Võ sư một chân chống nạng phát ngàn hộp cơm tình nghĩa cho người vô gia cư
Trong những ngày Sài Gòn tiếp tục giãn cách bởi tình hình dịch bệnh, không ít hình ảnh đẹp về tình người được chia sẻ khiến ai nấy đều cảm thấy ấm lòng.

Một trong số đó là câu chuyện về người đàn ông võ sư một chân hàng ngày chạy xe hơn 60km để phát cơm, tặng quà cho những hoàn cảnh khó khăn.

Hơn 2 tháng nay, võ sư Tạ Anh Dũng (61 tuổi) vẫn ngày ngày lái xe máy chở đầy ắp các phần cơm từ thiện đi khắp Sài Gòn để phát cho bà con nghèo khó. Ông tâm sự: “Bữa giờ Sài Gòn giãn cách, biết bao bà con mất việc không lo được miếng ăn. Đi ngoài đường thấy nhiều người vô gia cư tôi thương lắm nên cùng với nhóm thiện nguyện của mình cố gắng lo cho họ được bữa ăn qua ngày.”


Công việc thiện nguyện của ông bắt đầu từ 10h30 hàng ngày. Từ căn nhà trên đường Phạm Thế Hiển (quận 8), ông Dũng chạy xe đến bếp ăn 0 đồng ở huyện Bình Chánh để lấy khoảng 100 phần cơm đi phát trên địa bàn.
Khi số cơm vơi bớt, võ sư tiếp tục ghé nhà em gái lấy thêm hàng trăm suất cơm gửi cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, các chiến sĩ công an trực chốt…
Sau khi phát cơm xong, võ sư tiếp tục chuẩn bị những phần quà bao gồm gạo, nước tương, mì tôm… để hỗ trợ các khu cách ly, khu vực phong tỏa và các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.



Ông Dũng chia sẻ vì được Mặt trận Tổ quốc cấp giấy thông hành và được nhiều chốt lực lượng chức năng quen mặt nên việc đi lại giữa các quận khá thuận tiện. “Mình còn khỏe, dịch này ở nhà cũng không làm gì, trong khi còn rất nhiều người đang cần sự giúp đỡ. Ban đầu tôi phát ít nhưng thấy thương người ta quá, nên dặn lòng phải phát nhiều hơn. Vì vậy tôi rủ rê thêm học trò, con gái, em gái để nấu thêm cơm đi phát. Mặc dù mệt nhưng thấy người ta vui mừng khi nhận cơm, tôi cũng mừng lây” – vị võ sư 61 tuổi chia sẻ.


Dù bị mất một chân từ năm 21 tuổi do tai nạn, ông Dũng vẫn luyện tập thể thao, tập võ, chạy marathon thuần thục với bàn chân còn lại. Công việc hiện nay của ông là dạy võ cổ truyền cho các em nhỏ, người về hưu, người nước ngoài… Ngoài việc dạy học, ông đã tham gia nhóm tình nguyện “Tấm lòng chung” suốt 7 năm nay. Hiện tại, mỗi ngày nhóm của ông đã kêu gọi và phát được 1000 suất ăn mỗi ngày.
Tấm lòng thơm thảo của cặp vợ chồng ở nhà thuê phát cơm từ thiện
Bài mới

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.