Tấm lòng thơm thảo của cặp vợ chồng ở nhà thuê phát cơm từ thiện

Không có nhà, không có đất đai canh tác, chi phí hằng ngày chỉ trông vào đồng tiền làm thuê, vậy mà vợ chồng ông Sáng vẫn miệt mà phát cơm, phát quần áo từ thiện cho người nghèo khó.

Đỗ Thu Nga
08:56 18/05/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trưa hè nóng bức, ông Lâm Văn Sáng (48 tuổi, trú tại phường 1, TP Cao Lãnh) lụi cụi nhặt ve chai khắp phố. Còn bà Ngô Thảo (43 tuổi, vợ ông Ngôn) cần mẫn bới cơm và thức ăn vào 2 hộp để sẵn trên bàn. Ít phút sau, một cụ ông khắc khổ đi đến, nói chuyện đôi điều với bà Thảo rồi nhận 2 phần cơm hộp. 

Cụ ông lấy hộp cơm cho biết, hàng ngày đều đến đây lấy cơm từ thiện về ăn trưa. Cụ ông nhận định: "Cơm ở đây ngon lắm. Chú thiếm có tấm lòng thơm thảo với người khó khăn là rất quý". Cụ ông cám ơn rồi nhanh chóng hòa vào dòng người để tiếp tục công cuộc mưu sinh.

Ngôi nhà trọ nhỏ của vợ chồng ông Sáng nằm bên cầu Kênh Cụt, gian nhà mái tôn với biển hiệu "cơm từ thiện, quần áo từ thiện". Và từ lâu đây đã trở thành địa điểm thường nhật của nhiều cô chú bán vé số, người làm thuê khó khăn.

Hàng ngày, vợ chồng ông Sáng miệt mài làm các phần việc của mình để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Đến chiều, ông Sáng lại chạy xe ra chợ Cao Lãnh nhận các phần rau, củ quả của các tiểu thương cho. Hôm nào nguồn thực phẩm dư dả thì ông liên hệ với những nơi nấu cơm từ thiện khác để chia sẻ cho họ.

Vợ chồng ông sáng nào cũng dậy từ tinh mơ để nấu cơm, chế biến thực phẩm. Cứ đến khoảng 10h sáng là cơm nước xong xuôi, quán dọn sạch sẽ để đón "khách" đến nhận cơm hộp. 

tam-long-thom-thao-cua-cap-vo-chong-o-nha-thue-phat-com-tu-thien
Ngoài nấu cơm từ thiện, vợ chồng ông Sáng còn phát quần áo từ thiện và nước uống cho người đi đường

Theo VnExpress, vợ chồng ông Sáng quê ở Cần Thơ, không đất đai gì cả. Cách đây khoảng 10 năm, vợ chồng ông dắt 3 con sang Đồng Tháp ở trọ, làm thuê làm mướn. Cuộc sống lang bạt kiếm ăn, làm thuê với hy vọng con cái được học hành tử tế đeo đẳng vợ chồng ông Sáng suốt nhiều năm qua.

Sau cùng khi cuộc sống trở nên quá khó khăn, tùng quấn, vợ chồng nhận được những phần gạo của các mạnh thường quân. Từ hoàn cảnh nghèo khó của mình mà vợ chồng ông đồng cảm với những hoàn cảnh khác ngoài xã hội, quyết tâm khi có điều kiện sẽ giúp đơ những người khổ hơn mình.

Ngồi trước hiên nhà trọ, ông Sáng nhớ lại cái ngày 1/7 của 5 năm trước. Khi đó ông gọi hết vợ con lại quây quần bên mâm cơm rồi chia sẻ nguyện vọng làm từ thiện của mình (khi ấy gia đình mới vừa thoát cảnh nghèo nhờ việc làm thuê sân bóng). Nghe chồng, nghe bố nói vậy, cả nhà ai cũng hào hứng gật đầu đồng .

Ban đầu, việc làm của vợ chồng ông Sáng nhận về không ít ánh mắt nghi ngại. Thậm chí có không ít người nói vợ chồng ông khùng, đã nghèo rồi còn bày đặt làm từ thiện. 

Thế nhưng, việc người ta nói người ta cứ nói, việc vợ chồng ông làm thì vẫn làm. Và lâu dần, người ta hiểu việc làm của vợ chồng ông có ý nghĩa như thế nào, không ai kỳ thị nữa. Đến nay, đã có nhiều người có tấm lòng bồ tát đến xin phụ giúp vợ chồng ông việc nấu cơm thiện nguyện. Với "nhân công" hùng hậu hơn, việc phát cơm cũng được mở rộng hơn từ vài chục hộp đến vài trăm hộp mỗi ngày.

Vợ chồng ông Sáng nhận thấy, việc mang đến nơi không phải là giải pháp lâu dài nên đã quyết định thuê một mặt bằng nhỏ mở quán cơm từ thiện. Ở khu vực ấy, vợ chồng chỉ dành một khoảng nhỏ cho sinh hoạt gia đình, còn lại để người dân đến ngồi lấy cơm mang về ăn.

Ông Sáng cho biết, tiền thuê nhà 3,5 triệu đồng. Tiền điện nước sinh hoạt được vợ chồng ông trích ra từ việc buôn bán nước giải khát, rửa xe.

"Vợ chồng tui bỏ cái tâm ra làm, sau đó cô bác cùng chí hướng phụ giúp. Người cho củi, người cho rau, củ quả, tàu hủ, người một tay, một chân giúp sức chứ một mình vợ chồng tui không làm được đâu", ông Sáng nói khi được nhiều người khen ngợi về việc làm thiện nguyện.

Trong quá trình xây dựng bếp ăn thiện nguyện, vợ chồng ông Sáng trải qua không ít khó khăn. Từ những lời gièm pha, bóng gió đến việc kinh doanh sân bóng trở nên khó khăn. Có thời điểm vợ chồng ông khổ sở vì xoay tiền để duy trì bếp ăn thiện nguyện. Nhưng trước những khó khăn đó, họ không hề bỏ cuộc vẫn quyết tâm làm đến cùng.

"Tui nguyện ơn trên, cho vợ chồng tui sức khỏe, sẽ dốc hết mình để làm thiện nguyện. Có bao nhiêu, tui làm bấy nhiêu. Chứ đợi lúc mình giàu có, no đủ thì biết khi nào mới được như ý nguyện", vợ ông Sáng nói.

Nếu để ý thì thấy quán cơm thiện nguyện của vợ chồng ông Sáng rất khác các quán cơm khác. Quán cơm này không hề có thùng quyên góp tiền từ thiện. Ông Sáng giải thích, phát cơm miễn phí mà để thùng tiền quyên góp có khác nào hình thức kinh doanh. Việc này sẽ làm người đến lấy cơm ngại.

Từ ngày dịch bệnh bùng phát, ông Sáng chuyển từ ăn tại chỗ sang phát cơm mang đi. Sự thay đổi này do vợ chồng ông Sáng chủ động làm chứ không phải đợi chính quyền nhắc nhở. Vợ chồng ông Sáng cho biết, làm thiện nguyện cũng phải tuân thủ các biện pháp chống dịch.

Với những việc làm nhân ái của mình, cuối năm 2020, vợ chồng ông Sáng đã nhận được thư khen của  Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan (nay là Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). 

Trong thư, Bí thư tỉnh ủy Đồng Tháp có viết: "Tôi vui mừng được biết ông Lâm Văn Sáng là tấm gương trong hoạt động thiện nguyện, đóng góp, hỗ trợ nhiều hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống... Thay mặt Ban thường vụ Tỉnh ủy và tình cảm cá nhân tôi biểu dương những việc làm ý nghĩa của ông đối với công tác an sinh xã hội địa phương".

Không chỉ có tấm lòng nhân hậu, ông Sáng còn là người đàn ông mẫu mực, người chồng yêu thương vợ con. Ông Sáng không cà phê, rượu chè, bia bọt. Cuộc sống của ông bình dị là làm việc, phát cơm thiện nguyện, yêu thương vợ con!

Chuyện "ông Bụt" Trần Cang ở Sóc Trăng: Gần 100 tuổi vẫn mê làm từ thiện

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận