Thầy giáo già cần mẫn với nghề tay trái MC đám tiệc, kiếm tiền giúp học trò nghèo
40 năm gắn bó với nghề giáo cũng là từng ấy năm thầy giáo Ngô Hồng Khiêm đảm nhiệm thêm nghề tay trái MC đám tiệc để kiếm tiền giúp học sinh nghèo.

Kể về cuộc đời mình, thầy Khiêm cho biết xuất thân trong gia đình lao động nghèo. Lên 11 tuổi, thầy đã phải bươn chải bán đủ thứ như cóc, ổi, mía... để kiếm từng đồng tiền lẻ đi học và sinh sống.
Năm 1982, thầy Ngô Hồng Khiêm ra trường và bắt đầu làm giáo viên dạy học ở Rạch Giá, Kiên Giang. Thầy đồng cảm và thấu hiểu nỗi khó khăn của các em học sinh nghèo khi đến trường đi học.

"Hồi đó, tôi không biết làm cách nào giúp các em học sinh nghèo. Ngoài động viên mọi người, với đồng lương 34 đồng/tháng, tôi trích ra một ít để mua tập, sách, viết làm quà tặng cho các em" - thầy Khiêm trải lòng.
10 năm sau, thầy Khiêm được bổ nhiệm làm hiệu trưởng Trường tiểu học Vĩnh Lạc 1. Lúc đó trường xuống cấp, sân trường trũng thấp với đầy đất, đá, bùn lầy. Những lúc mưa xuống, ngôi trường như ngập trong nước. Học sinh đi học phải xắn quần lên mà đi. Có em nhiều lúc lỡ vấp ngã là ướt hết tập, sách.
Thầy Khiêm đã đi vận động nhà hảo tâm địa phương cho cát, đá vụn, xi măng... về xây sân trường cho học sinh đến trường học được sạch sẽ hơn. "Nhà nước cũng quan tâm xây dựng nhưng muốn nhanh thì tôi đi vận động thêm. Hồi đó khó khăn, ai cho cục đá, bao cát cũng mừng lắm. Năm 1996, sân trường được làm mới, trời mưa cũng không ngập, các em đi học được vui chơi thoải mái. Tôi và các thầy cô hạnh phúc lắm" - thầy Khiêm vui vẻ nói.

Ở TP Rạch Giá cùng lúc này các nhà hàng nở rộ nên thầy Ngô Hồng Khiêm mới phân bổ thời gian hợp lý vừa tròn nhiệm vụ ở trường vừa đi làm MC đám tiệc kiếm tiền bỏ ống heo lo cho học sinh nghèo khi cần. Ban đầu thầy chỉ được các chủ nhà hàng trả 20.000 đồng/tiệc, 30.000 đồng/tiệc rồi đến 50.000 đồng/tiệc.
Sau này, "cát sê" của thầy lên tới 300.000 đồng/tiệc. Số tiền này được thầy trích ra mua bảo hiểm y tế, gạo, quần áo, tập sách hoặc dùng làm học bổng để khuyến khích các em có hoàn cảnh khó khăn có thêm động lực đi học.
Trả lời câu hỏi "Làm MC có khi nào thầy cảm thấy buồn và muốn bỏ không?", thầy Khiêm khẳng định: "Buồn có buồn, nhưng tôi làm vì các em học sinh. Các em nghèo rất cần tôi và thầy cô giúp đỡ. Tôi bỏ ngoài tai hết tất cả. Chỉ cần các em có thể đi học, nhiêu đó thôi tôi đã thấy đủ vui rồi".

Em Nguyễn Ngọc Tường Vi, học sinh lớp 5/7 ở Trường tiểu học Hồng Bàng, là một trong số những học sinh được thầy Khiêm và các thầy cô trong trường giúp đỡ. "Mẹ em mất do COVID-19. Cha em có gia đình khác rồi, ít lui tới thăm em. Em hiện sống với ngoại. Năm học này ngoại em lo hổng nổi. Thầy cô ở trường giúp đỡ em rất nhiều. Hổng có thầy cô, chắc giờ này em đã nghỉ học rồi" - Tường Vi nói.
Cô Nguyễn Kim Phụng, giáo viên Trường tiểu học Hồng Bàng (TP Rạch Giá), cho biết Trần Thanh Đức, học sinh lớp 5/9, là cậu bé mồ côi và sống nương nhờ vào người dượng. Lúc Đức học lớp 5 có biểu hiện không nhìn rõ để viết bài. Sau đó, cô Phụng thông báo với gia đình nhưng không có tiền cắt kính cho cháu đeo.

"Đi khám bệnh ở Sài Gòn, lúc đó một bên mắt của Đức đã có biểu hiện không thấy. Biết chuyện, ngoài bỏ tiền túi, thầy Khiêm còn đi vận động các nhà hảo tâm được khoảng 187 triệu đồng để kịp thời giúp Đức chữa trị. Nếu không có thầy, tôi nghĩ Đức sẽ sống trong cảnh mù luôn. Ngoài Đức, nhiều trò nghèo khác cũng được thầy Khiêm giúp đỡ hết. Làm bằng cái tâm nên thầy cô ở trường, phụ huynh và học sinh đều yêu mến thầy lắm" - cô Phụng cho biết thêm.
Theo báo Tuổi trẻ
Xem thêm: Trần Huyền Trang: "Chị nuôi" giúp học sinh nghèo Thanh Hóa được tiếp bước đến trường
Đọc thêm
Nhiều năm qua, thầy giáo Y Thắng Rơ Yam miệt mài với công việc "người lái đò" đưa học trò đi học, gieo mầm tri thức bên sông Krông Nô.
Đang sở hữu mái tóc dài óng ả là ước mơ của bao cô gái, 9x Yên Bái bất ngờ cắt phăng, nhưng đằng sau đó là một câu chuyện vô cùng cảm động.
Đang bận rộn với công việc kỹ sự, vợ sắp sinh con thứ 2, nhưng chỉ cần rảnh rỗi, chàng kỹ sư 9x Đỗ Quyết Tiến lại tham gia cứu hộ người đuối nước.
Tin liên quan
Lòng tốt có thể chữa lành các vết thương: xoa dịu, hàn gắn những nỗi đau về tâm hồn và thể xác của con người, đem đến cho bạn niềm vui và niềm tin về cuộc sống...
Khi bạn biết đúng, viết đủ ý sẽ đạt được từ 8 - 9 điểm. Để được 10 điểm môn Văn thì cần sự sáng tạo (mở rộng vấn đề) bằng sự hiểu biết của bản thân. Và 100 nhận định văn học dưới đây sẽ giúp bạn đạt được điều đó.
Mẹ và vợ lần lượt qua đời là cú sốc quá lớn với anh Phúc. Áp lực tinh thần, áp lực mưu sinh đè nặng khiến người đàn ông chọn cách tiêu cực nhất. Trong khi đó, hai đứa con thơ sống cảnh bữa đói bữa no, tương lai mịt mờ...
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.