Vì sao tướng quân Trịnh Duy Sản bị sử cũ coi là "nghịch thần"?

Tướng quân Trịnh Duy Sản bị coi là "nghịch thần" theo sử cũ và là người khởi đầu cho nạn quan phiệt, quyền thần phế, lập ngôi vua của thời Lê Mạt.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trịnh Duy Sản (? - 1516), là nhà chính trị, tướng lĩnh quân phiệt Đại Việt cuối thời Lê Sơ. Ông người làng Thủy Chú, xã Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Ông là cháu nội Dương Vũ công thần Ngọc quận công Trịnh Khắc Phục, công thần khai quốc nhà Hậu Lê và là ngoại thích của Lê Tương Dực. Ông Trịnh Khắc Phục sinh 8 người con trai là Trịnh Bá Nhai, Trịnh Trọng Ngại, Trịnh Trọng Phong, Trịnh Thúc Thông, Trịnh Thúc Tùng, Trịnh Đại Hưng, Trịnh Như Sơn và Trịnh Quý Nham. Trong đó ông Trịnh Trọng Ngạn sinh ba con trai là Trịnh Duy Thuân, Trịnh Duy Đại và Trịnh Duy Sản.

Trịnh Trọng Phong là cha của Trịnh Thị Tuyên, chính thất của Kiến vương Lê Tân và là mẹ ruột của Tương Dực Đế, đã bị Lê Uy Mục giết hại vào năm 1509. Xét về vai vế, Trịnh Duy Sản là anh họ của Trịnh phu nhân và là cậu của Tương Dực Đế.

Danh tướng xông thẳng vào doanh trại địch

Mỹ Huệ hầu Trịnh Duy Sản ghi dấu ấn trong nhiều sự kiện lịch sử. Ông là người đích thân hạ sát vua Lê Tương Dực, nên sử quan đời chép vào danh sách nghịch thần. Mặc dù vậy, ông cũng để lại câu chuyện hiếm hoi về việc xông vào trại địch hạ gục tướng giặc. 

Đó là sự kiện diễn ra vào năm 1512, khi Trần Tuân ở Sơn Tây nổi loạn, vua Lê Tương Dực sai Trịnh Duy Sản đi đánh. Duy Sản bị thua, rút quân về giữ ở xã Đông Ngạc và phường Nhật Chiêu.

Quân của Tuân nhân khí thế rất mạnh, muốn tiến sát kinh thành. Tướng Nghĩa quốc công Nguyễn Văn Lang sai quân thân tín ở 6 vệ Điện Tiền chuẩn bị thuyền của vua, muốn rước vua lánh vào Thanh Hóa; một mặt điều động những người làm thợ tại các sở, bày hàng trận ở Đông Hà, để tỏ cho bên địch biết có quân phòng bị giữ kinh thành. Đến đêm, toán quân này tự nhiên sợ hãi tan vỡ.

Vi-sao-tuong-quan-Trinh-Duy-San-bi-goi-la-nghich-than-8

Trong Toàn thư có viết, Trịnh Duy Sản thu thập toán quân tan vỡ lại còn được hơn 30 người, họ xé áo làm dấu hiệu, thề đánh nhau với giặc. Hôm ấy, trời đã gần tối, quân của Duy Sản chợt kéo đến trại lũy Trần Tuân. Tuân mình mặc áo bào đỏ, ngồi trên giường, do bất ngờ nên bị Duy Sản xông thẳng vào trướng đâm chết.

Quân trong trại bèn tan vỡ. Các toán quân nơi khác không biết là Tuân đã chết, cứ tụ hợp như cũ. Vua Lê Tương Dực được tin báo, bèn sai Nguyễn Văn Lang đốc thúc tướng sĩ các dinh hội hợp với toán quân của Duy Sản, nổi trống hò reo tiến đánh, phá tan được bọn này, đuổi đến địa phận xã Thụy Hương và Quả Động, chém giết không biết bao nhiêu mà kể. 

Nhờ chiến công này, vua phong cho Trịnh Duy Sản tước Nguyên quận công, những người đi theo Duy Sản đâm chết được nhiều giặc đều được trao chức đô chỉ huy đồng tri.

Quyền thần đoản mệnh

Trong thời loạn thế, việc nhìn nhận, đánh giá các nhân vật lịch sử khó chính xác. Vả lại, chính bản thân họ cũng chứa đầy mâu thuẫn. Chính sử xưa vẫn gọi những người giết vị "vua lợn" Lê Tương Dực là nghịch thần. Tướng quân Trịnh Duy Sản cũng bị coi là "nghịch thần" và là người khởi đầu cho nạn quân phiệt, quyền thần phế, lập ngôi vua của thời Lê Mạt.

Thực tế, sát hại vua xấu vì nước, vì dân, hơn nữa phế vua, Duy Sản đưa đưa tôn thất nhà Lê lên ngôi chứ ông không hề tiếm vị. Tiếp sau ông, các quyền thần phân chia lực lượng, tranh giành lãnh thổ và quyền lực quyết liệt, gây chiến tranh không ngớt, khiến nhân dân điêu linh, thiên hạ thực sự đại loạn: Các đại thần mỗi người một bụng, chia bè cánh đánh giết lẫn nhau, còn các hoàng đế trở thành những con rối trong tay họ.

Sử chép, mấy năm đầu trị vì, vua Tương Dực lúc đầu cũng có vài đóng góp, muốn cố gắng vực dậy đất nước như: Ban hành chính sách giáo hóa dân chúng, răn bảo quan lại, thận trọng hình phạt, tổ chức thi cử tuyển chọn người giỏi...

Sau đó, Tương Dực bỏ bê việc nước, ăn chơi sa đọa, nghĩ ra nhiều trò tiêu khiển quái đản, không nghe lời phải, nhục mạ đại thần khiến triều đình chia nhiều phe phái, thiên hạ loạn ly. Lê Tương Dực sai nhà kiến trúc tài năng Vũ Như Tô chủ trì việc xây điện Cửu Trùng cao 9 tầng, rộng thênh thang gồm tới 100 nóc gần hồ Tây.

Vua còn cho đào con sông từ Cửu Trùng Đài dẫn đến sông Tô Lịch với yêu cầu sông đào phải quanh co như dải lụa xanh để tăng thêm vẻ diễm lệ của kinh kỳ. Quân dân làm trong mấy năm không xong, hao tổn tiền của, chết hại nhiều người, khắp nơi oán thán.

Vi-sao-tuong-quan-Trinh-Duy-San-bi-goi-la-nghich-than
Một họa phẩm được in trong cuốn “An Nam lai uy đồ sách”

Vua lại đóng chiến thuyền, cùng mỹ nữ khỏa thân chèo, rong ruổi khắp Tây hồ. Khi hứng chí lại đòi cung nhân của triều trước vào cung gian dâm. Do dâm loạn như thế nên sứ nhà Minh khi thấy vua bảo rằng, Tương Dự có tướng lợn. Cộng thêm lối sinh hoạt bê tha, rượu chè của vua đồn ra ngoài nên dần dà dân chúng gọi ông là Vua lợn (Trư vương). Nhân lực trai tráng trong 13 đạo cả nước được thay phiên nhau điều về để đào sông, xây thành.

Cuối năm 1514 ngân khố chỉ bằng một phần hai năm trước, nhưng nhà vua vẫn cố đẩy mạnh công trình. Sang tháng Giêng năm 1515, sức người và tiền bạc quốc khố cạn kiệt, mùa màng thất bát... nhưng quan lại địa phương vẫn thúc ép tập hợp dân phu, khiến nông dân cùng khổ, tức nước vỡ bờ.

Nhiều nơi như Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa... hào kiệt đã lãnh đạo dân tình nổi loạn. Trịnh Duy Sản huy động quân đội đàn áp mạnh mẽ nhưng xem chừng khó dứt điểm, ông quyết định vào cung can vua dừng xây Cửu Trùng đài và bỏ đào sông... Tương Dực không nghe còn nổi giận và tiếp tục bỏ bê chính sự. Vua còn đột ngột giết chết 15 vương công, tôn thất để dằn mặt những người khác ý.

Duy Sản khi ấy vô cùng bức xúc, tiếp tục can ngăn, lại nghĩ mình là rường cột quốc gia, cữu cữu của vua nên lời can mạnh đã xúc phạm đến tự ái của vua. Vua quát lên rằng, ông là kẻ quyền thần phạm thượng, láo xược bèn sai tả hữu lôi ông ra phạt 30 trượng.

Về nhà nằm đắp thuốc, Duy Sản đau và  nhục nên sinh hận vua. Tối đó, thái sư Lê Quảng Độ đến thăm, hai người đều bàn kín với nhau rằng Tương Dực cũng hèn kém, bạo cuồng như Uy Mục, cần sớm diệt trừ.

Sau trận đòn, Trịnh Duy Sản không được vua tin như trước, dù ông vẫn quản lĩnh đạo quân Kim Ngô và Cẩm y vệ. Vào đêm 6/4/1516, mượn cớ chuẩn bị đánh giặc Trần Cảo mới nổi lên vùng phía Đông, đang xâm phạm gần kinh thành, Duy Sản tập hợp quân tinh nhuệ Kim Ngô ở bến Thái Cực rồi tiến vào nội đô đốt phá cung điện.

Vua nghe tin giặc liền vội vã cùng một số cấm vệ đến hồ Chu Tước cách điện Kim Thiên gần 100 thước để xem xét. Thấy Duy sản chỉ duy quân Kim Ngô án ngữ, vua hỏi quân giặc ở đâu thì Duy Sản cười giọng rất lạ. Vua biết nguy, lập tức bỏ chạy nhưng bị nội vệ ngăn lại.

Vi-sao-tuong-quan-Trinh-Duy-San-bi-goi-la-nghich-than-9
Vua Lợn không quan tâm chính sự, ra sức ăn chơi khiến Duy Sản vô cùng tức giận

Tùy tướng thân tín của Duy Sản là Trịnh Hạnh tuốt kiếm đâm vua chết. Trời sắp sáng, khắp nơi trong hoàng thành đầy các đám cháy, khói lửa nghi ngút. Nghe tin dữ về chồng, Khâm Đức hoàng hậu của vua Lê Tương Dực, đã nhảy vào lửa tự sát lúc rạng sáng.

Sau khi giết vua, Duy Sản chủ trị lập Lê Y (11 tuổi) - chắt của vị vua tài giỏi Lê Thánh Tông lên ngôi, lấy vương hiệu Chiêu Tông. Sau khi hợp lực với các tướng khác, Duy Sản tấn công Trần Cảo, buộc Cảo phải phá vây chạy về mặt Đông. Duy Sản hộ giá vua trở lại Thăng Long chính thức khai triều.

Tháng 8/1516, vua phong Trịnh Duy Sản nắm quyền tiết chế các doanh thủy bộ, quản lãnh vùng Hải Dương. Tháng 11 năm đó, Duy Sản làm bài hịch văn được diễn Nôm để kích động tinh thần tướng sĩ trực chỉ Chí Linh đánh Trần Cảo.

Tại kinh thành, bọn tướng lĩnh cạy công nổi máu cướp bóc, giết người vô tội. Duy Sản tức lắm bèn cử nghĩa tử Trần Chân - mãnh tướng của mình mang quân đi dẹp. Trần Chân khi từ biệt cha nuôi dự cảm có điều chẳng lành, ngoảnh lại nhìn nước mắt chan chứa.

Biết tin, Trần Cảo vội mang quân công kích, Duy Sản xông pha cùng tướng sĩ giáp trận với địch, bọn xung kích của Cảo ùa tới sát Duy Sản, mấy tướng tâm phúc của ông ra sức chống đỡ, tướng Trịnh Hạnh trúng cả tên và mấy nhát đao gục xuống, Duy Sản đau xót quá vội rút quân về.

Chiếm được lợi thế, Cảo tiếp tục khiêu chiến, Duy Sản muốn báo thù cho Trịnh Hạnh và tướng sĩ của mình nên cương quyết cầm đao lên ngựa. Các tướng ra sức can ngăn nhưng ông gạt đi, tự làm tiên phong dẫn quân ra cự địch.

Bọn Cảo cử kỵ binh khiêu chiến còn chủ lực phục binh hai bên đường núi Chí Linh, đợi Duy Sản lọt vào trận địa, quân Cảo ùa ra, đánh tan quân Duy Sản, tướng Nguyễn Thượng thấy Duy Sản bị bắt vội cầm gươm chạy tới cứu cũng bị bắt nốt. Quân Cảo đem Duy Sản và Nguyễn Thượng về căn cứ ở Vạn Kiếp khao quân rồi xử tử cả 2 người.

Cuộc đời của vị quyền thần Trịnh Duy Sản chấm dứt như vậy đó. Mưu sĩ của Mạc Đăng Dung sau một số lần quan sát Trịnh Duy Sản đã nhận xét về Duy Sản như sau: “Tóc dựng đứng, cứng cỏi tính tình, mình hổ tay vượn, lượn nơi quyền thế, chế định việc nước, rước khó vào mình” và kết luận về Duy Sản: “Tính nóng vội, tối hãm quầng mắt, đặt cược mạng sống, chống chọi khó lâu”. 

Xem thêm: 1001 việc làm lạ đời của chúa Trịnh: Xem mặt chọn vua, chả quan trọng thiên hạ nói gì

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Sử gia các thời kỳ đưa ra nhiều góc nhìn khác nhau về Trịnh Tùng. Có ý kiến chỉ trích ông là quyền thần tiêu biểu trong lịch sử phong kiến Việt Nam thời hậu Lê. Nhưng cũng có ý kiến đánh giá có bản lĩnh, tài năng và sự quyết đoán của vị chúa này.

Chúa Trịnh Tùng - gian hùng hay anh hùng một thời?
0 Bình luận

Trong mắt người đời, chúa Trịnh Tùng là người tài giỏi, là thiên tài quân sự gây dựng cơ đồ nhà chúa. Song ông cũng là người có giã tâm... Và khi nhắc đến Trịnh Tùng không thể không nhắc tới giai thoại 2 lần bị con làm phản.

Khiếp đảm với cách trừng trị đứa con phản phúc của chúa Trịnh Tùng
0 Bình luận

Sau khi cuộc nổi dậy ở quận Hẻo Nguyễn Danh Phương và quận He Nguyễn Hữu Cầu thất bại, chúa Trịnh đã bày đủ trò để làm nhục 2 vị anh hùng “sa cơ”.

Khởi nghĩa thất bại, quận He, quận Hẻo bị chúa Trịnh làm nhục ê chề
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Ấm lòng tiệm mì 1K giữa Sài Gòn đắt đỏ: Tình người vẫn luôn hiện hữu

Cứ chập tối, tấm biển với dòng chữ “Tiệm mì 1K” trên đường Phạm Văn Đồng (TP. Thủ Đức, TP.HCM) lại sáng đèn, thu hút sự chú ý của dòng người đi đường.

Hải An
Hải An 5 giờ trước
Tình mẫu tử thiêng liêng: Mẹ hiến thận cứu con gái khỏi bờ vực tử thần

Thấy con gái 27 tuổi suy thận giai đoạn cuối, sức khỏe ngày một suy yếu, có thể mất mạng bất cứ lúc nào, người mẹ 50 tuổi đã không ngại ngần hiến thận cứu con.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Bất chấp hiểm nguy, cha nhảy xuống giếng sâu 35 cứu con gái 9 tuổi

Trong lúc chơi đùa, bé gái 9 tuổi không may rơi xuống giếng sâu 35m, biết tin người cha không ngần ngại lao mình xuống giếng sâu 35m để cứu con.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Nam sinh 18 tuổi bỏ thi để cứu bạn bị đau tim: “Thi cử có thể chờ, mạng sống thì không”

Câu chuyện nam sinh Trung Quốc bỏ lỡ kỳ thi quan trọng vì cứu bạn học bị đau tim đang gây sốt mạng xã hội vì hành động dũng cảm và phẩm chất tốt đẹp.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
TP.HCM mở lớp học bơi miễn phí cho người dân

Bắt đầu từ tháng 5 này, Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM sẽ bắt đầu mở các lớp học bơi cơ bản miễn phí cho người dân thành phố.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Học sinh Việt Nam xuất sắc giành huy chương vàng tại 'kỳ thi Hóa học khó nhất hành tinh”

Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev năm nay đều đạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Không nhà, không người thân cụ bà 30 năm sống dưới gầm cầu thang vẫn dang tay với người lạ

Suốt 3 thập kỷ sống dưới gầm cầu thang, cụ bà Nguyễn Thị Sang (79 tuổi, TPHCM) vẫn sẵn sàng mở lòng, cưu mang người xa lạ. Giữa phố thị tấp nập, đâu đó vẫn có những mảnh đời nương tựa nhau bằng nghĩa tình vô giá!

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Hành động ấm lòng của hai thực tập sinh khi thấy bà cụ U80 đưa em gái 69 tuổi vào viện khám

“Gặp tôi, bà Húng giọng run run, hai hàng nước mắt chực trào nói “bác ơi, bác cứu lấy em tôi. Nó khó thở. Tôi thương nó quá”. Giây phút ấy tôi rất xúc động”, nam thực tập sinh chia sẻ.

Thanh Tú
Thanh Tú 14/05
Cụ bà U90 11 năm miệt mài nấu cháo tặng cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 10 năm nay, đã có hàng ngàn suất cháo được cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ TT.Cẩm Xuyên, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn.

Hải An
Hải An 14/05
Ấm lòng nghĩa đồng bào với hơn 1.700 “bữa cơm đoàn kết” mừng ngày giải phóng Hải Phòng

Những ngày này, khắp các thôn, tổ dân phố, đâu đâu cũng rộn ràng “bữa cơm đoàn kết” được người dân Hải Phòng tổ chức để chào mừng 70 năm ngày giải phóng thành phố.

Thanh Tú
Thanh Tú 13/05
Người hùng giữa đời thực: Bác sĩ kịp thời cứu cô gái bị tai nạn, nằm co giật trên đường

Trên đường về nhà, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vô tình nhìn thấy một cô gái bị tai nạn giao thông, nằm trên đường trong tình trạng tay chân co quắp, sùi bọt mép nên vội vã xuống hỗ trợ.

Hải An
Hải An 13/05
Kịp thời cứu người phụ nữ mang thai 8 tháng rơi xuống giếng sâu 20m

Người phụ nữ mang thai ở tháng 8 thai kỳ không may rơi xuống giếng sâu 20m trong khi đi mua đồ cho gia đình, may mắn được Công an tỉnh Tây Ninh ứng cứu kịp thời.

“10 năm cõng bạn” – khoảnh khắc đẹp nhất tại lễ tốt nghiệp Đại học Bách Khoa

Ngô Văn Hiếu- nhân vật chính trong câu chuyện từng gây xúc động "10 năm cõng bạn" đến trường, tiếp tục lay động nhiều người khi vượt gần 100km, từ Thái Bình lên Hà Nội để cõng người bạn thân lên sân khấu ĐH Bách khoa nhận bằng tốt nghiệp.

Hải An
Hải An 12/05
Chiếc ốp điện thoại đẹp nhất của bố: “Con yêu bố lắm”

Chiếc ốp ấy có thể không phải là món đồ đắt tiền, không hợp thời hay sang trọng. Nhưng chắc chắn, với người bố ấy đó là chiếc ốp điện thoại đẹp nhất trên đời.

Người dân Nghệ An chung tay “giải cứu” hỗ trợ xe chở dưa hấu bị lật

Sáng ngày 10/5, tại TP Vinh (Nghệ An) người dân cùng nhau hỗ trợ, mua giúp dưa hấu cho tài xế xe tải sau va chạm với ô tô khách, khiến một tấn dưa hấu đổ tràn ra đường.

PC Right 1 GIF
Đề xuất