Vợ chồng Hà Nội sửa nhà, "hô biến" thành chỗ nghỉ miễn phí cho bệnh nhân mắc K
Xót xa nhiều bệnh nhân mắc K không có nơi nghỉ ngơi, cặp vợ chồng Hà Nội đã quyết định sửa nhà thành phòng trọ miễn phí.

Vợ chồng chị Nguyễn Thị Kiều Oanh trú tại ngõ 4 đường Cầu Bươu, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Chị chia sẻ, nhà chị mới chuyển về gần Bệnh viện K cơ sở Tân Triều vài tháng nay, nhiều lần chứng kiến cảnh bệnh nhân mắc K và người nhà vạ vật không có nơi nghỉ.
Thế là, chị bàn với chồng cải tạo không gian tầng một làm nơi ở miễn phí, để tầng hai là nơi sinh hoạt của gia đình. Người phụ nữ này nói thêm: "Ban đầu tôi muốn mở bếp ăn miễn phí nhưng có nhiều đoàn từ thiện đang làm việc này nên quyết định biến tầng một thành chỗ nghỉ ngơi cho bà con".

Trước khi đón mọi người vào ở, vợ chồng chị nâng nền nhà cao thêm 50 cm, lát gạch và sơn tường cho sạch sẽ, tránh ẩm mốc. Họ tìm mua 4 chiếc giường tầng loại lớn, đủ cho 16 người sử dụng. Phía sau là khu vệ sinh, bếp nấu ăn cùng không gian phơi đồ. Biết chị Oanh tìm giường làm phòng trọ miễn phí cho bệnh nhân ung thư, người bán nói không lấy tiền. Một số cá nhân khác gửi tặng chăn, gối hoặc tiền. Đến hôm 22/9 vừa qua, nhà trọ 0 đồng chính thức đi vào hoạt động.
Sau đó, chị bắt đầu chia sẻ thông tin trên MXH, rồi phát tờ rơi trước cổng bệnh viện. Cứ thế, nhiều cuộc gọi tới hỏi chị có chỗ ở miễn phí không, chỉ trú tạm 1-2 đêm có được không. Đến giờ, vợ chồng chị đã đón được 6 người vào ở, một số khác đang hẹn lịch đến. Tuy nhiên, với những bệnh nhân hay người nhà xin được ở lâu dài, chị đành phải từ chối. Nguyên do là căn phòng trọ 0 đồng này mới chỉ đủ cơ sở vật chất cho những ai ở tạm thời, còn lâu dài thì có nhiều bất tiện.

Trong thời gian tới chị dự định cải tạo không gian sau nhà rộng 30 m2 để đặt thêm 6 giường tầng và khu sinh hoạt chung. Bà chủ nhà tâm sự: "Mọi người có thể đến bất kể giờ nào, khi cần".
Anh Vừa A Của (39 tuổi, ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) đang điều trị ung thư vòm họng tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Nghỉ việc từ tháng 6, thu nhập ngày càng eo hẹp, người đàn ông dân tộc Mông cố tiết kiệm hết mức. Anh thường chuẩn bị sẵn chăn gối, trưa mệt sẽ nghỉ ngơi ở ghể đá trống hay chỗ vắng người. Đến đêm, anh hay lên khoa đang điều trị tìm giường trống xin ngủ nhờ hoặc vạ vật ngoài hành lang, nơi kê các hàng ghế dài. Ngày 24/9, anh Của xuống Hà Nội truyền hóa chất và được người bạn mách tới căn trọ 0 đồng của vợ chồng chị Oanh. Thế là, giờ đây người đàn ông này đã có nơi trú tạm, không còn lo ở chỗ ngủ nghỉ nữa.
Theo Vietnamnet
Xem thêm: Vượt nghịch cảnh, nữ nghệ nhân khuyết tật miệt mài giúp đỡ những người đồng cảnh ngộ
Đọc thêm
Vừa qua, rapper Double2T khiến người hâm mộ "nở mũi" khi giành giải "Thanh niên sống đẹp 2024" nhờ những việc làm tử tế trong năm qua.
Thời gian qua, những video của chàng trai Tiền Giang tự trồng rau tươi, tặng miễn phí cho bà con đang thu hút nhiều sự chú ý.
Mới đây, bà Phương Hằng gây xôn xao khi trở lại KDL Đại Nam và thông báo sẽ ủng hộ 10 tỷ cho bà con vùng bão lũ.
Bài mới

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.