Phía sau sự việc anh shipper bị cướp là tấm lòng nhân ái của cộng đồng
Sau khi bị cướp cả xe lẫn hàng, anh Huỳnh Văn Sơn đã đăng lên mạng nhờ giúp đỡ. Cộng đồng đã nhanh chóng quyên góp 80 triệu đồng để anh mua lại xe và bồi thường tiền hàng.

Anh Huỳnh Văn Sơn, 34 tuổi, là nhân viên giao hàng (shipper) ở TP Thủ Đức. Khoảng 11h30 ngày 21/4, chiếc xe máy cùng thùng hàng 81 đơn chưa kịp giao bị cướp mất khi anh đang ăn trưa tại một quán trên đường Hàng Tre, phường Long Thạnh Mỹ.
Truy đuổi hai tên cướp không được, anh Sơn đến công an phường Long Thạnh Mỹ trình báo.
Anh cho biết chiếc xe máy giá 50 triệu đồng là tài sản tích góp trong nhiều năm và dự kiến phải bồi thường gần 12 triệu đồng tiền hàng.
Vợ chồng anh Sơn cùng quê Vĩnh Long đến TP HCM làm nghề giao hàng được hai năm. Hàng tháng, tổng thu nhập vợ chồng khoảng 15 triệu, vừa đủ tiền sinh hoạt và tiết kiệm được chút gửi về cho con gái 14 tuổi ở quê ăn học.

Anh Sơn giấu bố mẹ vì không muốn họ buồn và ảnh hưởng đến con gái chuẩn bị thi học kỳ. Từ đầu năm đến nay, anh dành dụm được ba triệu đồng, dự định dịp lễ 30/4 về thăm con nhưng nay đành phải nói dối "ở lại thành phố kiếm tiền".
"Tôi suy sụp tinh thần, bốn đêm trằn trọc không thể ngủ còn vợ xót tiền nên cứ khóc", anh Sơn nói. "Chúng tôi không biết lấy đâu ra tiền đền".
Sáng 25/4, chị Nguyễn Đỗ Trúc Phương, ngụ quận 1, đọc được thông tin vụ cướp xe hàng trên mạng xã hội. Khoảng 13h, Phương đăng thông tin về trường hợp của anh Sơn, 30 phút sau đã nhận được hơn 80 triệu đồng của hàng trăm người không quen biết.

Chiều cùng ngày, Phương tìm đến nhà anh Sơn để trao tiền và đưa anh đến cửa hàng xe máy ở TP Thủ Đức để mua lại chiếc mới, giá 60 triệu đồng. Phần còn lại, anh dành bồi thường số hàng bị mất.
Nam shipper run rẩy khi biết mình được mọi người quyên góp, giúp đỡ. "Tôi cảm thấy xúc động trước sự giúp đỡ của những người xa lạ dành cho mình", anh Sơn nói.
Sau khi có xe mới và đủ tiền bồi thường, Sơn từ chối nhận thêm bởi bản thân còn sức lao động, muốn nhường tiền quyên góp cho các hoàn cảnh khó khăn khác.
Tối 25/4, anh gọi về cho con gái ở quê hứa lễ sắp tới sẽ về. "Nghe giọng trong điện thoại nó vui lắm", anh Sơn kể.
(Theo VnExpress)
Xem thêm: Việc tử tế: Gánh ve chai của Tiktoker giàu lòng nhân ái
Đọc thêm
Chứng kiến những nguy hiểm luôn rình rập người dân qua lại 2 bên bờ sông Ba, gần 10 năm qua, ông Ksor Yan tự có tiền bạc, công sức ra bắc cầu...
Từ tay trắng làm nên tất cả nên ông Phan Ngọc Anh vô cùng trân quý đồng tiền và thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của nhiều người. Vì thế, khi đã ổn định, ông dành phần lớn lợi nhuận làm từ thiện.
Dù đã 80 tuổi ở Quảng Nam vẫn miệt mài lấy tiền dưỡng già của mình đi xây hàng chục cây cầu dân sinh tặng cho bà con ở các vùng quê khó khăn.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.