Người phụ nữ vượt bệnh tật làm từ thiện: "Làm việc thiện chính là đang tích đức"
"Tôi luôn dạy các con mình, làm việc thiện chính là đang tích đức cho bản thân và con cháu”, bà Chu Thị Thanh chia sẻ .

Con người vốn có nhiều đam mê nhưng đam mê làm việc thiện như bà Chu Thị Thanh (SN 1956, ngụ tại 18/18 phường Sơn Lộc, Sơn Tây, Hà Nội) thì có lẽ chẳng mấy người có. Niềm đam mê ấy lớn đến mức, bất chấp bệnh tật và tuổi già, bà vẫn tranh thủ từng cơ hội, từng thời gian dù là nhỏ nhất để… thỏa đam mê đó.
Đam mê khác người
Buổi chiều thứ 5 hàng tuần là lịch cố định mà bà Thanh đi chợ để chuẩn bị nguyên vật liệu cho bữa cháo từ thiện vào sáng hôm sau tại Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây. Lịch trình không mong muốn này bà buộc phải thêm vào thời gian biểu của mình kể từ sau lần bị đột quỵ vào năm 2022.
Kể từ đó, cứ mỗi tuần một lần, bà Thanh lại ghé bệnh viện để khám bệnh tiểu đường và kiểm tra lại sức khỏe. Cũng vì lí do này, cuộc hẹn của tôi với bà phải dời xuống buổi chiều thay vì buổi sáng như trước đó.
Đầu giờ chiều, bà tiếp đón tôi bằng nụ cười rạng rỡ, không có bất cứ dấu hiệu mệt mỏi nào. Nhìn vào ngôi nhà khang trang, kiên cố nơi chúng tôi gặp mặt, ít ai nghĩ gia đình bà từng có cuộc sống rất khó khăn. Nhưng những khó khăn trong cuộc đời đó chưa bao giờ làm khó được người phụ nữ mạnh mẽ này.
Khi được hỏi bản thân mang bệnh lại ở cái độ tuổi đáng ra nên an nhàn sống cùng con cháu nhưng mà vẫn miệt mài làm thiện nguyện có ảnh hưởng đến sức khỏe không. Bà vui vẻ trả lời: “Nhiều lúc mệt nhưng khi nhìn thấy nụ cười của những người mình giúp đỡ thì tôi lại thấy khỏe hơn và tâm trạng bỗng vui hơn rất nhiều”.
Cũng giống như mọi gia đình thời chiến khác, gia đình bà khi đó cực kỳ khó khăn, không có bữa nào được ăn no. Tốt nghiệp trường trung cấp nấu ăn vào năm 1976, bà lập gia đình và về công tác tại cửa hàng ăn uống huyện Phúc Thọ. Đến năm 1991, công ty giải thể, bà về nghỉ chế độ 176, thanh toán một lần.
Trong thời gian từ năm 1994 - 2004, khi đó nhà đang mở quán cơm để kinh doanh. Mặc dù hoàn cảnh gia đình cũng rất khó khăn, ngôi nhà đang phải cầm cố cho ngân hàng nhưng khi có người đến gửi con cái cho bà trông, xin được cho con mình thì bà vẫn sẵn sàng dang tay giúp đỡ.
“Thời điểm đó nhà còn đang khó khăn, đang nợ ngân hàng 200 triệu nhưng khi có những người hàng gần nhà đến gửi con nhờ tôi trông rồi xin cho con họ ăn cơm với để đỡ đói thì tôi vẫn nhận, không từ chối một ai cả” - bà Thanh nhớ lại.

Đến tận bây giờ những người năm đó gửi con cho bà vẫn còn nhớ và khi gặp lại họ vẫn nhắc lại và cảm ơn bà vì năm xưa đã giúp đỡ. Những đứa trẻ năm đó giờ đã trưởng thành nhưng vẫn nhớ như in những bữa cơm khi đó.
Là một người phụ nữ giàu lòng nhân ái, làm việc thiện nên trong thời gian những năm 2020 - 2021 khi vào thăm cháu trong TP Hồ Chí Minh bà cũng đã cùng với con gái tham gia Hội chữ thập đỏ quận 7, nấu cơm cháo, phục vụ các y bác sĩ, nhân viên y tế và bệnh nhân của các bệnh viện trong thành phố trong những tháng ngày cao điểm phòng và chống dịch Covid-19.
Khi quay trở lại Hà Nội, bà vẫn tích cực tham gia các phong trào do Hội liên hiệp phụ nữ phường Sơn Lộc phát động quyên góp quần áo, chăn màn, mỳ tôm… gửi tặng những người đồng bào Hà Giang. Ngoài ra, bà cũng cùng với chi hội phụ nữ của tổ dân phố tham gia giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại phường.
Nhiều năm qua, bà Chu Thị Thanh là thành viên của Hội liên hiệp phụ nữ phường Sơn Lộc và cũng đã tham gia rất nhiều hoạt động thiết thực. Trong đó có hoạt động nhân đạo từ thiện, nhiều gia đình phụ nữ, trẻ em nghèo, gia đình chính sách được quan tâm giúp đỡ như tặng sổ tiết kiệm, thăm hỏi động viên, tặng quà…
Là một người đi lên từ cái nghèo, lại có thời gian dài nằm viện nên hơn ai hết, bà thấu hiểu được những khó khăn, vất vả của những người nghèo, những mảnh đời kém may mắn trong cuộc sống. Với bà Thanh, có thể giảm thiểu những khó khăn cho người bệnh và người nhà bệnh nhân thì bà luôn sẵn sàng. Bà Thanh tâm niệm: “Người ta nhiều tiền thì người ta làm cái to, mình ít tiền thì mình làm cái nhỏ, miễn là giúp đỡ được những người khác”.
Cho đi để nhận về niềm vui
Một lần đi thăm người bạn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây, tận mắt chứng kiến nhiều người bệnh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhất là những người mắc bệnh hiểm nghèo rất đáng thương. “Về đến nhà những hình ảnh đó cứ luôn hiện hữu trong đầu, nhìn cảnh bệnh nhân nghèo đã tốn nhiều tiền để chữa bệnh, lại mất tiền mua cháo mà tôi không cầm được nước mắt” - bà Thanh nghẹn lòng kể lại.
Với suy nghĩ ngoài xã hội có rất nhiều người khó khăn đang chờ vòng tay nhân ái của mọi người, bản thân may mắn hơn khi có kinh tế khá hơn nhiều người khác, thì cần phải có tinh thần tương ái, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn.
Ở cái độ tuổi xế chiều, cái độ tuổi nên sống an hưởng tuổi già thì bà lại chọn “con đường” đi ngược lại với số đông. Thời gian đầu khi bắt tay vào làm những công việc thiện nghiện tại xã phường rồi sau đó là phát cháo miễn phí cho những bệnh nhân ở bệnh viện, những lời dị nghị từ xung quanh là không thể tránh khỏi. “Già rồi còn bới việc ra làm”; “Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”... là những câu nói mà thời gian đầu khi làm thiện nguyện bà Thanh nghe rất nhiều.
Không có lương hưu, không kêu gọi ủng hộ từ các mạnh thường quân, số tiền dùng làm thiện nguyện toàn bộ là của cá nhân bà Thanh. Chính vì vậy, thời điểm đó, bà vẫn còn phải nấu cháo bằng bếp than tổ ong cực kỳ độc hại.
Bà Thanh tâm niệm rằng: “Muốn làm gì, tranh thủ hiện tại vẫn còn thời gian, còn sức lực, còn tiền bạc thì tôi thực hiện. Tôi không quan trọng ánh nhìn của người khác. Nên làm cái gì, nên tiêu tiền cho cái gì... chỉ cần bản thân vẫn còn đủ khả năng, tôi sẽ thực hiện”.
Trong hành trình làm thiện nguyện của mình, ngày nắng cũng như ngày mưa và sức khỏe của bản thân cũng không đảm bảo do đã từng bị đột quỵ và hiện tại bị bệnh tiểu đường nhưng những hộp cháo luôn đến được tận tay các bệnh nhân mà không gián đoạn một ngày nào.
Nhưng sau những khó khăn đó, sau lưng bà Thanh luôn là cả một hậu phương vững chắc. Để có thể phát từ 100 - 150 hộp cháo, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm vào mỗi sáng thứ 6 là người chồng luôn chủ động mua sắm các vật liệu để nấu cháo, dụng cụ đựng cháo thuận lợi cho công việc phát cho bệnh nhân.
Ngoài ra, 2 người con đều đã trưởng thành, được ăn học đầy đủ và có việc làm ổn định. Biết mẹ đang chuẩn bị đi làm thiện nguyện là các anh chị đều đóng góp tiền và động viên mẹ.
Với những hoạt động thiện nguyện, đầy tính nhân văn, tháng 6/2023 bà Chu Thị Thanh được Chủ tịch UBND TP Hà Nội trao tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt”.
(Theo Kinh tế đô thị)
Xem thêm: Chuyện người phụ nữ sẵn sàng bán đất kim cương để làm từ thiện
Đọc thêm
Vợ chồng ông Phạm Ngọc Phượng rất mê làm từ thiện và luôn minh bạch mọi nguồn tiền, quà hỗ trợ. Họ chọn cách sống cho đi và hết lòng giúp đỡ người nghèo khó.
Chiếc xe cứu thương miễn phí của bà Phan Thị Bính khai trương từ tháng 12/2018 nhờ bán mảnh đất ở Cam Ranh, Khánh Hòa với giá gần một tỷ đồng.
Cụ ông 79 tuổi quyết định để lại 20 triệu USD làm từ thiện. Ông nói, nếu có thể quyên góp và giúp đỡ mọi người thì cứ quyên góp.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.