Đất Nghệ An từng bụt mất cơ hội trở thành kinh đô của nước Đại Việt như thế nào?

Ít ai biết được, vùng đất Phượng Hoàng Trung Đô xưa (Nghệ An) suýt chút nữa trở thành kinh đô của nước ta vào thời Tây Sơn.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo dòng lịch sử có thể điểm qua một số vùng đất được xem là nơi địa linh nhân kiệt, tích tụ vương khí được chọn làm kinh đô của nước ta qua các thời kỳ:

- Thời An Dương Vương: Kinh đô ở Cổ Loa (nay là Đông Anh, Hà Nội).

- Thời Hai Bà Trưng: Kinh đô ở Mê Linh (nay thuộc Vĩnh Phúc).

- Thời Ngô Quyền: Kinh đô ở Cổ Loa.

- Thời Đinh: Kinh đô ở Hoa Lư (nay thuộc Trường Yên, Ninh Bình).

- Các thời nhà Lý, Trần, hậu Lê, Mạc: Kinh đô ở Thăng Long (nay là Hà Nội).

- Thời nhà Hồ: Kinh đô ở Tây Đô (Thanh Hóa).

Vi-sao-Nghe-An-la-kinh-do-hut-cua-nuoc-Dai-Viet-0
Thành Tây Đô

- Các đời chúa Nguyễn thì nhiều lần rời đô, cuối cùng chọn Phú Xuân (Huế) đóng dinh.

- Nhà Tây Sơn chọn Quy Nhơn rồi sau đó chuyển ra Phú Xuân.

- Thời nhà Nguyễn đóng đô ở Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế).

Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, Nghệ An cũng từng là vùng đất được nhắm trở thành kinh đô của nhà Tây Sơn, dưới sự trị vì của vua Quang Trung.

Ai là người được Quang Trung "chọn mặt gửi vàng" xem đất dựng đô?

Vào năm 1788, vua Quang Trung muốn xây dựng một kinh đô mới ở Phù Thạch (Nghệ An) thay cho kinh đô ở Phú Xuân. Kinh đô mới có tên là Phường Hoàng Trung Đô (xây dựng bên dòng sông Lam và núi Dũng Quyết, nay thuộc TP Vinh, Nghệ An). "Phượng Hoàng" là tên loài chim gắn với văn hóa truyền thống, còn "Trung Đô" là nơi nằm giữa hai thành chính quan trọng của Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ: Thăng Long và Phú Xuân. Phượng Hoàng Trung Đô nằm cách Thăng Long 300km và cách Phú Xuân 300km.

Ông chọn La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đi làm việc này. Khi biết Nguyễn Huệ muốn xây dựng kinh đô mới ở Nghệ An trong thời gian ngắn, có lẽ do lo lắng việc này sẽ làm khổ dân địa phương, nên Nguyễn Thiếp chưa thực thi. Trấn thủ Nguyễn Thận trình thư tấu cho Nguyễn Huệ báo Nguyễn Thiếp chưa chịu xem đất nên công trình chưa thể khởi công được. 

Nguyễn Huệ liền gửi chiếu thư cho Nguyễn Thiếp trách việc cứ chậm trễ. Nguyễn Thiếp liền gửi thư đến Phú Xuân khuyên Nguyễn Huệ không nên chọn vùng Phù Thạch. Bởi vì nơi ấy núi kề sông, đất chật hẹp, bờ sông lại hay sạt lở, việc đóng đô nơi ấy không thuận lợi.

Vi-sao-Nghe-An-la-kinh-do-hut-cua-nuoc-Dai-Viet-9
Đền thờ Hoàng đế Quang Trung ở thành Vinh

Nguyễn Huệ trả lời trong tờ chiếu ngày 3/9 năm Thái Đức 11 (1788) đại ý rằng: Tiếp nhận lời khuyên của Nguyễn Thiếp. Nhưng vẫn muốn chọn đóng đô ở Nghệ An.

"Nếu bảo rằng những chỗ như Phượng Hoàng, Khánh Sơn không được đô hội thì sao chẳng tìm chỗ khác cho thỏa ý quả cung trông mong?... Nhớ buổi hồi loan kỳ trước lúc qua Hoành Sơn, quả cung đã từng xem địa đồ, thấy ở huyện Chân Lộc, xã Yên Trường hình thế rộng rãi, khí tượng tươi sáng, có thể chọn để xây kinh đô mới. Thật là chỗ đất đẹp để đóng đô vậy".

Nguyễn Huệ cũng giải thích thêm rằng: "Nay kinh đô ở Phú Xuân thì tình thế cách trở, ở xa trị Bắc Hà địa thế khó khăn. Theo đình thần nghị rằng, chỉ đóng đô ở Nghệ An là đường vừa cân, vừa khống chế được trong Nam ngoài Bắc và sẽ làm cho người tứ phương đến kêu kiện tiện việc đi lại.

Như vậy quyết định này được đưa ra chỉ vài tháng trước khi Nguyễn Huệ chính thức lên ngôi vua. Cũng trong tờ chiếu đó, Nguyễn Huệ còn ghi nhận ở Nghệ An “hình thế rộng rãi, khí tượng tươi sáng, có thể chọn để xây dựng kinh đô mới. Thật là chỗ đất đẹp để đóng đô vậy!”.

Vì sao Quang Trung cương quyết chọn đất Nghệ An để xây dựng kinh đô?

Có truyền thuyết kể rằng, Nguyễn Huệ quyết xây kinh đô mới, Nguyễn Thiếp liền đi Nghệ An 1 chuyến. Vốn giỏi về dịch lý và phong thủy, ông xem kỹ 2 cuốn sách của Cao Bền do Hoàng Phúc mang sang nhằm triệt phá phong thủy vùng Giao Chỉ (sau đó, Hoàng Phúc bị nghĩa quân Lam Sơn bắt được và thu giữ hai cuốn sách này). Hai cuốn sách có nói đến vùng đất quý ở núi Dũng Quyết, nên Nguyễn Thiếp quyết đến nơi đây 1 chuyến.

Đến vùng núi Dũng Quyết, Nguyễn Thiếp thấy Tổ sơn xuất phát từ khe Bò Đái, nằm trong 99 ngọn núi Hồng Lĩnh, khí mạch chạy xuống núi Dũng Quyết, bao bọc xung quanh rồi vòng lại Tổ sơn. Núi Dũng Quyết thành nơi tụ khí, có đủ âm dương rất đắc địa.

Từ phía sông Lam quan sát sẽ thấy bên trái có Thanh Long, chính là dòng sông Lam; bên phải có Bạch Hổ là vùng núi Hà Tĩnh, cùng đưa khí tụ về núi Dũng Quyết. Còn mặt trước phía Đông núi DũnG Quyết là Chu Tước và phía sau là Huyền Vũ làm hậu phương. Nhận thấy nơi đây đắc địa nên Nguyễn Thiếp định chọn làm nơi để xây "Phượng Hoàng Trung Đô".

Nguyễn Thiếp còn nhận thấy, nơi đây là vùng đất "thiêng" hội tụ đầy đủ bốn con vật linh thiêng (tứ linh) mà cha ông đã ngàn đời tôn vinh thờ cúng là: Long - Ly - Quy - Phượng (còn gọi là Phụng) để xây thành gọi là thành Phượng Hoàng Trung Đô. 

Vi-sao-Nghe-An-la-kinh-do-hut-cua-nuoc-Dai-Viet-8
Vua Quang Trung

Nguyễn Thiếp sau đó báo cho Nguyễn Huệ về vùng đất mới tìm được tại Nghệ An. Nguyễn Huệ đồng ý nghe theo lời khuyên.

Hiện nay dưới chân núi Dũng Quyết vẫn còn dấu tích của Phượng Hoàng Trung Đô rộng khoảng 10 mẫu, với hai vòng thành là thành Nội và thành Ngoại hình thang. 

Thành ngoại cao 3 đến 4m, chu vi 2.820 m, diện tích 22 ha. Phía ngoài có hào rộng 3m, sâu 3m; thành nội xây bằng gạch vồ và đá ong, cao 2m, chu vi gần 1.680m. Ở giữa có tòa lầu 3 tầng nối với điện Thái Hòa. Xung quanh thành có các đồn.

Để xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô Nguyễn Huệ đã cho lính vây bắt dân, buộc họ phải làm việc ngày đêm để hoàn thành công trình có tầm vóc lớn này. Theo các sử liệu nước ngoài, dân địa phương phản đối và mạnh ai người nấy trốn.

Quân Tây Sơn còn hà khắc hơn các chúa Trịnh và Nguyễn trong việc áp dụng chế độ lao dịch. Dưới quyền của họ, quân lính bắt cả các nhà sư, phụ nữ và trẻ em đi phu. Chỉ có những bà mẹ đang chăm cho con bú là được miễn.

Vì sao sau cùng Phượng Hoàng Trung Đô không được chọn?

Các nguồn sử liệu ghi chép, Phượng Hoàng Trung Đô được xây dựng trong thời gian 4 năm (1788 - 1792), trùng với thời điểm Nghệ An mất mùa, dân tình đói kém. Song Nguyễn Huệ vẫn ban chiếu yêu cầu xây dựng. 

Các sử liệu nước ngoài cho rằng, người dân đói kém nên đã phản đối, mạnh ai nấy trốn khiến việc xây dựng gặp khó khăn, việc cưỡng ép xây dựng trong thời điểm mất mùa khiến nhân dân oán thán.

Sau khi đăng cơ vua Quang Trung cũng từng đi thị sát việc xây dựng kinh đô mới vào các năm 1789, 1791 và 1792. Song việc xây dựng kinh đô đang gấp rút được tiến hành thì vua đột ngột qua đời.

Về nguyên nhân Quang Trung bị bệnh qua đời thì cũng không có ghi chép nhiều. Có thuyết cho rằng, vì vua khi giành được Phú Xuân đã phá lăng tẩm 8 đời của chúa Nguyễn, ném thi thể xuống sông, mạo phạm những vị chúa đã có công mở mang bờ cõi, nên sau này sinh bệnh (đây cũng được cho là nguyên nhân khiến vua Gia Long sau này đối xử tàn tệ với hài cốt vua Quang Trung).

Vi-sao-Nghe-An-la-kinh-do-hut-cua-nuoc-Dai-Viet-6
Toàn cảnh Phượng Hoàng Trung đô nhìn từ trên cao

Sách  “Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện” ghi rằng: "Huệ trong lúc lấy kinh đô Phú Xuân có mạo phạm đến lăng tẩm của Liệt Thánh. Một ngày kia đương ngồi, thình lình bắt đầu xây xẩm rồi ngã ra hôn mê. Mơ màng thấy một lão trượng đầu bạc, áo trắng, cầm gậy sắt từ không trung đi đến, mắng rằng: Ông cha mày đều sinh ở đất vua, mày sao dám mạo phạm đến lăng tẩm. Nói vừa dứt lời liền lấy gậy sắt đánh nơi trán Huệ. Huệ ngã xuống bất tỉnh hồi lâu mới tỉnh lại. Từ ấy bệnh càng ngày càng nặng, mới triệu viên trấn thủ Nghệ An là Trần Quang Diệu về thương nghị việc dời đô ra Nghệ An".

Sách "Ngụy Tây liệt truyện" có chép: "Từ đó bệnh của Vua không chữa khỏi được và trở nên nguy kịch. Trước khi mất vua Quang Trung căn dặn các cận thần rằng: “Ta mở mang bờ cõi, khai thác đất đai có cả cõi Nam này. Nay đau ốm tất không khỏi được. Thái tử (Quang Toản) tư chất hơn cao, nhưng tuổi còn nhỏ. Ngoài thì có quân Gia Định (Nguyễn Phúc Ánh) là quốc thù, mà Thái Đức (Nguyễn Nhạc) thì tuổi già, ham dật lạc, cầu yên tạm bợ, không toan tính cái lo về sau. Khi ta chết rồi nội trong một tháng phải chôn cất, việc tang làm lảo thảo thôi. Lũ người nên hợp sức mà giúp thái tử sớm thiên đô về Vĩnh Đô (Vinh) để khống chế thiên hạ. Bằng không, quân Gia Định kéo đến thì các ngươi không có chỗ chôn thân".

Thế nhưng khi vua Quang Trung mất, việc xây dựng kinh đô bị gác lại. Quang Toản lên ngôi đã không dời đô theo ý vua cha.

Đến năm 1801, Nguyễn Ánh đem quân đánh Phú Xuân, vua Quang Toản chạy ra Thăng Long. Lúc này lầu rồng 3 tầng ngay chính giữa Phượng Hoàng  Trung Đô đột nhiên sụp đổ.

Sách "Hoàng lê nhất thống chí" mô tả: "Tháng 6 mùa hè năm ấy (tức 1801), thình lình viên trấn thủ Nghệ An là Nguyễn Thận sai người báo tin là Lầu Rồng ba tầng ở đấy tự dưng đổ sụp, những người nghe tin đều cho là điềm chẳng làn".

Quả nhiên, sang năm 1802 nhà Tây Sơn mất. 

Xem thêm: Giai thoại huyền bí về cuộc đời cụ Tả Ao - “thánh phong thủy” thay đổi được thiên mệnh

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Vừa qua, cả nước chung tay cùng nhau chống dịch Covid-19 khiến nhịp sống Hà Nội đã bị thay đổi so với trước đó. Tuy nhiên, lui lại một chút về lịch sử thì đây không phải là lần đầu tiên đường phố Thăng Long - Hà Nội từng vắng lặng như vậy.

Kinh đô Thăng Long - Hà Nội và ký ức về những lần thành trống, nhà không trong lịch sử
0 Bình luận

Nghe tin đất Đường Lâm vượng khí mạnh dễ sinh quân vương, Cao Bền vội vã từ bên Tàu sang dò xét, dùng pháp thuật trấn yểm nhưng thất bại. Sau cùng đất Đường Lâm vẫn sinh ra 2 vị anh tài. Một người là Bố Cái Đại Vương, người còn lại là "vua của các vua".

Chuyện phong thủy 'đất 2 vua': Thất bại ê chề của Cao Bền khi cố trấn yểm vượng khí đế vương ở Đường Lâm
0 Bình luận

Nhắc đến nơi "đất lành chim đậu" thì không thể không kể đến vùng Gò Công - nơi sinh ra 2 bà hoàng nổi tiếng trời Nam: Hoàng Thái hậu Từ Dũ và Hoàng hậu Nam Phương.

Phong thủy Gò Công: Nơi hội tụ cuối cùng của sơn thủy, vùng đất sản sinh ra 2 bà hoàng nổi tiếng trời Nam
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Ấm lòng tiệm mì 1K giữa Sài Gòn đắt đỏ: Tình người vẫn luôn hiện hữu

Cứ chập tối, tấm biển với dòng chữ “Tiệm mì 1K” trên đường Phạm Văn Đồng (TP. Thủ Đức, TP.HCM) lại sáng đèn, thu hút sự chú ý của dòng người đi đường.

Hải An
Hải An 22 giờ trước
Tình mẫu tử thiêng liêng: Mẹ hiến thận cứu con gái khỏi bờ vực tử thần

Thấy con gái 27 tuổi suy thận giai đoạn cuối, sức khỏe ngày một suy yếu, có thể mất mạng bất cứ lúc nào, người mẹ 50 tuổi đã không ngại ngần hiến thận cứu con.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Bất chấp hiểm nguy, cha nhảy xuống giếng sâu 35 cứu con gái 9 tuổi

Trong lúc chơi đùa, bé gái 9 tuổi không may rơi xuống giếng sâu 35m, biết tin người cha không ngần ngại lao mình xuống giếng sâu 35m để cứu con.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Nam sinh 18 tuổi bỏ thi để cứu bạn bị đau tim: “Thi cử có thể chờ, mạng sống thì không”

Câu chuyện nam sinh Trung Quốc bỏ lỡ kỳ thi quan trọng vì cứu bạn học bị đau tim đang gây sốt mạng xã hội vì hành động dũng cảm và phẩm chất tốt đẹp.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
TP.HCM mở lớp học bơi miễn phí cho người dân

Bắt đầu từ tháng 5 này, Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM sẽ bắt đầu mở các lớp học bơi cơ bản miễn phí cho người dân thành phố.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Học sinh Việt Nam xuất sắc giành huy chương vàng tại 'kỳ thi Hóa học khó nhất hành tinh”

Cả 4 học sinh Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Mendeleev năm nay đều đạt huy chương, gồm 2 huy chương Vàng và 2 huy chương Bạc.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Không nhà, không người thân cụ bà 30 năm sống dưới gầm cầu thang vẫn dang tay với người lạ

Suốt 3 thập kỷ sống dưới gầm cầu thang, cụ bà Nguyễn Thị Sang (79 tuổi, TPHCM) vẫn sẵn sàng mở lòng, cưu mang người xa lạ. Giữa phố thị tấp nập, đâu đó vẫn có những mảnh đời nương tựa nhau bằng nghĩa tình vô giá!

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Hành động ấm lòng của hai thực tập sinh khi thấy bà cụ U80 đưa em gái 69 tuổi vào viện khám

“Gặp tôi, bà Húng giọng run run, hai hàng nước mắt chực trào nói “bác ơi, bác cứu lấy em tôi. Nó khó thở. Tôi thương nó quá”. Giây phút ấy tôi rất xúc động”, nam thực tập sinh chia sẻ.

Thanh Tú
Thanh Tú 14/05
Cụ bà U90 11 năm miệt mài nấu cháo tặng cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Hơn 10 năm nay, đã có hàng ngàn suất cháo được cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ TT.Cẩm Xuyên, H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn.

Hải An
Hải An 14/05
Ấm lòng nghĩa đồng bào với hơn 1.700 “bữa cơm đoàn kết” mừng ngày giải phóng Hải Phòng

Những ngày này, khắp các thôn, tổ dân phố, đâu đâu cũng rộn ràng “bữa cơm đoàn kết” được người dân Hải Phòng tổ chức để chào mừng 70 năm ngày giải phóng thành phố.

Thanh Tú
Thanh Tú 13/05
Người hùng giữa đời thực: Bác sĩ kịp thời cứu cô gái bị tai nạn, nằm co giật trên đường

Trên đường về nhà, bác sĩ Phạm Tiến Mạnh vô tình nhìn thấy một cô gái bị tai nạn giao thông, nằm trên đường trong tình trạng tay chân co quắp, sùi bọt mép nên vội vã xuống hỗ trợ.

Hải An
Hải An 13/05
Kịp thời cứu người phụ nữ mang thai 8 tháng rơi xuống giếng sâu 20m

Người phụ nữ mang thai ở tháng 8 thai kỳ không may rơi xuống giếng sâu 20m trong khi đi mua đồ cho gia đình, may mắn được Công an tỉnh Tây Ninh ứng cứu kịp thời.

“10 năm cõng bạn” – khoảnh khắc đẹp nhất tại lễ tốt nghiệp Đại học Bách Khoa

Ngô Văn Hiếu- nhân vật chính trong câu chuyện từng gây xúc động "10 năm cõng bạn" đến trường, tiếp tục lay động nhiều người khi vượt gần 100km, từ Thái Bình lên Hà Nội để cõng người bạn thân lên sân khấu ĐH Bách khoa nhận bằng tốt nghiệp.

Hải An
Hải An 12/05
Chiếc ốp điện thoại đẹp nhất của bố: “Con yêu bố lắm”

Chiếc ốp ấy có thể không phải là món đồ đắt tiền, không hợp thời hay sang trọng. Nhưng chắc chắn, với người bố ấy đó là chiếc ốp điện thoại đẹp nhất trên đời.

Người dân Nghệ An chung tay “giải cứu” hỗ trợ xe chở dưa hấu bị lật

Sáng ngày 10/5, tại TP Vinh (Nghệ An) người dân cùng nhau hỗ trợ, mua giúp dưa hấu cho tài xế xe tải sau va chạm với ô tô khách, khiến một tấn dưa hấu đổ tràn ra đường.

PC Right 1 GIF
Đề xuất