Ấm lòng quán cơm 2.000 đồng/suất giúp người nghèo no bụng
1 năm qua, quán cơm Như Ý (Biên Hòa) vẫn đều đặn dành 200 suất cơm chỉ có giá 2.000 đồng cho người nghèo ở địa phương.

Mỗi ngày, quán cơm Như Ý (phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa) cung cấp khoảng 400 suất ăn. Đáng nói, trong đó có 200 suất ăn bán cho người nghèo với giá chỉ 2.000 đồng/suất. Hơn 1 năm nay, quán hoạt động liên tục từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần và bán mang về. Người lao động nghèo, người bán hàng rong, người khuyết tật hay người lớn tuổi... là những khách hàng thân thuộc của quán cơm.
Có một thực tế là, với 2.000 đồng, bất cứ bà nội trợ nào cũng không thể nấu ra được một bữa ăn trong thời buổi vật giá leo thang như hiện nay. Trong khi đó, cũng số tiền này, những người nghèo sẽ mua được 1 hộp cơm có 3 món gồm: 1 món mặn, 1 món xào và canh. Thực đơn sẽ thay đổi mỗi ngày.

“Có khi chúng tôi mua theo phiếu nhưng nhiều khi được phát miễn phí. Quan trọng hơn là, dù quán 'cho là chính' nhưng thái độ của những người ở quán cơm Như Ý từ quản lý đến người phát cơm ở đây rất lịch sự, chúng tôi thấy mình được tôn trọng nên rất biết ơn” – bà Hoàng Thị Mai, một thực khách quen thuộc của quán cơm chia sẻ.
Chị Huỳnh Hoàng Oanh, ngụ khu phố 1, phường An Bình, thành phố Biên Hòa, là 1 trong 2 “chủ xị” của quán cơm 2 ngàn đồng này. Trong đó, người bạn của chị Oanh bỏ vốn đầu tư lẫn mua nguyên liệu nấu ăn hàng ngày. Còn chị Oanh là người chịu trách nhiệm quản lý, vận hành quán ăn.

Mỗi ngày quán cung cấp 400 suất ăn. Trong đó, 200 suất là phát miễn phí cho bệnh nhân hay thân nhân bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai. 200 suất còn lại bán cho những người có hoàn cảnh khó khăn, lao động nghèo sinh sống tại thành phố Biên Hòa.
“Dù quán ăn nấu để phát miễn phí hoặc bán với giá chỉ 2 ngàn đồng nhưng chúng tôi vẫn làm đầy đủ quy trình và giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài đầu tư ban đầu về hệ thống bếp, tủ nấu cơm công nghiệp, quán thuê 3 người đứng nấu với mức lương 6-7 triệu đồng/người/tháng” – chị Oanh chia sẻ.

Theo chị Oanh, nếu tính chi phí từ nguyên liệu: gạo, cá, thịt… và công nấu thì bình quân mỗi suất ăn rơi vào từ 10 ngàn - 15 ngàn đồng/suất ăn. Quán ưu tiên những người già cả hay bị bệnh sẽ được nhận cơm sớm, không phải xếp hàng khi đến lấy. Khi có phiếu, mỗi người lấy cơm rồi bỏ tiền vào thùng để ở trước quán. Số tiền này sẽ phụ quán duy trì quán cơm này.
Chia sẻ về động lực thực hiện quán ăn ấm áp tình người này, chị Oanh cười nói: “Tôi cũng không biết động lực từ đâu nhưng thấy mọi người đến quán ngày càng đông hơn, vui vẻ nhận cơm làm tôi thấy việc làm của mình có ý nghĩa hơn. Mặc dù, mở quán cơm khá vất vả nhưng tôi luôn cảm thấy vui và yêu thích việc mình đang làm”.

Chủ quán cơm Như Ý cho hay, quán cơm sẽ tiếp tục mở lâu dài để phục vụ và chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn… “Việc làm của mình vẫn còn nhỏ bé, chưa có gì lớn lao cả” – chị Oanh nói.
Theo báo Đồng Nai
Xem thêm: Nữ Bí thư Nghệ Ân hết lòng với công tác Đoàn, say mê thiện nguyện
Đọc thêm
Cứ mỗi cuối tuần, các thành viên của nhóm từ thiện Singing for Sharing lại lên đường, cất tiếng hát ca vì những bệnh nhi nghèo.
Nhờ nghị lực phi thường của bản thân Bế Thị Băng (Cao Bằng) đã vượt qua nỗi đau mất chân, sống một cuộc đời mới đầy yêu thương và ý nghĩa.
Sau khi bị cướp cả xe lẫn hàng, anh Huỳnh Văn Sơn đã đăng lên mạng nhờ giúp đỡ. Cộng đồng đã nhanh chóng quyên góp 80 triệu đồng để anh mua lại xe và bồi thường tiền hàng.
Tin liên quan
Sau nhiều năm viết về tài chính, nữ phóng viên Tanza Loudenback đã đúc kết được nhiều bài học đắt giá về tiền bạc mà ai cũng nên biết.
Ngày đầu về nhà chồng, vừa thay vội chiếc váy cưới mẹ chồng đã gọi ra rửa 10 mâm bát đầy. Nhìn đống bát đũa tôi liền cảm thấy sợ hãi với tương lai phía trước.
Những câu hỏi trắc nghiệm về đoạn thơ "Đất Nước" cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình ôn thi môn Ngữ văn 12.
Bài mới

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.