhiều hoạt động công tác xã hội ý nghĩa.

Trong năm học 2023-2024, dự án sẽ hỗ trợ lên tới 834 học sinh tại 15 điểm trường, thêm 5 điểm trường so với năm học trước.

(Theo Tiền Phong)

Xem thêm: Cô giáo huyện miền núi vận động hơn 2 tỷ đồng giúp học trò nghèo

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Ban đầu chỉ là một cô giáo dạy ở CLB tiếng Anh tại Bắc Giang, nhưng giờ đây Nguyễn Thị Tuyến đã là trợ giảng ĐH Yale tại Mỹ.

Nguyễn Thị Tuyến: Từ cô giáo làng ở Bắc Giang tới trợ giảng ĐH Yale tại Mỹ
0 Bình luận

Tuy bản thân mang nhiều bệnh khó chữa, người phụ nữ này vẫn cố gắng vươn lên, làm cô giáo gieo chữ miễn phí cho trẻ em.

Người phụ nữ vượt bạo bệnh vươn lên làm cô giáo không chuyên, mở tủ sách yêu thương
0 Bình luận

Tròn 3 tháng, cô Nguyễn Thị Lý (44 tuổi) chuyển công tác về Trường tiểu học - THCS xã Ya Xiêr (xã Ya Xiêr, H.Sa Thầy, Kon Tum) nhưng cô đã tổ chức 4 dự án thiện nguyện hỗ trợ học sinh, người nghèo tại xã.

Cô giáo Kon Tum tổ chức loạt dự án thiện nguyện để trả ơn đời
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Xúc động trước bức thư từng gây “bão” của tân hiệu trưởng Đại học Ngoại Thương gửi đến hàng triệu sĩ tử: “Một vùng biển lặng không tạo ra được thủy thủ giỏi”

Trước khi được biết đến với cương vị mới, PGS.TS Phạm Thu Hương đã từng gây “bão” với bức thư gửi đến hàng triệu sĩ tử trước kỳ thi tốt nghiệp THPT vào năm 2020.

Hải An
Hải An 20 giờ trước
Thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng - nữ sinh Việt Nam đầu tiên giành huy chương Olympic Toán quốc tế, từng làm việc cho Liên Hợp Quốc, hết mình cống hiến cho cộng đồng ở tuổi nghỉ hưu

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Phó giáo sư xung phong làm bí thư xã biên giới với mong muốn thay đổi vùng đất khó: “Tôi không ngại khó khăn”

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Cán bộ xã mở lối đưa trà Shan tuyết Phình Hồ trở thành đặc sản triệu đô

Anh Sùng A Tủa – một cán bộ xã người dân tộc Mông, với sự sáng tạo và tình yêu mãnh liệt dành cho quê hương đã biến trà Shan tuyết cổ thụ Phình Hồ thành đặc sản triệu đô. Không chỉ đưa sản phẩm lên sàn số mà còn chinh phục các thị trường khó tính quốc tế, mở ra hướng đi mới cho nông sản vùng cao.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Chàng trai không chân vượt lên số phận bằng đam mê bơi lội: “Tôi vẫn ở đây, tôi vẫn sống trọn từng phút giây trong đam mê chính mình”

Mất hai chân sau một vụ tai nạn hy hữu, Phạm Tuấn Hưng – chàng trai không chân đã vượt lên nghịch cảnh, không chỉ trở thành vận động viên bơi lội chuyên nghiệp mang về nhiều thành tích đáng nể mà còn là nhà sáng tạo nội dung số với mức thu nhập đáng nể.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Trưởng thôn 47 tuổi quyết tâm lấy bằng tốt nghiệp THPT để xứng đáng với niềm tin của nhân dân

Mong được dân tiếp tục bầu làm trưởng thôn, anh Ksor Wek (47 tuổi, Gia Lai) quyết tâm lấy được tấm bằng tốt nghiệp THPT.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Nam sinh khuyết tứ chi quyết tâm tham gia kỳ thi tốt nghiệp dù được miễn

Bị cụt tứ chi từ năm 2 tuổi, được đặc cách tốt nghiệp nhưng nam sinh Nguyễn Gia Lâm vẫn quyết tâm tham gia và muốn được tự viết bài, lấy điểm để vào đại học.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Shipper U80 từ chối nhận giúp đỡ, lý do đằng sau khiến nhiều người xúc động

Thấy ông cụ đã gần 80 tuổi vẫn làm shipper (người giao hàng) để nuôi con con ăn học, cộng đồng mạng kêu gọi ủng hộ tiền nhưng ông kiên quyết từ chối, bảo rằng: "Tôi còn sức khỏe thì còn cố gắng lao động để nuôi con".

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Người cha 40 tuổi quyết tâm thi tốt nghiệp THPT để làm gương cho con

Sáng 26/6, anh Trần Tiến Phước (40 tuổi) chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại TPHCM với mong muốn viết tiếp ước mơ dang dở và làm tấm gương sáng cho con.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Tiến sĩ Bùi Hải Hưng – “Thiên tài” toán học Việt Nam sở hữu “bộ óc” hàng đầu thế giới về AI với hồ sơ sự nghiệp “đỉnh của chóp”

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.

Nam sinh “tí hon” ở Đắk Lắk khiến nhiều người xúc động với câu chuyện vượt khó và ước mơ bình dị

Chỉ cao 1m25, nặng chưa tới 30kg, nam sinh “tí hon” - Nguyễn Văn Thiện, học sinh lớp 12 trường Trường THPT Krông Bông (Đắk Lắk) khiến cả phòng thi bất ngờ vì vóc dáng bé nhỏ như học sinh tiểu học.

Hải An
Hải An 26/06
Cụ ông U70 trích lương hưu lo bữa sáng cho người nghèo

Với mong muốn sẻ chia yêu thương với những học sinh khó khăn, những người lao động nghèo, cụ ông Đỗ Tùng Lâm (61 tuổi, ngụ xã Tân Phú Trung, H.Châu Thành, Đồng Tháp) đã chủ động trích lương hưu, thực hiện mô hình “Điểm tâm nhân ái”.

Hải An
Hải An 26/06
Vượt nghịch cảnh, nam sinh trở thành tân kỹ sư chỉ với “niềm tin của mẹ và cuốn sổ hộ nghèo”

Mang theo niềm tin của mẹ và cuốn sổ hộ nghèo vào thành phố, nam sinh Nguyễn Nhật Trường (22 tuổi) đã nỗ lực vừa học vừa làm, tốt nghiệp sớm Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM với bằng xuất sắc.

Hải An
Hải An 24/06
Nam sinh vừa đi học vừa tranh thủ nhặt ve chai, xin cơm thừa để nuôi theo phụ bố mẹ

Nhà khó khăn, cha mẹ bệnh tật liên miên nên hàng ngày nam sinh Lê Hữu Do (học sinh lớp 11, trường THPT Phan Ngọc Hiển,  thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, Cà Mau) vừa đạp xe đi học, vừa tranh thủ nhặt ve chai, xin thức ăn thừa bên đường để về nuôi heo phụ mẹ.

Hải An
Hải An 23/06
Chân dung ông Hai Số 20 năm tình nguyện vá đường

Hơn 20 năm dành tâm huyết cho việc vá đường, ông Võ Văn Hai hay còn được gọi với cái tên “Hai Số” ở khu vực 1, P.4, TP.Vị Thanh, Hậu Giang được ví như “khắc tinh” của những ổ voi, ổ gà, giúp bà con đi lại an toàn.

Hải An
Hải An 23/06
Thầy giáo người Mông nuôi gà đen âm thầm thắp sáng ước mơ nơi non cao

Thầy Xồng Bá Cha (SN 1975) ở xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An không chỉ tận tâm với sự nghiệp gieo con chữ cho học trò vùng cao mà còn là người tiên phong trong hành trình bảo tồn giống gà bản địa quý, giúp bà con thoát nghèo.

Hải An
Hải An 21/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất