Quặn lòng nhìn 2 đứa trẻ đầu chít khăn tang đứng ngơ ngác bên di ảnh mẹ nghèo mất nơi xứ người
Những tưởng xuất khẩu lao động là con đường cứu cánh cho cuộc sống nghèo khổ của cả gia đình. Nhưng ai ngờ được, nợ chưa kịp trả thì người phụ nữ nghèo đã chết nơi đất khách, bỏ lại con thơ ngơ ngác ở quê nhà.

Tám tháng trước do cuộc sống ở quê nhà quá chất vật, chị Lê Huyền Trang (31 tuổi, trú thôn Gia Ngãi 2, xã Thạch Long, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) quyết định vay gần 200 triệu đồng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.
Lúc chị Trang xách vali lên đường, hai con sinh đôi Nguyễn Công Khánh Toàn và Nguyễn Công Đại Tiến mới hơn 5 tuổi. Các cháu được gửi gắm lại cho ông bà nội chăm sóc. Chồng chị là anh Nguyễn Công Tuấn (SN 1984) cũng vì mưu sinh mà lặn lội vào tận Bình Dương làm thuê.

Những tưởng cuộc sống sẽ bước sang một trang mới, kinh tế gia đình khấm khá hơn, nhưng nào ngờ, hoàn cảnh đẩy đưa đến bờ vực đắng cay, đau đớn. Chị Trang sang Nhật đúng thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, công việc làm ăn không thuận lợi, số tiền vay trước đó cứ lãi mẹ đẻ lãi con. Trong khi, người đi xuất khẩu lao động lại rơi vào hoàn cảnh "một đi không trở về".
Ôm hai đứa con thơ dại trong lòng, anh Tuấn tâm sự: "Tôi đang thất nghiệp tại Bình Dương thì nhận được tin vợ mất. Sự ra đi đột ngột của cô ấy khiến tôi suy sụp. Hai đứa con ngơ ngác chưa hiểu chuyện. Bạn bè bên ấy nói Trang có dấu hiệu trầm cảm, rồi bị tàu hỏa ở Nhật cán tử vong nhưng trước đó một ngày, Trang có gọi cho tôi nói chuyện, kể công việc bên đó áp lực, sang Nhật trùng vào thời điểm dịch bệnh nên không có nhiều việc để làm”.

Vợ mất, bản thân thất nghiệp, khó khăn chồng chất khó khăn. Anh Tuấn chẳng có tiền để đưa tro cốt vợ về quê. Anh đành phải nhờ đến anh em bạn bè kêu gọi hỗ trợ. Hai đứa con Tiến và Toàn còn nhỏ dại, mẹ mất nhưng hễ ai đến hỏi các cháu lại nói: "Mẹ đang ở Nhật kiếm tiền về mua sách vở cho con".
“Sau khi được mọi người giúp đỡ và gia đình vay mượn thêm thì tôi cũng đã đưa được tro cốt của Trang từ Nhật Bản về. Lúc đi chúng tôi vay mượn hết gần 200 triệu đồng nhưng đến nay chưa có khả năng chi trả.

Nhận được thông tin vợ mất, tôi bắt xe từ Bình Dương về quê, cách ly 7 ngày và đưa tro cốt đi an táng. Nhìn hai đứa con ngơ ngác trước nỗi đau mất mẹ, tôi lại càng đau lòng hơn.”, anh Tuấn tâm sự.
Khi chị Trang về nhà, gia đình cố gắng tổ chức tang lễ để người thân và hai đứa trẻ được thắp nén nhang cho người quá cố. Đứng bên bàn thờ nghi ngút khói hương, hai đứa trẻ đầu chít khăn tang, người mặt bộ áo xô trắng cúi lạy. Thế nhưng, các con còn quá nhỏ để hiểu được nỗi đau mất mẹ. Hai đứa trẻ thơ cứ bất giấc làm theo sự chỉ dẫn của người lớn mà chẳng có khái niệm đau đớn mất mát là nhìn. Nhìn cảnh đó, ai cũng nhói lòng xót xa.

Ông Phan Tổ Hoài - Chủ tịch UBND xã Thạch Long cho biết, hoàn cảnh của gia đình anh Tuấn quá đỗi bi thương. Hai đứa trẻ song sinh vừa mất mẹ, gia cảnh nghèo khó, bợ vay mượn cho chị Trang đi xuất khẩu lao động chưa trả được. Hiện 3 bố con chưa có nhà riêng để ở, vẫn ở nhờ ông bà nội trong căn nhà tranh tồi tàn.
Ông nội lại là thương binh, bà nội tàn tật, rất mong các nhà hảo tâm thương giúp để ba bố con sớm ổn định cuộc sống.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi trực tiếp về địa chỉ:
Anh Nguyễn Công Tuấn, trú thôn Gia Ngãi 2, xã Thạch Long, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. SĐT: 0911916386
(Ảnh và bài theo Vietnamnet)
Đọc thêm
Căn bệnh hiếm gặp khiến cô bé Thanh Tâm phải khó khăn lắm mới thắp được cho mẹ một nén hương. Tâm mong sớm được chữa bệnh để đi học, sau này thi làm bác sĩ chữa bệnh câm điếc cho cha.
Bố qua đời, mẹ bỏ đi, cô bé Nguyễn Ngọc Yến (8 tuổi) chưa hiểu sự đời là gì đã trở thành trụ cột gia đình chăm no cho bà nội ốm yếu cùng người anh trai bị tâm thần nhẹ.
Vợ chồng ông Hùng là chỗ dựa duy nhất của 3 đứa cháu nội sau khi bố chúng đi tù, mẹ bỏ đi biệt xứ. Ở tuổi ngũ tuần, ông Hùng vẫn oằn mình đi đào đất thuê, nhặt nhạnh từng đồng bạc lẻ để vợ các cháu.