Thầy giáo 30 năm ròng rã lội bộ băng rừng gieo chữ ở bản xa
30 năm gieo chữ ở xã vùng sâu Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị, đối với thầy giáo Trương Vĩnh Tiến đây không chỉ là công việc mà còn là lý tưởng trọn đời.

Hướng Lập là xã giáp biên giới với Lào, nằm về phía bắc xa nhất của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Suốt 30 năm qua, cả 8 thôn của xã này đều in hằn dấu chân của thầy giáo Trương Vĩnh Tiến (54 tuổi, giáo viên Trường phổ thông Dân tộc bán trú TH và THCS Hướng Lập).
Tháng 8/1996, thầy Tiến nhận được quyết định tuyển dụng của UBND tỉnh Quảng Trị, phân về dạy học tại thôn Cù Bai, xã Hướng Lập. Cái tên Hướng Lập thời đó thật xa lạ, không ai biết nó ở phương trời nào.
“Vào đây thấy bản làng nghèo khó, vốn tiếng Việt của học sinh không có. Tôi mới nghĩ cực khổ gì vẫn không bằng không có tri thức. Dần dần, quen với trường lớp, thấy học sinh ngoan ngoãn, hiếu học nên tôi quyết định ở Hướng Lập, gắn bó với các em”, thầy Tiến kể.
Nhà cách trường 60km, bấy giờ giao thông đi lại còn khó khăn, cách trở. Từ nhà ở xã Tân lập, thầy giáo Tiến phải đón xe đò vào xã Hướng Phùng, cách xã Hướng Lập 30km là hết đường. Thầy Tiến phải “mượn” đường mòn của Lào, một nhánh của đường Hồ Chí Minh cũ để vào bản. Hôm nào may mắn, thầy xin nhờ xe Zin 3 cầu cũ kỹ vào bản bán lương thực, mua phế liệu chiến tranh. Thầy ngồi sau thùng xe đầy mùi cá mắm xen lẫn bom đạn, trầy trật 2 ngày đêm mới vào tới điểm trường.
Còn những khi không xin được xe, mình thấy phải cuốc bộ băng rừng đến tận khuya. Thời điểm ấy đi giữa rừng còn nghe tiếng hổ gầm, trong đêm đen còn thấy rõ đôi mắt như đèn pha của thú dữ. Đến năm 2001, Nhà nước làm đường Hồ Chí Minh mới thì việc đi lại mới thuận lợi hơn. Sau điểm trường Cù Bai, thầy Tiến lại tiếp tục xung phong đến các điểm trường cách trở nhất như Tà Rùng, Cuôi, Tri, Tà Păng...
Điểm nóng nào thiếu con chữ, thầy Tiến đều xung phong đặt chân đến giảng dạy. Ròng rã 30 năm, 8 thôn bản của Hướng Lập đều hằn sâu dấu chân gieo chữ của thầy Tiến.
"Gắn bó nhiều năm, phụ huynh cả xã đều biết tôi, tôi cũng biết tất cả người dân của xã", thầy Tiến cười nói.
Hiện nay thầy Tiến đang dạy lớp 1 - 2 ở điểm trường Tà Păng. Điểm trường có 2 lớp ghép với 15 học trò. Dù giao thông, liên lạc có cải thiện đáng kể, nhưng đường vào bản vẫn rất trắc trở, nắng bụi mưa lầy.
"Tuổi 20 rực rỡ của tôi gắn bó với những nơi khó khăn nhất, cái khó cái cực giờ qua rồi. Con cái cũng đã tự lập, vợ cùng dạy tiểu học nên đồng cảm, thấu hiểu cho công việc của chồng nên tôi sẽ tiếp tục cống hiến ở vùng bản, đến 2033 đủ tuổi thì về hưu.
Học trò nơi bản xa này hiếu học lắm, đam mê đắm đuối con chữ, phụ huynh cũng sống rất chân tình với giáo viên. Nhìn lại 30 năm, tôi tự hào vì góp phần đưa cái chữ đến vùng xa xôi nhất.
Lứa học sinh cũ giờ trưởng thành, là bí thư, chủ tịch và cán bộ xã Hướng Lập. Các em trở về xây dựng quê hương, bản làng, đó là điều tôi mừng nhất", thầy Tiến bộc bạch.
Theo thầy Nguyễn Đình Nghĩa, hiệu trưởng Trường phổ thông Dân tộc bán trú TH và THCS Hướng Lập chia sẻ, thầy giáo Tiến là một trong những thế hệ đầu tiên của ngành giáo dục có mặt ở xã vùng sâu Hướng Lập. "Thầy Tiến là một giáo viên lớn tuổi, gương mẫu dạy học, tâm huyết với trẻ, có chuyên môn cao và luôn xung phong đi tới những điểm xa, khó nhất để giảng dạy. Gần đây, Phòng Giáo dục và Đào tạo Hướng Hóa đề xuất luân chuyển thầy ra nơi thuận lợi hơn nhưng thầy từ chối, nguyện cống hiến trọn đời ở vùng bản", thầy Nghĩa nói.
Đọc thêm
Thầy giáo trẻ Trương Chấn Sang (28 tuổi, Bình Dương) từng là một cậu bé mồ côi, ăn cơm nhờ cửa Phật. Với tấm lòng thiện nguyện cao cả, anh đã dùng toàn bộ số tiền khen thưởng, viết sách để xây lớp học cho trẻ em vùng cao.
Trong bộ quân phục, Trung tá Vũ Trường Tính ngoài vai trò người lính còn được biết đến với cương vị thầy giáo, người mang tri thức đến cho những trẻ em nghèo.
Hơn 14 năm “đứng” trên bục giảng bằng xe lăn, thầy giáo Chu Quang Đức (Hà Nội) đã truyền cảm ứng cho rất nhiều thế hệ học trò về giá trị của việc học tập.
Tin liên quan
Sau Tết Nguyên đán, hàng chục thanh niên ở Quảng Trị kéo nhau đến từng nhà dân xin vỏ lon bia, chai nhựa,… để bán kiếm tiền, tặng học bổng cho trẻ em nghèo.
Tiền không phải là thứ duy nhất mà người giàu sử dụng để nhận được sự giúp sức từ người khác. "Vũ khí" bí mật của nọ nằm ở đây.
Tìm được ví đã đánh rơi, người đàn ông nghèo ở Quảng Ngãi xin nhường số tiền người dân quyên góp hỗ trợ mình cho những hoàn cảnh khó khăn hơn đón Tết.
Bài mới

Lao vào đám cháy cứu cháu bé 2 tuổi, chị Lê Thị Phương Thảo (SN 1982) bị bỏng 78%, gương mặt biến dạng. Dù đau đớn là vậy, nhưng người phụ nữ ấy vẫn gồng gánh, cưu mang cháu bé, xem như con ruột suốt 18 năm qua.