13 năm ròng rã nấu cháo giúp đời
Suốt 13 năm qua, ông Nguyễn Thanh Sơn (64 tuổi, ngụ phường Cái Khế, Ninh Kiều, TP Cần Thơ) miệt mài nấu cháo tặng những người đi nuôi bệnh.
Trích tiền chạy xe ôm làm từ thiện
Mỗi ngày, khoảng 11 giờ, ông Sơn lại mang lỉnh kỉnh dụng cụ nấu cháo đến một góc đường gần Bệnh viện Phụ sản TP.Cần Thơ. Sắp xếp đồ đạc đâu vào đó, ông liền đo nước, đong gạo, nhóm than thổi lửa…
Nhìn ông liên tục quạt lửa, khuấy cháo cho đều trong nhiều giờ đủ thấy công việc không dễ dàng. Vết chai sần trong lòng bàn tay phải của ông do cầm quạt, cầm muỗng đã nói lên điều đó.
Ông Sơn duy trì công việc nấu cháo được 13 năm nay. Gian bếp bố trí tạm bợ dưới tán cây, chỉ có thêm chiếc dù che mưa nắng. Không có bảng hiệu, nhưng hễ nói bếp cháo của ông "Sơn xe ôm" thì mọi người đều có thể nhận diện được. Sở dĩ có tên gọi này vì ông Sơn từng trích tiền sửa xe, chạy xe ôm để làm việc tử tế.
Ông Sơn kể, năm 2010, vợ bán hủ tiếu, ông sửa xe lề đường và chạy xe cạnh Bệnh viện Phụ sản TP.Cần Thơ. Một người cháu thấy ông có tâm nên ngỏ ý tài trợ gạo để ông nấu cháo. Vốn muốn giúp đỡ mọi người nên ông đồng ý ngay. Từ ngày đầu khai bếp, những suất cháo và nước sôi của ông Sơn nhận được sự quan tâm của mọi người. Thời gian đầu, mỗi ngày ông nấu 2 kg gạo, nay đã tăng lên 7 kg, tương đương 120 suất cháo. "Ngoài việc tặng những người đi nuôi bệnh, tôi còn có phần dành cho người bán vé số, lượm ve chai, chạy xe ôm. Cháo nấu lâu chứ cho khoảng 30 phút là hết rồi. Riêng ngày mưa thì chậm hơn, nhưng tôi đều ráng đợi mọi người đến nhận", ông Sơn bộc bạch.

Ngày nào cũng nấu, bất kể nắng mưa
Ông Sơn nấu cháo trắng hương lá dứa, chuẩn bị thêm túi muối, túi đường, túi dưa muối nhỏ để ăn kèm. Thoạt nhìn, phần cháo khá đơn giản nhưng chứa bên trong là cả tình nghĩa của người đàn ông đất Tây Đô. Có lẽ cảm nhận được nên nhiều người từng xin cháo đã tự nguyện phụ ông các phần việc nhỏ, người thì múc cháo, người bỏ cháo vào bọc, người mang ra tặng.
"Thấy chú Sơn lớn tuổi mà vẫn tận tình, hết lòng vì người khác nên tôi trân trọng, tranh thủ ra đây phụ giúp. Tôi có bữa làm bữa nghỉ, nhưng chú Sơn thì bất chấp nắng mưa, ngày nào cũng nấu cháo", bà Nguyễn Thị Hồng Hoa (45 tuổi, ngụ Q.Ninh Kiều) chia sẻ.
Nhiều người nuôi bệnh và lao động nghèo thay nhau đến nhận, thoáng chốc cháo trong nồi cạn một nửa. Từng nhận cháo chỗ ông Sơn trong những ngày đi nuôi bệnh, bà Võ Thị Kim Hương (58 tuổi, ngụ H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) chia sẻ: "Những phần cháo này có ý nghĩa lắm. Tôi lên thành phố nuôi con, không quen ai nên khi được nhận cháo cảm thấy thật ấm lòng, gần gũi. Quý lắm".
Từ dịch Covid-19 đến nay, do lớn tuổi, ông Sơn ngừng chạy xe ôm và sửa xe. Hiện một người em ở nước ngoài gửi cho ông 5 triệu đồng/tháng để trang trải cuộc sống và duy trì việc nấu cháo. Ngoài ra, nhiều nhà hảo tâm cũng thường xuyên tặng gạo, gửi chút tiền cho ông mua than để tiếp tục lan tỏa việc có ích cho đời. "Có lúc tôi cũng thử cảm giác an dưỡng tuổi già theo lời khuyên của mọi người nhưng không được. Ở nhà mãi thấy bứt rứt, khó chịu, đi nấu cháo có cực nhưng mà thoải mái, vui hơn. Vừa giúp mọi người vừa cảm thấy hạnh phúc thì không có lý gì phải nghỉ cả", ông Sơn tâm sự.
(Theo Thanh Niên)
Xem thêm: Sứ mệnh gieo yêu thương: Nhà văn nữ lai 2 dòng máu và Loan - Quỹ từ thiện mang tên người mẹ Việt
Đọc thêm
Bước ra từ những mất mát do COVID-19 gây ra, chị Bùi Thị Cẩm Tú tự vực dậy bằng các hoạt động thiện nguyện. Thậm chí còn bán cả nhẫn kim cương để làm từ thiện.
Dân tình đang không khỏi xôn xao trước thông tin Nguyễn Hà Kiều Loan (Lona) tố sư thầy từ thiện sai trái, làm giả thông tin.
"Tôi luôn dạy các con mình, làm việc thiện chính là đang tích đức cho bản thân và con cháu”, bà Chu Thị Thanh chia sẻ .
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.