Những chuyến xe nghĩa tình của "biệt đội xe bán tải" ở Hà Nội giữa mùa dịch
Trong đợt giãn cách vừa qua ở Hà Nội, biệt đội xe bán tải Fansipan đã vận chuyển hàng ngàn chuyến lương thực, thiết bị y tế từ thiện tới tay người cần.

Vừa qua, do dịch bệnh COVID-19 phức tạp, Hà Nội đã tiến hành giãn cách xã hội để chống dịch. Trước tình hình đó, bên cạnh lực lượng tuyến đầu dốc sức chữa trị, còn có hàng ngàn người tình nguyện trở thành hậu phương vững chắc, giúp đỡ bà con. Một trong số đó là nhóm "biệt đội bán tải" Fansipan (thành viên CLB Xe bán tải Việt Nam - PVC) tại Hà Nội.
Những chuyến xe nghĩa tình giữa mùa dịch
Khoảng 8h sáng, anh em trong nhóm tình nguyện xe bán tải Fansipan có mặt tại điểm tập kết 630 Quang Trung (Hà Đông). Đặc biệt, những tài xế của nhóm vốn xuất thân từ đủ thứ nghề, người là bác sĩ, người là kỹ sư,... Nhiệm vụ của họ là chuyển 4 tấn củ cải Sơn La tới các khu dân cư, bếp từ thiện ở địa bàn Hà Nội.
Sau khi các anh em đã tập hợp đủ, anh Hoàng Trọng Kiên - đội trưởng Fansipan phân công nhiệm vụ: "Anh Phương nhận 7 bao đến Lê Hồng Phong và 3 bao sang bếp từ thiện ở Trần Đại Nghĩa, xe của Đạt chở 10 bao sang bếp từ thiện ở Long Biên, xe anh Long sang khu phong tỏa ở Văn Chương, 10 bao...".

Nghe đội trưởng phân công xong, những người còn lại nhanh chóng vận chuyển hàng hóa. Họ đeo sẵn những đôi găng tay chuyên dụng, dàn "quân" chỉn chu: Người ở dưới nhấc bao củ cải, người ở trên đó hàng và xếp ngay ngắn vào thùng xe. Khoảng 8h30, cả đội đã vận chuyển xong 4 tấn củ cải trên các thùng xe.
Anh Kiên cho biết: "Số củ cải này do một đội tình nguyện viên, các tăng ni, phật tử thu gom từ Mộc Châu, Sơn La gửi tặng bà con Hà Nội. Nhiệm vụ của chúng tôi là chuyển củ cải đến những địa điểm đã định sẵn". Nói xong, họ cười nói vui vẻ, tạm chia tay nhau rồi lên đường.

Được biết, kể từ đầu dịch năm ngoái, đội Fansipan với khoảng 40 thành viên đã tham gia hàng ngàn chuyến vận chuyển nghĩa tình. Họ đã chở hàng trăm tấn rau củ, thiết bị y tế, những suất cơm từ thiện của Thành đoàn Hà Nội và hàng hóa do các công ty, mạnh thường quân... đi khắp thủ đô. Dù ngày hay đêm, họ đều sẵn sàng lên đường, vận chuyển hàng tới tay những người cần kíp.
Chị Phạm Thị Diệu (Hà Đông) là một trong những thành viên nữ hiếm hoi của đội. Chị cùng chồng đang thực hiện một nhiệm vụ cao cả: Chuyển 265 suất bánh và sữa do mạnh thường quân gửi tới các bệnh nhi mắc ung thư máu tại khoa H6, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương. Chị Diệu tâm sự: "Trẻ em có lẽ là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất trong mùa dịch. Nhìn các cháu mắc bệnh hiểm nghèo, tôi thương lắm".

Lúc sau, chị nói thêm: "Không nghĩ đến thì thôi, chứ nghĩ đến dịch bệnh lại càng thấy khiếp đảm. May mà hai cháu nhỏ về quê tránh dịch, vợ chồng tôi đều được tiêm phòng COVID-19 nên mới dám xông pha thế này".
Dốc sức mình hỗ trợ khi Hà Nội "ốm"
Anh Hoàng Kiên cho biết, vợ con anh đã về quê chống dịch từ sớm, hiện tại chỉ còn anh ở lại Hà Nội. Xa vợ con đã lâu, chính công việc từ thiện này đã giúp anh mạnh mẽ và vơi đi nối nhớ. Anh kể: "Tôi lên Thủ đô đi học đại học rồi lập nghiệp, lập gia đình ở đây. Hà Nội như quê hương thứ hai của tôi, của con tôi nữa. Giờ đây Hà Nội bị ‘ốm,’ chúng tôi đều thấy mình có khả năng và trách nhiệm góp sức để xua tan dịch bệnh, giảm nhẹ gánh nặng do COVID-19 gây ra cho những hoàn cảnh khó khăn".
Người đội trưởng ấy nhớ lại kỷ niệm đáng nhớ nhất trong hành trình của mình, đó là lúc gặp mẹ con chị N. và bé H.A. mới 13 tuổi bị ung thư máu. Không thể về quê do giãn cách, nhờ các mạnh thường quân mà hai mẹ con có chỗ ở tạm gần Viện Huyết học.

Biết chuyện, anh Kiên đã đăng ký cho hai mẹ con chị N. tham gia chương trình suất ăn tình nghĩa của Thành đoàn Hà Nội. Ngày 2/9 vừa qua, anh thay mặt đội Fansipan gửi chị N. một số tiền nho nhỏ. Anh cho biết: "Tình cảnh của hai mẹ con rất đáng thương, chúng tôi vô cùng xót xa. Thế rồi chỉ khoảng 5 hôm sau ngày giao cơm gửi quà ấy thì cháu bé qua đời. Từ đó, câu chuyện trở thành kỷ niệm buồn mà không anh em nào trong nhóm có thể quên".
Đội trưởng Fansipan nói thêm, đội tình nguyện của anh cũng thường xuyên vận chuyển rau củ do tăng ni, Phật tử các tỉnh khác ủng hộ cho Hà Nội. Có sư thầy trong chùa vì quý mến, đã gửi tặng thêm cho anh 15 mớ rau, có bếp ăn thiện nguyện lại nấu dư suất ăn cho các tài xế. Những món quà ân tình ấy đã giúp các thành viên trong đội xe bán tải Fansipan được tiếp thêm sức mạnh, cống hiến hết mình cho những chuyến xe nghĩa tình.
Xem thêm: Niềm vui không tưởng cho mẹ con thủ khoa trường Y sau lá đơn vay tiền đóng học
Đọc thêm
Dù chỉ còn 1 tay, thương binh Thanh Hóa Lê Bá Nhiệm vẫn miệt mài với công tác khuyến học hơn 30 năm qua.
Dù đã 72 tuổi, nữ bác sĩ Phùng Thị Nhung vẫn tình nguyện đi chống dịch, giúp đỡ đồng nghiệp ở điểm tiêm vaccine.
Sau khi xin được số lượng điện thoại cũ kha khá, thầy Dũng tự tay sửa chữa, cài đặt lại phần mềm rồi mang tặng học sinh nghèo để các em có thiết bị học trực tuyến.
Tin liên quan
Tương truyền, lúc đặt địa bàn xuống để nhắm phương hướng thì mặt gương bỗng bị vỡ. Vua Gia Long liền lớn tiếng bảo thần núi: "Quý gì mảnh đất này mà người lại cố giữa không cho trẫm chôn mẫu hậu?".
Khi thấy người đàn ông giống như đang bị đuối nước và kêu cứu, con voi không nề hà phi thẳng xuống dòng nước xiết để cứu chủ.
Vượt lên nghịch cảnh, nam sinh Xồng Bá Hùa đã lập kỳ tích khi là trẻ mồ côi được Làng trẻ em SOS Vinh chăm sóc nuôi dưỡng đầu tiên đỗ vào trường ĐH Y Hà Nội.
Bài mới

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.