Giải mã cách gọi thứ bậc "thầy Hai, anh Tư, con Tám..." của người Sài Gòn xưa

Có bao giờ bạn ngồi nhâm nhi ly trà đá 3K hay ly cà phê 8K giữa lòng phố thị phồn hoa và tự hỏi: Sao ngày xưa, người Sài Gòn lại hay gọi nhau là thầy Hai, anh Tư, con Tám... nhỉ?

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Có đến 80 - 90% người ngoại quốc và ngay cả chính người dân bản địa cũng phải thốt lên rằng "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Bởi vì tiếng Việt của chúng ta quá phong phú. 

Chiều muộn hôm vừa rồi có cậu bạn đi công tác ghé ngang nhà rủ đi làm ly cà phê tán dóc. Nói chuyện lan man một hồi, tự nhiên, anh chàng kể ở công ty có ông gác cửa hay nói câu "bỏ đi Tám": "Em chả hiểu, có lần hỏi ông nói đại khái là dùng khi can ngăn ai đó bỏ qua chuyện gì đó, nhưng sao không phải là Sáu hay Chín mà cứ nhất định phải là Tám, thì ông nói cũng không biết".

Dựa vào những câu chuyện xưa cũ, những giai thoại, nên kể ra đây chút nguyên cớ của câu thành ngữ có lẽ sắp “thất truyền” này, biết đâu có dịp nào đó anh em có thể dùng để “buôn dưa lê” lúc “trà dư tửu hậu”.

Vi-sao-nguoi-Sai-Gon-lai-co-cach-goi-thu-bac-thay-Hai-con-Tam-0
Quán cà phê - nơi người Sài Gòn "tám" đủ mọi chuyện trên đời

Đầu tiên, phải biết rằng, câu nói này xuất phát từ khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn (thời Pháp thuộc, khoảng đầu thế kỷ XX). Thời đó, cách xưng hô thứ bậc trong xã hội phổ biến, phần nào phản ánh vị trí xã hội, giai cấp... một cách khá suồng sã và dễ chấp nhận.

Đứng trên hết là các "quan lớn" người Pháp hoặc các quan triều đình nhà Nguyễn, thành phần này thì không "được xếp" thứ bậc vì giới bình dân hầu như không có cơ hội tiếp xúc đặng xưng hô hay bàn luận thường xuyên.

Vi-sao-nguoi-Sai-Gon-lai-co-cach-goi-thu-bac-thay-Hai-con-Tam-9
Ảnh minh họa: Kenh14

Kế đến là các công chức làm việc cho chính quyền. Họ ít nhiều là dân có học, dân thường hay có dịp tiếp xúc ngoài đời, là cầu nối giữa họ với các thủ tục với chính quyền hoặc là thành phần tri thức. Đó là các "thầy Hai thông ngôn" hay "thầy Hai thơ ký".

Hàng thứ Ba là các thương gia Hoa Kiều, với tiềm lực tài chính hùng hậu và truyền thống "bang hội" tương trợ, liên kết chặt chẽ trong kinh doanh, các "chú Ba Tàu" nghiễm nhiên là 1 thế lực đáng vị nể trong mắt xã hội bình dân Sài Gòn - Chợ Lớn thời đó.

Vi-sao-nguoi-Sai-Gon-lai-co-cach-goi-thu-bac-thay-Hai-con-Tam-8
Ảnh minh họa: Kenh14

Ở vị trí thứ Tư là các "đại ca" giang hồ. Đó là những tay chuyên sống bằng nghề "đâm thuê chém mướn", hành xử theo luật riêng, tuy tàn khốc và "vô thiên vô pháp" nhưng khá "tôn ti trật tự (tiêng)" và "có đạo nghĩa" chứ không tạp nham và thiếu nghĩa khí như các băng nhóm "trẻ trâu" hiện đại. Các "anh Tư dao búa" vừa là hung thần, vừa ít nhiều lấy được sự ngưỡng mộ của giới bình dân (và cũng không ít tiểu thư khuê các) thời đó.

Vi-sao-nguoi-Sai-Gon-lai-co-cach-goi-thu-bac-thay-Hai-con-Tam
Ảnh minh họa: Kenh14

Tiếp theo đó là vị trí của giới lưu manh hạ cấp hơn: Đó là anh Năm đá cá lăn dưa, móc túi giật giỏ hay làm cò mồi mại dâm... 

Vi-sao-nguoi-Sai-Gon-lai-co-cach-goi-thu-bac-thay-Hai-con-Tam-6
Ảnh minh họa: Kenh14

Bị giới bình dân ghét hơn đám lưu manh côn đồ là các "thầy Sáu phú-lít (police)", "thầy Sáu mã tà", "thầy Sáu lèo". Chức trách là giữ an ninh trật tự, chuyên thổi còi đánh đuổi giới buôn gánh bán bưng bình dân, nhưng các "thầy Sáu" này cũng không từ cơ hội vơ vét ít tiền mọn "hối lộ" của họ để "nhẩm xà" (uống trà). 

Vi-sao-nguoi-Sai-Gon-lai-co-cach-goi-thu-bac-thay-Hai-con-Tam-5
Ảnh minh họa: Kenh14

Ở trong giới buôn bán thì không thể không nhắc đến chuyện vay vốn làm ăn, mặc dù Tàu hay Việt cũng đều có tổ chức cho vay. Nhưng phổ biến và "quy củ" nhất ở cấp độ trung - cao khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn là các "anh Bảy Chà và". Các anh này là các nhà tài phiệt người Ấn, vừa giàu vừa ít bị "ghét", vừa ít có quan hệ qua lại với giới chức người Pháp, lại làm ăn đúng luật lệ, ít thừa cơ bắt chẹt lãi suất nên khá được giới kinh doanh tín nhiệm.

Vi-sao-nguoi-Sai-Gon-lai-co-cach-goi-thu-bac-thay-Hai-con-Tam-4
Ảnh minh họa: Kenh14

Đứng ở vị trí thứ Tám chính là giới lao động nghèo chỉ có sức lực làm vốn nuôi miệng, từ bốc vác, gánh nước bồng em, đến "sang" hơn chút xíu là phu xe kéo...

Tuy đông nhưng lại yếu thế nhất vì thất học, không có tiền như thầy Hai, anh Ba, cũng hiền lành chứ không bặm trợn phản kháng bạt mạng như các anh Tư anh Năm nên họ thường xuyên chịu sự áp bức, bắt nạt từ mọi phía. Cách để yên thân khả dĩ nhất với họ là khuyên nhau cắn răng nhẫn nhịn, quên đi để sống: "Bỏ qua đi Tám", bây giờ chắc là đã dễ hiểu rồi.

Vi-sao-nguoi-Sai-Gon-lai-co-cach-goi-thu-bac-thay-Hai-con-Tam-3
Ảnh minh họa: Kenh14

Không còn liên quan nữa, nhưng nhân tiện sẵn nói luôn về thứ bậc chót cùng trong xã hội thời đó: các cô, các chị Chín xóm Bình Khang chuyên "kinh doanh" bằng "vốn tự có".

Dài dòng tý để trình bày chút kiến giải về một câu thành ngữ đang dần bị quên lãng dùng để bày tỏ thái độ khuyên người hoặc tự an ủi mình hãy đừng để ý những chuyện không vui, hay bị ai đó "chơi không đẹp".

Nếu lỡ đọc thấy không có gì thú vị thì thôi, "bỏ qua đi Tám"!

(Theo Phạm Quốc Bảo/Tuổi trẻ)

Xem thêm: Nguyễn An Ninh: Nhà cách mạng "chọc trời khuấy đất", thần tượng của thanh niên Sài Gòn

Đọc thêm

Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, Sài Gòn xuất hiện tứ đại phú hộ giàu nứt vách đổ tường mà dân gian hay truyền là Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa.

Giai thoại về tứ đại phú hộ của Sài Gòn xưa: Có người giàu hơn cả vua Bảo Đại
0 Bình luận

Thẩm Thúy Hằnɡ là một đại minh tinh νà là nɡười đẹρ có  tiếnɡ trong giới nghệ thuật Sài Gòn trướᴄ năm 1975. Người đẹp trở thành cái tên được giới truyền thông săn đón nhất vào suốt 2 thập kỷ từ cuối thập niên 50 cho đến năm 1975. 

Xuýt xoa trước bộ sưu tập những bức hình để đời của minh tinh Thẩm Thúy Hằng - Đệ nhất mỹ nhân Sài Gòn xưa
0 Bình luận

Vượt khó làm giàu, đến khi về già vợ chồng ông bà Nguyễn Thị Thành (TP.HCM) lại dốc tiền túi xây nhà trọ, lấy giá rẻ bèo cho người nghèo.

Nguyễn Thị Thành: 'Đại gia' Sài Gòn dồn tiền tích cóp xây phòng trọ cho người nghèo, suốt bao năm chỉ lấy giá 'rẻ bèo'
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 14 giờ trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 21 giờ trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất