"Tỏa sáng Nghị lực Việt" năm 2023: Tìm kiếm, tuyên dương 50 thanh niên khuyết tật tiêu biểu
Chương trình "Tỏa sáng Nghị lực Việt" năm 2023 được tổ chức vào ngày 5 - 6/10/2023 tại Thủ đô Hà Nội.

Chương trình "Tỏa sáng Nghị lực Việt" năm 2023 do Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH TCP Việt Nam sẽ triển khai từ tháng 7 đến tháng 12/2023.
Chương trình được tổ chức nhằm tìm kiếm và tôn vinh các tấm gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu, giàu nghị lực, vượt qua nghịch cảnh và tích cực đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng; góp phần bồi đắp lý tưởng sống tốt đẹp cho thanh niên, thúc đẩy sự vươn lên của thanh niên Việt Nam. Đồng thời mong muốn tạo sự lan tỏa và quan tâm, kêu gọi cộng đồng xã hội tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng thanh niên khuyết tật Việt Nam; tìm ra các mô hình phù hợp, bền vững để hỗ trợ thanh niên khuyết tật hòa nhập cộng đồng bình đẳng, tự tin và hiệu quả.

Chương trình năm nay sẽ tuyên dương 50 đại biểu là thanh niên khuyết tật có độ tuổi không quá 35 (đối với các trường hợp đặc biệt có độ tuổi cao hơn, Hội đồng xét chọn sẽ xem xét quyết định). Các cá nhân được tuyên dương sẽ được nhận Bằng khen của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt nam, biểu trưng của chương trình và sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng cùng các phần thưởng giá trị khác.
Theo kế hoạch, thời gian nhận hồ sơ từ ngày 01/7 đến ngày 10/8/2023. Ngày 25/8/2023, sẽ họp Hội đồng xét chọn các gương thanh niên khuyết tật tham gia Chương trình. Các hoạt động của Chương trình "Tỏa sáng Nghị lực Việt" năm 2023 được tổ chức vào ngày 5 - 6/10/2023 tại Thủ đô Hà Nội.

Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng phát động chương trình đồng hành với "Thanh niên khuyết tật khởi nghiệp", từ tháng 7 đến tháng 12/2023. Đối tượng tham gia chương trình là các thanh niên khuyết tật có dự án khởi nghiệp và có nguyện vọng đầu tư về vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý, quản trị doanh nghiệp để thực hiện dự án; có nhu cầu mở rộng mô hình sản xuất kinh doanh đang triển khai; thanh niên khuyết tật có kỹ năng bán hàng, trao đổi hàng hóa trên các nền tảng xã hội.
Từ các dự án gửi về, Ban tổ chức sẽ lựa chọn ra các dự án có đủ điều kiện triển khai để hỗ trợ bằng tiền mặt, hiện vật, công cụ sản xuất, tư vấn kiến thức, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm… tùy thuộc vào quy mô, tính chất của dự án khởi nghiệp, khả năng mở rộng mô hình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng tổ chức các chương trình tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng miễn phí về bán hàng, trao đổi hàng hóa trên các nền tảng xã hội cho thanh niên khuyết tật.
(Theo Tổ quốc)
Đọc thêm
Trịnh Thị Bích Như bị liệt hoàn toàn 2 chi dưới, lần đầu xuống nước còn lóng ngóng. Vậy mà chỉ sau 1 thời gian đã chứng tỏ khả năng đặc biệt trên "đường đua xanh".
Không may liệt 2 chân vì một vụ tai nạn, Vũ Minh Lâm từng lâm vào tuyệt vọng, nhưng rồi lại từng bừng rũ bùn, trở thành TikToker truyền cảm hứng.
"Ông giáo làng" Đặng Tiến Dũng chưa từng kinh qua lớp đào tạo sư phạm nào nhưng lại có đến 24 năm kinh nghiệm giảng dạy trẻ em nghèo tại địa phương...
Bài mới

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.