Giai thoại về tứ đại phú hộ của Sài Gòn xưa: Có người giàu hơn cả vua Bảo Đại

Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, Sài Gòn xuất hiện tứ đại phú hộ giàu nứt vách đổ tường mà dân gian hay truyền là Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa.

Thùy Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Điều đáng nói, tài sản của tứ đại vị phú hộ này còn vượt qua cả vua chúa ngày xưa. Bốn vị này không chỉ giàu nhất Sài Gòn mà còn đứng đầu Nam Kỳ lục tỉnh và các nước Đông Dương. 

Nhất Sỹ

Nam Phương hoàng hậu vốn sinh ra trong một gia đình quý tộc giàu có, nhưng mấy ai biết được ông ngoại của bà chính là huyện Sỹ, người đời gọi là nhất Sỹ - 1 trong tứ đại phú hộ Sài Gòn. Nhà thờ Huyện Sỹ còn tồn tại tới tận ngày nay là một trong những minh chứng cho sự giàu có của ông.

Huyện Sỹ tên thật là Lê Nhất Sỹ, sinh năm 1841 tại cầu Kho, quê quán ở Tân An - Long An. Sau này, ông được tu sĩ người Pháp cử sang Malaysia học tập, trau dồi được nhiều thứ tiếng như tiếng Pháp, tiếng Hán, tiếng La tinh,… 

giai-thoai-ve-tu-dai-phu-ho-cua-sai-gon-xua-2
Nam Phương hoàng hậu

Khi về nước, ông đổi tên thành Lê Phát Đạt, được chính quyền Nam Kỳ bổ nhiệm làm thông ngôn, sau đó trở thành Ủy viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ. Thời điểm đó, dân chúng tản mác khắp nơi khi Pháp đánh chiếm các tỉnh Nam Kỳ, ruộng đất để không chẳng ai cày cấy, cũng không ai dám nhận. Chính quyền bắt ông huyện Sỹ phải mua đất nên ông phải vay mượn tiền để mua.

Năm Giáp Thìn 1904, đất Gò Công bị bỏ hoang, ai chịu được cảnh đóng thuế đất thì được làm chủ, ông lại bị ép đi mua đất. Mấy năm sau ruộng liên tiếp trúng mùa, cuộc đời ông cũng phất lên như diều gặp gió. Nhờ “trúng đất”, ông trở thành một trong những người giàu có nhất Sài Gòn. Ông dùng tiền bạc xây nhà thờ bởi nhà ông theo đạo công giáo. Trong đó phải kể đến nhà thờ Huyện Sỹ, nhà thờ Chí Hòa (ngày nay là nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi). 

giai-thoai-ve-tu-dai-phu-ho-cua-sai-gon-xua-3
Nhà thờ Huyện Sỹ

Năm 1900, ông Huyện Sỹ qua đời, 20 năm sau vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài cũng mất. Cả hai vợ chồng được chôn cất ở gain sau cung thánh nhà thờ Huyện Sỹ. Con cái ông đều là người học rộng tài cao, sở hữu nhiều đất đai ở các tỉnh Nam Kỳ. Trong đó, có ông Lê Phát An được vua Bảo Đại phong chức An Định Vương. Cháu ngoại ông huyện Sỹ là Nguyễn Hữu Thị Lan cũng được gả cho vua Bảo Đại, trở thành Nam Phương hoàng hậu. Có giai thoại kể rằng, ông Lê Phát An đã cho cháu gái là Nam Phương 1 triệu đồng tiền của hồi môn (khoảng 20.000 lượng vàng thời đó).

Nhì Phương

Cái tên tiếp theo trong tứ đại phú hộ Sài Gòn xưa chính là ông Đỗ Hữu Phương (1841-1914) - cộng sự đắc lực của thực dân Pháp. Ông Phương xuất thân từ gia đình giàu có, cha là bá hộ Khiêm, cai quản cả một vùng đất rộng lớn của bắc Sài Gòn, khu Bà Điểm ngày nay. Bên cạnh đó, nhà ông còn có cả trăm căn nhà mặt tiền cho thuê, tiền nhiều đến nỗi ăn mấy đời cũng không hết. 

giai-thoai-ve-tu-dai-phu-ho-cua-sai-gon-xua-4
Hình ảnh bá hộ Phương

Bá hộ Khiêm nổi tiếng dạy con nghiêm khắc, từ nhỏ đã cho ông Phương học tiếng Hán, sau này học cả tiếng Pháp. Ông Phương rất chịu khó học hành, lại giỏi giang, hiểu biết, sau khi cha qua đời được thừa hưởng khối tài sản kếch xù, trở thành bá hộ Phương. 

Năm 1861, ông trở thành cộng sự của Pháp, được chính quyền Pháp giao làm hộ trưởng (thời đó Sài Gòn – Chợ Lớn được chia làm 20 hộ) rồi lần lượt thăng chức. Do thường xuyên sang Pháp, tiếp xúc với người nước ngoài nên ông Phương sống rất “Tây”, thường xuyên diện đồ lịch thiệp.

giai-thoai-ve-tu-dai-phu-ho-cua-sai-gon-xua-5
Dinh thự của Tổng đốc Phương ở Chợ Lớn

Vợ của ông họ Trần - con gái của một quan lớn triều Nguyễn. Hai vợ chồng người giỏi việc nước, người đảm việc nhà, đất đai lên tới hơn 2200 ha. Mùa thu hoạch bà tính toán thu chi, sắp xếp nhân công và xây dựng hệ thống kinh doanh rõ ràng. Bà còn cho tá điền thuê lại đất để thu thuế… Thóc lúa nhà ông Phương chất thành núi, được vợ bán với giá tốt để thu tiền. Vì vậy, gia tài của vợ chồng ông ngày càng nhiều. 

Tam Xường

Người thứ 3 trong tứ đại phú hộ của Sài Gòn xưa là Lý Tường Quan (1842-1896), tên tự là Phước Trai. Có ghi chép cho rằng tam Xường là người Minh Hương (vốn là Hoa Kiều trung thành với nhà Minh), nguyên quán Phiên Ngung Quảng Đông. Sau khi lánh nạn phong kiến nhà Thanh, tam Xường đến Việt Nam, học trường Tây và trở thành thông ngôn cho chính quyền Pháp. 

Năm 30 tuổi, ông bỏ nghề chuyển sang tập tành kinh doanh. Ông bán lương thực, thực phẩm, thịt cá xuất khẩu rồi mua đất xây biệt thự cho thuê ở Chợ Lớn. Vừa biết làm ăn lại biết nịnh nọt quan Tây, quan ta nên việc làm ăn ngày một thăng tiến. 

Ông có dinh thự rất lớn, sau này là từ đường nhà họ Lý, ngày nay nằm trên đường Hải Thượng Lãn Ông, được Ủy ban nhân dân TP.HCM xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.  

Tứ Hỏa

Người cuối cùng trong tứ đại phú hộ là ông Hứa Bồn Hỏa (1845-1901) - người Việt gốc Hoa, theo đạo công giáo. Có giai thoại nói rằng, ông Hỏa giàu có là do an táng cha ở vị trí đất long mạch, có người đồn thổi là do ông được hưởng kho báu nhà Minh, người lại nói ông nhặt được túi vàng, giai thoại khác lại nói ông trở thành chủ vựa ve chai, làm ăn phát đạt nhờ được ông chủ người Pháp giúp đỡ. 

giai-thoai-ve-tu-dai-phu-ho-cua-sai-gon-xua-6
Bệnh viện Bảo sanh Đông Dương

Ông thành lập công ty Hui Bon Hoa với ngành bất động sản, xây dựng nhiều công trình nổi tiếng như Bệnh viện Bảo sanh Đông Dương - Maternité Indochinoise, nay là Bệnh viện Từ Dũ, khu nhà khách chính phủ, khách sạn Majestic; chùa chiền và nhiều công trình khác.  

Đến năm 1901, ông Hỏa và vợ trở về Trung Quốc rồi qua đời, cả hai vợ chồng được chôn cất tại quê hương. Cả 3 người con trai của ông đều là người tài giỏi, sau khi được hưởng tài sản của cha cả 3 đã xây dựng và phát triển sản nghiệp trở nên lớn mạnh. Con cháu của ông cũng di cư đến Pháp, Mỹ,… không còn ai ở Việt Nam.

Xem thêm: Ly kỳ nghe chuyện về Giang hồ Sài Gòn trước 1975

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Người dân Sài Gòn ít nhiều từng nghe qua những địa điểm nổi tiếng như Hồ Con Rùa, Dinh Độc Lập, Thuận Kiều plaza… cùng loạt giai thoại “trấn yểm long mạch”.

Giai thoại 'trấn yểm long mạch' của loạt địa danh nổi tiếng ở Sài Gòn
0 Bình luận

Ô Long Đao là binh khí huyền thoại ghi dấu bao chiến công lừng lẫy của anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ. Cho đến nay, hậu thế vẫn lưu truyền giai thoại nhuốm màu huyền bí về thanh bảo đao này.

Giai thoại kỳ bí về Ô Long Đao - binh khí gắn liền với những trận đánh bất bại của anh hùng áo vải Quang Trung
0 Bình luận

Cho tới tận ngày nay, người đời vẫn truyền nhau loạt giai thoại về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - nhà lý số đại tài, nhà tiên tri số 1 của nước ta.

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Nhà tiên tri hàng đầu cùng giai thoại khiến nhiều người trầm trồ
0 Bình luận

Để khẳng định tên tuổi của mình trong giới giang hồ, nhiều tay du đãng sừng sỏ đã lấy biệt danh là Võ Tòng, La Thành, Đơn Hùng Tín, Tiểu Lý Quảng…

Ly kỳ nghe chuyện về Giang hồ Sài Gòn trước 1975
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

TP.HCM mở lớp học bơi miễn phí cho người dân

Bắt đầu từ tháng 5 này, Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM sẽ bắt đầu mở các lớp học bơi cơ bản miễn phí cho người dân thành phố.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Học sinh Việt Nam xuất sắc giành huy chương vàng tại 'kỳ thi Hóa học khó nhất hành tinh”

Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev năm nay đều đạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.

Thanh Tú
Thanh Tú 3 ngày trước
Không nhà, không người thân cụ bà 30 năm sống dưới gầm cầu thang vẫn dang tay với người lạ

Suốt 3 thập kỷ sống dưới gầm cầu thang, cụ bà Nguyễn Thị Sang (79 tuổi, TPHCM) vẫn sẵn sàng mở lòng, cưu mang người xa lạ. Giữa phố thị tấp nập, đâu đó vẫn có những mảnh đời nương tựa nhau bằng nghĩa tình vô giá!

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Hành động ấm lòng của hai thực tập sinh khi thấy bà cụ U80 đưa em gái 69 tuổi vào viện khám

“Gặp tôi, bà Húng giọng run run, hai hàng nước mắt chực trào nói “bác ơi, bác cứu lấy em tôi. Nó khó thở. Tôi thương nó quá”. Giây phút ấy tôi rất xúc động”, nam thực tập sinh chia sẻ.

Thanh Tú
Thanh Tú 4 ngày trước
Cụ bà U90 11 năm miệt mài nấu cháo tặng cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 10 năm nay, đã có hàng ngàn suất cháo được cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ TT.Cẩm Xuyên, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Ấm lòng nghĩa đồng bào với hơn 1.700 “bữa cơm đoàn kết” mừng ngày giải phóng Hải Phòng

Những ngày này, khắp các thôn, tổ dân phố, đâu đâu cũng rộn ràng “bữa cơm đoàn kết” được người dân Hải Phòng tổ chức để chào mừng 70 năm ngày giải phóng thành phố.

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
Người hùng giữa đời thực: Bác sĩ kịp thời cứu cô gái bị tai nạn, nằm co giật trên đường

Trên đường về nhà, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vô tình nhìn thấy một cô gái bị tai nạn giao thông, nằm trên đường trong tình trạng tay chân co quắp, sùi bọt mép nên vội vã xuống hỗ trợ.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Kịp thời cứu người phụ nữ mang thai 8 tháng rơi xuống giếng sâu 20m

Người phụ nữ mang thai ở tháng 8 thai kỳ không may rơi xuống giếng sâu 20m trong khi đi mua đồ cho gia đình, may mắn được Công an tỉnh Tây Ninh ứng cứu kịp thời.

Đăng Dương
Đăng Dương 6 ngày trước
“10 năm cõng bạn” – khoảnh khắc đẹp nhất tại lễ tốt nghiệp Đại học Bách Khoa

Ngô Văn Hiếu- nhân vật chính trong câu chuyện từng gây xúc động "10 năm cõng bạn" đến trường, tiếp tục lay động nhiều người khi vượt gần 100km, từ Thái Bình lên Hà Nội để cõng người bạn thân lên sân khấu ĐH Bách khoa nhận bằng tốt nghiệp.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Chiếc ốp điện thoại đẹp nhất của bố: “Con yêu bố lắm”

Chiếc ốp ấy có thể không phải là món đồ đắt tiền, không hợp thời hay sang trọng. Nhưng chắc chắn, với người bố ấy đó là chiếc ốp điện thoại đẹp nhất trên đời.

Người dân Nghệ An chung tay “giải cứu” hỗ trợ xe chở dưa hấu bị lật

Sáng ngày 10/5, tại TP Vinh (Nghệ An) người dân cùng nhau hỗ trợ, mua giúp dưa hấu cho tài xế xe tải sau va chạm với ô tô khách, khiến một tấn dưa hấu đổ tràn ra đường.

Cựu chiến binh Đà Nẵng tự nguyện hiến gần 700m2 đất để mở đường

Ông Bùi Văn Tượng - cựu chiến binh tại TP. Đà Nẵng đã tự nguyện hiến gần 700m² đất để mở rộng con đường xóm nhỏ, góp phần thay đổi diện mạo khu dân cư, dựng xây quê hương.

Hải An
Hải An 10/05
Quân đội Nhân dân Việt Nam hào hùng tham gia lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

68 quân nhân đại diện cho Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, diễn ra trên Quảng trường Đỏ Matxcơva (Nga).

Thanh Tú
Thanh Tú 09/05
Vinmec ghép gan thành công cho bệnh nhi 8 tháng tuổi

Vinmec vừa thực hiện thành công ca ghép gan đặc biệt cho bệnh nhi N.L.T 8 tháng tuổi, chỉ nặng 6.5kg từ nguồn tạng hiến của bệnh nhân chết não.

Người đàn ông Hà Nội đánh rơi 500 triệu đồng vui mừng được nhận lại

Đánh rơi chiếc ví da cùng số tiền mặt gần 500 triệu đồng, anh Nguyễn Thanh Bách (Hà Nội) xúc động, vui mừng khi nhận lại số tài sản lớn và giấy tờ tùy thân nhờ vào hành động tử tế của một quản lý nhà hàng tại Hòa Bình.

Thanh Tú
Thanh Tú 09/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất