Kinh đô Thăng Long - Hà Nội và ký ức về những lần thành trống, nhà không trong lịch sử

Vừa qua, cả nước chung tay cùng nhau chống dịch Covid-19 khiến nhịp sống Hà Nội đã bị thay đổi so với trước đó. Tuy nhiên, lui lại một chút về lịch sử thì đây không phải là lần đầu tiên đường phố Thăng Long - Hà Nội từng vắng lặng như vậy.

Hoa Nguyễn
Hoa Nguyễn 29/10
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong thời gian vừa qua, cả nước ta đã chung tay thực hiện giãn cách xã hội cùng nhau chống dịch Covid- 19 khiến hình ảnh về Hà Nội cũng như nhịp sống nơi đây chậm lại và rất khác so với trước đó. Đường phố thưa vắng người hơn, các cơ quan, đơn vị cho nhân viên làm việc tại nhà, các cơ sở thương mại, dịch vụ đóng cửa nên lao động ngoại tỉnh trở về quê. Nhưng trong lịch sử, đây không phải là lần đầu tiên đường phố Thăng Long - Hà Nội từng vắng lặng như vậy. Hãy cùng quay ngược lại thời gian để tìm hiểu nhé.

Kế “thanh dã” bỏ ngỏ thành Thăng Long “đón lõng” giặc

Thăng Long là kinh đô của Đại Việt từ năm 1010 đến năm 1802 và là đầu não của nhà nước phong kiến nước ta. Trong tất cả các cuộc chiến tranh, kinh đô luôn là nơi dừng chân cuối cùng, chiếm được kinh đô là chiến thắng và kinh đô Thăng Long cũng không phải ngoại lệ. Cụ thể, trong vòng 30 năm, từ năm 1258 đến 1288, quân Nguyên Mông đã 3 lần xâm lược Đại Việt.

Lần thứ nhất, quân giặc đã chiếm thành Thăng Long trong 11 ngày và sau đó bị đánh bại bởi trận Đông Bộ Đầu vào ngày 29-1-1258. Tuy nhiên, quân giặc không từ bỏ tham vọng của mình, chúng tiếp tục đưa quân xâm lược. Vào tình hình đó, triều Trần ra lệnh cho hoàng cung và dân chúng tạm rút khỏi kinh thành.

kinh do thang long 3

Người đứng ra lo việc sơ tán cả hoàng cung là Linh Từ quốc mẫu Trần Thị Dung, vợ của Thái sư Trần Thủ Độ - người sáng lập ra triều Trần và cũng là linh hồn của cuộc kháng chiến. Bà đã tổ chức cho hoàng gia và các gia đình tướng sĩ đang chiến đấu ngoài mặt trận rời khỏi kinh thành một cách an toàn. Không những vậy bà còn cất giấu và phân tán của cải, lương thực trong kho để không lọt vào tay giặc. Không chỉ trong hoàng cung mà triều đình nhà Trần còn ra lệnh cho dân chúng ở 61 phường trong kinh thành sơ tán để thực hiện kế “thanh dã”. 

Thành Thăng Long trở nên hoang vắng, không còn sự sống. Quân Nguyên Mông đã dễ dàng chiếm được kinh thành nhưng nơi đây chỉ còn là tòa thành trống rỗng và chúng chỉ tìm thấy những tên sứ giả bị trói chặt bằng thừng tre. Điều này đã khiến quân Nguyên Mông lo sợ. Chúng rơi vào tình trạng thiếu lương thực, ngựa thiếu cỏ nên sức chiến đấu yếu dần. Và chỉ chờ có thế, binh lính nhà Trần phản công giành chiến thắng.

Những lần Thăng Long hoang vắng vì chạy giặc

Vào đầu thế kỷ 15, giặc Minh xâm lược Đại Việt, nhưng nhà Hồ yếu đuối nên đã nhanh chóng đầu hàng. Trước sự tàn ác của giặc Minh, dân chúng đã chạy trốn khỏi kinh thành.     Sau đó đại quân của Lê Lợi bao vây kinh thành, quân Minh đã phải ký thỏa ước rút quân vào cuối năm 1427. Lê Lợi vào thành vào đầu năm 1428, khi đó dân chúng đi sơ tán mới theo về.Cuối thế kỷ 18, giặc Thanh xâm lược nước ta, chúng chiếm Thăng Long nhưng kinh đô cũng vắng lặng vì dân chúng chạy giặc. 

Vào năm 1873, Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ nhất và đánh thành lần thứ hai năm 1882 phố xá cũng vắng tanh. Ngoài ra, Hà Nội vắng lặng còn vì lý do khác, đó là sự cướp bóc của quân Cờ Đen. Ca dao xưa có câu:

Cờ Đen cho chí cờ vàng

Làm cho trăm họ khóc than đứng ngồi

kinh do thang long 2

Cuối năm 1946 khi thực dân Pháp tái chiếm Hà Nội đã khiến cho thủ đô mấy lần vắng lặng. Và rồi trong những ngày tháng Mỹ ném bom miền Bắc mà trọng điểm là Hà Nội, dân chúng Thủ đô đã 2 lần sơ tán, đèn tín hiệu giao thông không cần bật, tầu điện vẫn leng keng nhưng vắng khách.

Những trận dịch bệnh trong lịch sử

Theo “Đại Việt sử ký” chép lại năm 1100, đời vua Lý Nhân Tông trận dịch bệnh đầu tiên đã xảy ra. Từ năm này kéo dài đến thế giữa kỷ 18 có khoảng 9 trận dịch và có lẽ thực tế còn cao hơn do sử chép không đầy đủ.

Vào thế kỷ 19, có lẽ đây là khoảng thời gian dịch bệnh diễn ra nhiều nhất. Theo “Đại Nam thực lục”, từ năm 1820-1895 xảy ra 75 trận dịch lớn nhỏ là đậu mùa, tả, thương hàn... trên nhiều tỉnh thành Việt Nam. 

Năm 1888 dịch tả lây lan mạnh ở Hà Nội. Trong cuốn “Lịch sử Hà Nội”, tác giả Phillip Papin thống kê có khoảng 6.000 người chết, đó là con số lớn vì giai đoạn này dân số Hà Nội chỉ khoảng 10 vạn.

kinh do thang long 1

Trong cuốn “Xứ Đông thuộc Pháp - Những kỷ niệm” của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer (1897-1902) đã viết về trận dịch hạch năm 1902-1903. Lo sợ bệnh dịch, nhiều gia đình đã đưa con cái và cha mẹ già về quê, lao động nhập cư các tỉnh cũng trốn khỏi Hà Nội khiến phố xá thưa vắng và thành phố thiếu hụt lao động.

Hiện nay, dịch bệnh xuất hiện rất khó đoán trước như dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra. Virus gây bệnh cũng biến đổi nhanh chóng sang các thể mới khiến việc dập dịch không dễ dàng dù y học ngày nay rất hiện đại. Bởi vậy tuân thủ nghiêm túc những quy định của Chính phủ về chống dịch cũng là liều thuốc để hạn chế lây lan và dập tắt dịch bệnh.

Xem thêm: Những 'báu vật' thời bao cấp gây thương nhớ

Đọc thêm

Một khi những ý tưởng tuôn trào thì kiến trúc sư sẽ cho ra đời những công trình kiến trúc “độc nhất vô nhị” mà không ai ngờ tới.

Những công trình kiến trúc siêu ảo chứng minh trí tưởng tượng phong phú của con người
0 Bình luận

Theo chia sẻ của MC Anh Tuấn, bố anh - Nhà giáo nhân dân Vũ Hướng đã rời xa cõi tạm vào sáng 26/10, hưởng thọ 87 tuổi. Sự ra đi của ông là mất mát to lớn đối với gia đình...

Tài đức đáng nể của bố đẻ MC Anh Tuấn - Nhà giáo nhân dân Vũ Hướng
0 Bình luận

Thẩm Thúy Hằnɡ là một đại minh tinh νà là nɡười đẹρ có  tiếnɡ trong giới nghệ thuật Sài Gòn trướᴄ năm 1975. Người đẹp trở thành cái tên được giới truyền thông săn đón nhất vào suốt 2 thập kỷ từ cuối thập niên 50 cho đến năm 1975. 

Xuýt xoa trước bộ sưu tập những bức hình để đời của minh tinh Thẩm Thúy Hằng - Đệ nhất mỹ nhân Sài Gòn xưa
0 Bình luận

Tin liên quan

Thế giới trong mắt trẻ thơ vốn đầy màu hồng với nhiều cuộc phiêu lưu bí ẩn, khiến bất kỳ ai cũng mong muốn có thể quay trở lại để trải nghiệm một lần nữa.

Thế giới trong mắt trẻ thơ khác biệt với người lớn như thế nào?
0 Bình luận

Đây là những đồ dùng có giá trị trong thời kỳ bao cấp ở Việt Nam mà chỉ những gia đình có điều kiện mới có thể sở hữu.

Những 'báu vật' thời bao cấp gây thương nhớ
0 Bình luận

Mặc dù có rất nhiều ghi chép mô tả về các công trình kiến trúc cổ đại nhưng thật khó để chúng ta có thể hình dung chính xác mọi thứ trông như thế nào.

Chiêm ngưỡng 10 công trình kiến trúc thời cổ đại được phục dựng lại ở dạng 3D
0 Bình luận


Bài mới

Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 14 phút trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Băn khoăn chuyện lấy chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Dù đã biết gia cảnh nhà anh trước đó, nhưng tận mắt chứng kiến tôi vẫn rất “sốc”, băn khoăn suy nghĩ mãi về việc có nên lấy chồng hay không…

Đề xuất