Nể phục học vấn của 6 tỷ phú USD giàu nhất Việt Nam: Người đi du học, người có bằng Tiến sĩ
Có thể thấy, học vấn của 6 tỷ phú USD Việt Nam đều rất nổi bật, có người đi du học, có người có cả bằng Tiến sĩ.
Hiện nay, việc học đại học đã không còn là con đường duy nhất dẫn tới thành công. Không ít triệu phú, tỷ phú tự thân đã trở nên giàu có, dù họ không học hết đại học, thậm chí là cấp 3.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà việc học đại học trở nên kém quan trọng. Bill Gates, người từng bỏ học đại học để khởi nghiệp cũng từng khuyên rằng người trẻ nên chú trọng việc học trước khi bước vào đời. Không nói đâu xa, hãy cùng xem học vấn những người giàu nhất ở Việt Nam - các tỷ phú USD thành công nhất trên thương trường hiện tại.
Phạm Nhật Vượng
Hiện tại, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Vingroup đang là người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản 6,8 tỷ USD. Trước kia, ông từng là học sinh trường THPT Kim Liên, sau đso đi học ở ĐH Mỏ Địa chất Hà Nội.
Vào những năm 1980, nhờ các mối quan hệ hữu nghĩ tốt đẹp với các nước Đông Âu, đặc biệt là Liên Xô (cũ), Việt Nam đã gửi rất nhiều học sinh có thành tích học tập xuất sắc sang họ tập. Thời kỳ đó, du học Liên Xô là ước mơ thoát nghèo của nhiều người Việt, với cơ hội học hỏi từ kinh tế – tài chính đến khoa học – kỹ thuật.
Ông Vượng cũng là một trong những người có thành tích xuất sắc và được đi du học thời gian đó. Năm 1987, ông giành suất học bổng du học tại Học viện địa chất Moscow, chuyên ngành kinh tế và địa chất. Sau khi tốt nghiệp và kết hôn với người bạn gái đại học, vợ chồng ông chuyển tới TP. Kharkov, tại đây mở cửa hàng ăn tên Việt Nam Thăng Long. Về sau, tỷ phú Phạm Nhật Vượng khởi nghiệp với thương hiệu mì gói Mivina, khởi đầu cho hành trình xây dựng Tập đoàn đa ngành lớn nhất Việt Nam – Vingroup.
Hồ Hùng Anh
Ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Techcombank cũng là một trong những doanh nhân lập nghiệp ở Đông Âu. NĂm 1987, vị tỷ phú này đã thi đỗ vào khóa 22 đào tạo kỹ sư ở Học viện Kỹ thuật Quân sự. Sau đó, ông đi học ngành kỹ sư điện ở trowfng ĐH Bách Khoa Kiev, Ukraine.
Cũng thời gian này, ông Hùng Anh gặp gỡ và quen biết với ông Nguyễn Đăng Quang, trở thành đối tác kinh doanh thân thiết. Cả hai cùng điều hành Masan Rus Trading ở Nga, chính là tiền thân tập đoàn hàng tiêu dùng Masan.
Từ năm 1997 - 2004, ông Hồ Hùng Anh giữ chức Tổng giám đốc của Masan Rus Trading, đồng thời thực hiện buôn bán hoàng hóa giữa Việt Nam và Đông Âu. Sau khi trở về Việt Nam, ông Hùng Anh tiếp tục tập trung xây dựng Masan với ông Đăng Quang. Mãi đến tahsng 4/2018, vị tỷ phú này mới từ bỏ mọi chức vụ ở Masan để tập trung phát triển Techcombank.
Nguyễn Đăng Quang
Nguyễn Đăng Quang là Chủ tịch Tập đàon Masan, vốn sinh ra ở mảnh đất miền Trung nghèo khó. Nhờ sự chăm chỉ vượt khó và tư chất thông minh, ông đã có cơ hội ra nước ngoài du học. Tuy sự nghiệp gắn với ngành kinh tế, nhưng ông là một trong những gương mặt tiêu biểu của "thế hệ vàng" du học sinh Việt Nam ở Đông Âu những năm 1980-1990.
Ông tốt nghiệp bằng Thạch sĩ ngành Quản trị kinh doanh ở ĐH Kinh tế Nga Plekhanov. Đáng chú ý, ông còn có trong tay tấm bằng Tiến sĩ Vật lý hạt nhân ở ĐH Vật lý ứng dụng – Viện Hàn lâm khoa học Belarus.
Học vấn của ông Quang quả thực "không phải dạng vừa", khiến nhiều người ngạc nhiên khi một tiến sĩ lại đi buôn mì gói. Về việc này, ông chủ Masan từng chia sẻ ở Đại hội cổ đông 2019 rằng: "Hơn hai mươi năm trước, tình hình kinh tế Việt Nam còn khó khăn, nhu cầu “no bụng” người Việt Nam là rất cấp thiết, cách tốt nhất và nhanh nhất mà họ có được là một gói mì. Đến một ngày, Masan phát hiện ra không chỉ riêng gì người Việt Nam mà còn 140 triệu người dân Nga cũng cần gói mì để giải quyết cơn đói lòng".
Nguyễn Thị Phương Thảo
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là Tổng Giám đốc Vietjet Air, là nữ tỷ phú USD đầu tiên ở Việt Nam. Bà sinh ra trong một gia đình có điều kiện ở Hà Nội, năm 17 đã đi du học và sớm nổi tiếng trong cộng đồng du học sinh với thành tích học tập xuất sắ.c
Được biết, nữ tỷ phú có 2 bằng cử nhân, 1 bằng Tiến sĩ. Trong đó, bà có bằng Cử nhân Tài chính tín dụng tại Học viện Thương mại Moscow, bằng Cử nhân ngành Quản lý kinh tế lao động trường Kinh tế quốc dân Moscow và bằng Tiến sĩ ngành điều khiển học kinh tế của học viện Mendeleev.
Bên cạnh việc điều hành hàng không giá rẻ Vietjet Air, bà Thảo còn cùng chồng là ông Thanh Hùng điều hành hệ sinh thái Sovico Group – tập đoàn hoạt động trong ngành hàng không, tài chính ngân hàng, năng lượng, bất động sản.
Trần Đình Long
Ông Trần Đình Long là Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát, vốn là một học sinh giỏi văn và mê văn học cổ điển. Dù từng có tên trong đội tuyển học sinh giỏi môn Văn ở trường, khi vào đại học ông lại học Toán kinh tế của Đại học Kinh tế Quốc dân.
Từng bị đồng nghiệp mỉa mai là "không biết gì về thép", ông Trần Đình Long cùng các cộng sự gây dựng Hòa Phát thành tập đoàn tư nhân sản xuất thép lớn nhất Việt Nam. Vào tháng 4/2021, do giá trị cổ phiếu tăng mạnh, ông chủ Hòa Phát đã vượt qua bà Phương Thảo để trở thành người giàu thứ nhì Việt Nam.
Trần Bá Dương
Ông Trần Bá Dương là Chủ tịch HĐQT CTCP Ô tô Trường Hải, sáng lập ra THACO vào năm 1997. Ban đầu, THACO chỉ chuyên bán xe, sau đã trở thành cơ sở lắp ráp xe cho nhiều thương hiệu quốc tế như Kia, Mazda,...
Ông Trần Bá Dương sinh ra trong một gia đình đông con ở Thừa Thiên - Huế, sau chuyển vào Đà Lạt sinh sống. Ông có bằng cử nhân Đại học Bách Khoa TP.HCM chuyên ngành Máy nâng chuyển bốc xếp. Dưới sự lãnh đạo của ông, hiện nay THACO là một trong những công ty xe lớn nhất Việt Nam.
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận