Chân dung "ông Bụt" đời thường có tận 292 đứa con

Gần 20 năm qua, "ông Bụt" Nguyễn Trung Chắt một mình dốc tiền và công sức xây dựng, quản lý 3 trung tâm bảo trợ xã hội, nuôi dạy 292 trẻ mồ côi khỏe mạnh, lớn khôn.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 17/02
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ông Bụt đời thường từng bị gọi là "kẻ điên"

Ông Nguyễn Trung Chắt (ở phố Núi Trúc, quận Ba Đình, Hà Nội) từng công tác trong quân đội, công an, sau khi về hữu đã một mình xây dựng và quản lý 3 trung tâm bảo trợ xã hội suốt gần 20 năm qua. Trung tâm bảo trợ xã hội của ông tên Hy Vọng, nuôi dạy trẻ mồ côi ở tỉnh Hưng Yên và Lạng Sơn, trong số 292 trẻ thì đến nay có 177 người đã trưởng thành, có người đi học cao đẳng, đại học, thậm chí có người đã trở thành thạc sĩ. 

ong-but-nguyen-trung-chat-nuoi-day-292-tre-mo-coi
Ông Chắt ôm một bé gái mồ côi được ông nhận nuôi và chăm sóc từ khi còn là trẻ sơ sinh.

Ông tâm sự, khi xưa quê ông ở thôn Phú Cường (xã Phú Thịnh, huyện Kim Động, Hưng Yên), cạnh nhà ông có mấy đứa trẻ mồ côi, sống với ông bà nhưng lại không được quan tâm, sau này bỏ học đi trộm cắp. Thấy vậy, sau khi nghỉ hưu vào năm 2002, ông về quê và thành lập trung tâm đầu tiên mang tên Trung tâm Hy Vọng Tiên Cầu, mong muốn nhận nuôi trẻ em mồ côi để chúng có tương lai ổn định hơn, cũng là cách để giữ bình yên xóm làng. Ông Chắt nói rằng, ông coi tất cả đều như con của mình.

Tới năm 2007, ông lại xây thêm một trung tâm khác ở huyện Lộc Bình, Lạng Sơn - đây là nơi ông từng đóng quân. Tới năm 2002, ông lại mở thêm một trung tâm khác ở huyện Hữu Lũng cũng tại tỉnh này, mong muốn mở các dịch vụ an sinh xã hội nơi đây để những "người con" của ông có chỗ làm việc. 

Để có thể bươn chải cuộc sống cũng như lo cho trung tâm, sau khi nghỉ hưu ông đã làm rất nhiều nghề khác nhau. Từ xây dựng cho đến buôn bán sắt vụn, chỉ cần kiếm được tiền là ông lại đem đi tích cóp. Lao động vất vả như vậy, nhưng sau khi nuôi lớn 3 người con (2 gái 1 trai) trường thành, ông lại để họ tự lập và dốc tiền tiết kiệm làm từ thiện.

Ông Chắt chia sẻ: "Nhiều người bảo tôi điên. Nhưng quan điểm của tôi là 'sống khỏe, chết nhanh, không có của để dành', vì nếu để lại tiền cho con cái là chết, vì chúng nó sẽ ỷ lại và còn chia chác nhau, mất tình đoàn kết". 

Trong 18 năm hoạt động, chỉ có 50% ngân sách là đến từ vận động từ thiện từ xã hội, còn lại là do ông bỏ tiền túi. Chi phí xây dựng, vận hành 3 trung tâm tốn hàng tỷ đồng, ông đã dốc hết tiền tích cóp của gia đình mới có thể chi trả được. Có nhiều khoản phí không tên phát sinh mà sau này khi thành lập trung tâm ông mới biết. Hiện mỗi tháng tiền nuôi hơn 100 đứa trẻ đã tốn khoảng 250 triệu đồng, là một khoản tiền rất lớn với người đã về hưu.

Hàng tháng, ông dốc toàn bộ tiền lương hưu là khoảng 7 triệu đồng, cộng với tiền cho thuê mặt tiền căn nhà tại Núi Trúc, được khoảng 50 triệu, tất cả đều dồn cho các trung tâm. Ông kể lại: "Nếu mà móc túi ra từng đó tiền thì không có được, nhưng tôi phải xoay xở. Tôi cho các con tăng gia trồng rau, nuôi lợn, cám nuôi thì mình có thể mua, nhưng cũng có thể ra nhà máy cám xin vét những cám rơi vãi. Thức ăn cho các con hằng ngày cũng phải tìm cách mua cho rẻ như: nếu muốn mua cá, tôi rình nhà nào tát ao mua những loại cá nhỏ về xay ra, chế biến thành chả, ăn vẫn ngon"...

Những người con đặc biệt

Tại Trung tâm Hy vọng ở huyện Hữu Lũng, hiện ông Chắt đang nuôi dạy 33 "đứa con", cháu bé nhất mới được 2 tuổi. Những đứa trẻ này đều có hoàn cảnh đặc biệt, có đứa mồ côi cả cha lẫn mẹ, có đứa mồ côi bố, mẹ thì không nuôi nổi vì nhà đông con,...

Ông Chắt ôm một bé gái 2 tuổi, chăm sóc tỉ mỉ từ rửa mặt, đánh răng tới buộc tóc, đi dép... Được biết, cô bé này không có bố, còn mẹ đang đi học nghề với ước mong "làm lại cuộc đời", nên ông đã nuôi bé từ khi sinh ra. Ông Chắt tâm sự: "Tôi nhận vào trung tâm trẻ 6 - 12 tuổi. Nhưng có những trường hợp đặc biệt, tôi nhận nuôi từ lúc mới lọt lòng".

Một đứa trẻ khác là con của người mẹ tâm thần, khi được ông nhận nuôi mới chỉ khoảng 20 ngày tuổi, sau này ông cho mang họ của mình. Ông kể rằng, mẹ cháu bị bệnh, ông bà ngoại thì già yếu nên muốn cho đi nhưng chẳng ai dám nhận. Ông Chắt kể: "Tôi đến thăm, ông ngoại cháu bé kể có lần mẹ nó về, nhét cả quả chuối vào miệng nó, tí chết. Ban đầu tôi cũng hơi băn khoăn, nhưng rồi quyết định nhận và cố gắng hết mình, huy động tất cả 3 mẹ nuôi tập trung chăm sóc. May trời thương, nó cứ ăn cứ lớn, chỉ duy nhất có một lần sốt cao. Đêm ấy, các mẹ gọi điện, nửa đêm tôi từ Hà Nội phi xuống, cho đi khám thì chỉ do mọc răng"...

ong-but-nguyen-trung-chat-nuoi-day-292-tre-mo-coi
Anh Ngô Quốc Hưng hiện đã học xong thạc sĩ, được ông Chắt tin tưởng giao cho quản lý một trung tâm.

Trong số những người con mà ông Chắt tự hào nhất, có anh Ngô Quốc Hưng (29 tuổi), đã học lên thành thạc sĩ, đã trở lại trung tâm để quản lý. Anh Hưng cho biết ông Chắt đang dẫn dắt, hướng dẫn anh điều hành trung tâm, với hi vọng sau này sẽ thay ông quản lý. Anh Hưng xúc động nói: "Em vào trung tâm đến nay là 17 năm rồi. Là thế hệ đầu tiên ở trung tâm được bác Chắt cho đi học đại học và học tiếp lên thạc sĩ ngành công tác xã hội của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Ở đây, chúng em coi nhau như một đại gia đình, còn bác Chắt là bố. Chúng em được rất nhiều tình cảm yêu thương của bác Chắt."

Không chỉ anh Hưng, tất cả những đứa trẻ được người cha "kì lạ" này nhận nuôi đều được cho đi học đàng hoàng, hầu hết học hết lớp 12 hoặc đi học nghề. Có người được học lên đại học, cao đẳng, thậm chí có người có tận 2 bằng đại học như chị Hoàng Thị Hồng, đã tốt nghiệp ĐH Nội Vụ và ĐH Luật Hà Nội, hiện đang là quản lý Trung tâm Hy Vọng Hữu Lũng.

Chị Đào Thị Luyến (Hưng Yên) là một trong những người được ông nhận nuôi và thay đổi số phận. Chị chia sẻ, chị từng là trẻ mồ côi, bị bệnh tim bẩm sinh, được ông Chắt nhận nuôi từ năm 8 tuổi. Chị Luyến kể: "Em vào trung tâm được bác cho đi mổ tim 2 lần. Em được cứu sống và có nghề trong tay. Bác là người cha thứ hai sinh ra em". Sau khi chữa khỏi bệnh, chị đi học nghề may, hiện đã có thu nhập ổn định, lập gia đình, có 2 cậu con trai kháu khỉnh.

Bà Nguyễn Thị Với, một "mẹ nuôi" ở Trung tâm Hy Vọng Tiên Cầu đã cùng ông 18 năm qua chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi cho hay: "Là đàn ông, nhưng bác chăm lo cho các con như người mẹ. Bác ấy lo từng bữa ăn, giấc ngủ cho các con. Những khi trời trở rét, đang đêm bác ấy cũng từ Hà Nội về, vào từng phòng kiểm tra xem các con đã mặc áo ấm chưa, quàng khăn chưa, đi tất chưa... Chúng tôi rất cảm động, luôn lấy bác làm gương...". 

Bà cũng chia sẻ, khi mới thành lập trung tâm, ông quy định trẻ gọi các cô nuôi dưỡng là mẹ, còn ông không nhận là bố, chỉ xưng là bác. Thế nhưng, thấy những bé được nhận nuôi từ sơ sinh, khi tập nói chỉ gọi mẹ mà không có bố, thấy thương nên ông ra "quy định" mới, ưu tiên cho các em gọi ông là bố. Lâu dần, mọi người cũng quen gọi ông là bố, là cha, thế là ông Chắt nay đã có gần... 300 người con.

Dạy làm người mới khó

Khi hỏi về bí quyết nuôi dạy thành công những cô bé, cậu bé không may mắn, ông Chắt tâm sự rằng điều quan trọng nhất là phải dạy các con học làm người. Ở trung tâm, ông treo rất nhiều khẩu hiệu dạy làm người như: "Việc đầu tiên là việc học làm người - người tử tế trước khi muốn trở thành người giỏi giang, có quyền hành hoặc siêu phàm"; "Yêu lao động sẽ nâng cao phẩm giá con người, lười biếng luôn gắn với nghèo đói và tội phạm"... Tuy nhiên, ông Chắt cho rằng dạy một đứa trẻ nên người là một hành trình gian nan, không chỉ là dựa trên những khẩu hiệu như vậy.

Để quản lý được hết các con ở 3 trung tâm, mỗi tháng ông đi lại cả ngàn kilomet, về sinh hoạt, ăn ở cùng các con. Cứ 5h30 sáng, ông gõ kẻng gọi mọi người dậy tập thể dục, sau đó dạy các con cách trồng rau, nuôi gà,... Ông cũng là một "quan tòa" ở đây, giải quyết cả chuyện xích mích, cãi nhau của các con được trung tâm ghi lại. Ông Chắt kể: "Phải theo dõi, chuyện trò chúng nó mới nghe, chứ không phải treo khẩu hiệu là xong”, ông tâm sự".

ong-but-nguyen-trung-chat-nuoi-day-292-tre-mo-coi
Ông Chắt gõ kẻng gọi mọi người dậy tập thể dục từ sáng.

Có lần, ông đang ở Hà Nội thì được mẹ nuôi ở trung tâm tại Hưng Yên gọi điện, báo có 3 cậu mất tích. Lo lắng, ông tức tốc đi xe về, tới nơi là gần 1 giờ sáng, không kịp nghỉ ngơi thì lại đi khắp quán xá ở TP. Hưng Yên để truy tìm. Mất mấy tiếng trời, ông mới tìm được 3 cậu đang chơi điện tử ở một quán net nọ. Ông Chắt cười, kể lại rằng: "Đưa về đến nhà, tôi cho mỗi đứa vào một góc ở sân và bảo: 'Bác cho con ngồi vào đây, bác cũng ngồi đây, muỗi cắn các con sẽ cắn cả bác. Lẽ ra giờ này bác đang ngủ. Vì các con, bác phải đi từ Hà Nội về đây. Bao giờ các con nhận thấy điều mình làm sai thì bác mới nói chuyện." Được biết, anh "cầm đầu" nhóm này hiện đã học xong cao đẳng điện lạnh, lái xe, còn sắp lấy vợ, chị vợ cũng là trẻ từng được ông Chắt nuôi dạy ở trung tâm.

ong-but-nguyen-trung-chat-nuoi-day-292-tre-mo-coi
Ông Chắt vui chơi cùng các trẻ mồ côi được ông coi như con ruột.

Để nuôi dạy thành công, ông Chắt kể rằng, sau khi học xong cấp 3, ông cho mọi người có 1 năm trải nghiệm, rèn luyện rồi mới định hướng nghề nghiệp. Ông cho các con chăm sóc, dạy dỗ em nhỏ hơn, ra ngoài làm thêm, học nghề,... trong suốt 1 năm, để tích lũy kinh nghiệm, hiểu thêm về giá trị đồng tiền. Có lẽ bởi vậy mà đa số người con đều đang có nghề ổn định, tự nuôi sống được bản thân. 

Trong suốt nhiều năm qua, ông Chắt đã nhận được vô số bằng khen, giấy khen nhờ đóng góp của mình. Vào năm 2019, ông nhận được giải thưởng Tình nguyện quốc gia do Trung ương Đoàn trao tặng. 

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Để giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn nơi biên giới, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã mở cửa tiệm tạp hóa cộng đồng nơi tất cả mọi mặt hàng đều có giá 0 đồng.

Tiệm tạp hóa cộng đồng miễn phí giúp đồng bào khó khăn nơi biên giới
0 Bình luận

2.000 đồng chẳng đủ mua một cốc trà đá nhưng tại quán cơm thiện nguyện này ở Hà Nội thì chừng đó cũng đủ để những người lao động nghèo mua một suất cơm đầy đặn, tươm tất.

Suất cơm 2.000 đồng ấm bụng người lao động nghèo giữa lòng Hà Nội
0 Bình luận

Dù thời tiết có trở lạnh, mưa rét suốt những ngày qua, nhiều người lao động nghèo ở quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng vẫn cảm thấy ấm áp bởi sự có mặt của "gian hàng miễn phí" đặc biệt cung cấp từ đồ dùng cá nhân tới nhu yếu phẩm. 

Ấm áp tình thương từ 'gian hàng miễn phí' ở Đà Nẵng
0 Bình luận

Tin liên quan

Dù thời tiết có trở lạnh, mưa rét suốt những ngày qua, nhiều người lao động nghèo ở quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng vẫn cảm thấy ấm áp bởi sự có mặt của "gian hàng miễn phí" đặc biệt cung cấp từ đồ dùng cá nhân tới nhu yếu phẩm. 

Ấm áp tình thương từ 'gian hàng miễn phí' ở Đà Nẵng
0 Bình luận

2.000 đồng chẳng đủ mua một cốc trà đá nhưng tại quán cơm thiện nguyện này ở Hà Nội thì chừng đó cũng đủ để những người lao động nghèo mua một suất cơm đầy đặn, tươm tất.

Suất cơm 2.000 đồng ấm bụng người lao động nghèo giữa lòng Hà Nội
0 Bình luận

Để giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn nơi biên giới, Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đã mở cửa tiệm tạp hóa cộng đồng nơi tất cả mọi mặt hàng đều có giá 0 đồng.

Tiệm tạp hóa cộng đồng miễn phí giúp đồng bào khó khăn nơi biên giới
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Những câu chuyện ít người biết về ngày sinh nhật Bác Hồ

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Đăng Dương
Đăng Dương 6 giờ trước
Chân dung Youtuber thầm lặng kết nối mang đến 119 ngôi nhà mới cho người dân Hà Giang

Sau 6 năm miệt mài kết nối các mạnh thường quân, nhà hảo tâm trong và ngoài nước, Youtube Nguyễn Tất Thắng đã giúp 119 hộ vùng cao ở Hà Giang có ngôi nhà mới kiên cố.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Nữ sinh 16 tuổi vượt 1.5 triệu bài thi, giành giải nhất viết thư UPU 2025 lấy cảm hứng từ tình yêu biển

Bức thư giành giải nhất trong cuộc thi viết thư UPU 2025 là của em Phạm Đoàn Minh Khuê hiện đang theo học lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, TP Đà Nẵng.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Cô gái Phú Thọ cắt bỏ tứ chi để giành sự sống, “tái sinh” nhờ tình yêu của mẹ

Trong vỏn vẹn một tháng, từ một người khỏe mạnh bình thường, cô gái Phú Thọ - Trần Thị Nga (SN 1995) bỗng dưng lâm bệnh nặng, phải cắt bỏ tay chân. Những tưởng cuộc đời cứ vậy là chấm hết, nhưng nhờ vào tình yêu thương vô bờ của mẹ, cô như được “tái sinh” một lần nữa.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 ngày trước
Jenny Huỳnh - Ngôi sao truyền cảm hứng của thế hệ mới, ghi danh vào Forbes “30 Under 30 Asia” khi chỉ mới 19 tuổi

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Chàng trai khiến triệu người rơi lệ với bài phát biểu về bố mẹ không biết chữ

Trong lễ tốt nghiệp, Ngô Văn Tân (2003, Thanh Hóa) đã khiến mọi người dưới khán đài không kìm được nước mắt với bài phát biểu tri ân bố mẹ, những người không biết chữ đã nuôi lớn ước mơ giảng đường của cậu.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Hành trình truyền cảm hứng từ những điều nhỏ bé của TikToker Tina Thảo Thi: “Em chỉ là một người trẻ đang cố gắng sống tử tế!”

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Từ trái tim đến hành động, Tiktoker Quan Không Gờ dùng sự chân thành truyền cảm hứng sống tử tế cho người trẻ

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
NSƯT Đức Lưu – Huyền thoại “Thị Nở” của màn ảnh Việt đồng hành cùng “Bữa cơm yêu thương” sẻ chia nhân ái với bệnh nhân nghèo

Tại chương trình “Bữa cơm yêu thương”, NSƯT Đức Lưu chia sẻ: “Tôi nghĩ làm từ thiện không phụ thuộc vào giàu nghèo mà chỉ cần một trái tim biết yêu thương con người”.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Tiktoker Cụt Yêu Đời - Người truyền cảm hứng bằng những điều không trọn vẹn, “thiếu đôi tay” nhưng thừa nghị lực để khiến hàng triệu người mỉm cười

Thay vì tự ti, mặc cảm vì mất đi một phần cơ thể, chàng Tiktoker Cụt Yêu Đời lại biến những giới hạn ấy thành “chất liệu” để kể những câu chuyện sống động, vui nhộn và giàu nghị lực, khiến hàng triệu người vừa bật cười, vừa thấy mình được truyền thêm cảm hứng sống.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Chàng trai gen Z trắng đêm “hồi sinh” hơn 1000 di ảnh liệt sĩ

Với chàng trai gen Z - Khuất Văn Hoàng, phục dựng di ảnh liệt sĩ không chỉ là công việc, trách nhiệm mà còn là lời tri ân sâu sắc đến thế hệ cha ông đã ngã xuống.

Giữa muôn tiếng ồn TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon chọn lặng thầm mang bữa cơm ấm đến những phận người

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Hải An
Hải An 10/05
TikToker An Đen sống chậm rãi cùng núi rừng, miệt mài vun đắp yêu thương khắp các buôn làng

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.

Hải An
Hải An 09/05
Thầy giáo Nam Định bất kể nắng mưa đều đứng trước cổng trường để đón học sinh

Suốt 6 năm qua, thầy giáo Vũ Văn Bền – Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Nhân Tông (TP Nam Định) bất kể nắng mưa đều đứng trước cổng trường để chào đón học sinh, một hành động nhỏ nhưng mang nhiều ý nghĩa lớn lao.

Chàng trai “10 năm được bạn cõng đến trường” tốt nghiệp loại giỏi Bách khoa Hà Nội

Nguyễn Tất Minh – chàng trai 10 năm được bạn cõng đến trường ngày nào giờ đã tốt nghiệp loại giỏi ngành Khoa học máy tính trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung tặng gia tài 300 bài nhạc thiếu nhi cho 7000 giáo viên âm nhạc

Với mong muốn đóng góp cho hoạt động giáo dục âm nhạc thiếu nhi, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã quyết định gửi tặng 300 bài nhạc thiếu nhi anh đã sáng tác nhiều năm qua cho 7000 giáo viên âm nhạc và phụ huynh.

Hải An
Hải An 07/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất