Suất cơm 2.000 đồng ấm bụng người lao động nghèo giữa lòng Hà Nội
2.000 đồng chẳng đủ mua một cốc trà đá nhưng tại quán cơm thiện nguyện này ở Hà Nội thì chừng đó cũng đủ để những người lao động nghèo mua một suất cơm đầy đặn, tươm tất.

Quán cơm 2.000 ấm bụng giữa lòng Hà Nội
Từ khoảng 11h trưa, quán cơm nhỏ ở góc đường Trần Quý Cáp, Đống Đa, Hà Nội bắt đầu trở nên tấp nập. Đó là quán cơm từ thiện Yên Vui, nơi bán những suất cơm trưa đầy đặn, tươm tất chỉ với 2.000 đồng cho những người lao động nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố. Được biết, quán cơm này là quán cơm thiện nguyện đầu tiên được mở cửa ở Hà Nội trên tổng số 13 quán do Quỹ từ thiện Bông Sen tài trợ đi vào hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố khác trên cả nước.

Quán cơm Yên Vui mở cửa với mong muốn đem đến cho những người có hoàn cảnh bữa ăn bữa cơm trưa ngon miệng, đầy đủ chất với giá thành rẻ, nhất là trong những ngày kinh tế khó khăn sau đại dịch COVID-19. Hiện tại, quán mở 3 ngày trong tuần vào thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu từ 10h30 sáng, phục vụ chủ yếu là những người lao động thu nhập thấp như lái xe ôm, người bán đồng nát, người già, tàn tật,...

Chia sẻ với PV, anh Nguyễn Cao Sơn (37 tuổi, chủ nhiệm quán cơm Yên Vui tại Hà Nội) chia sẻ: "Mong muốn anh chị em ở quán gửi gắm cho bà con là thời gian này ai cũng rất khó khăn, nhưng vẫn còn rất nhiều tình thương của mọi người dành cho nhau. Lòng tử tế sẽ giúp bà con bước qua giai đoạn khó khăn". Dự kiến mỗi ngày quán sẽ phục vụ từ 120 - 150 suất cơm, thực đơn được thiết kế theo từng ngày. Anh Sơn cũng cho hay, trong thời gian tới, anh sẽ cho quán hoạt động thêm vào buổi trưa các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 hằng tuần.

Được biết, chỉ trong 3 ngày đầu mở cửa, quán cơm thiện nguyện này đã nấu được gần 500 suất cơm và mỳ tôm cho những vị khách hàng đặc biệt. Giá mỗi suất cơm chỉ có 2.000 đồng, mỗi suất đều đầy đủ 3 món mặn, rau, canh kèm theo cả hoa quả và bánh ngọt tráng miệng, còn nếu khách muốn ăn cơm chay hoặc mì tôm thì một suất có giá là 1.000 đồng. Mọi người chỉ việc mua phiếu ăn, mỗi phiếu bằng 1 suất cơm rồi nhận cơm của mình. Nếu có nhu cầu ăn thêm cơm hay canh thì không mất tiền, còn chưa no bụng thì có thể xếp hàng mua thêm phần ăn nữa.

Ông Lê Văn Chính, đại diện quán cơm Yên Vui tâm sự: "Quán hoạt động nhờ nguồn kinh phí đóng góp của các nhà hảo tâm. Chúng tôi muốn đem đến cho người có hoàn cảnh khó khăn một bữa ăn ngon và qua đó lan tỏa tình cảm sẻ chia của con người trong xã hội". Những bữa cơm thiện tâm chân tình với mong muốn giúp những người lao động nghèo giảm bớt gánh nặng đã giúp sưởi ấm lòng người trong ngày đông lạnh giá ở Hà Nội.

Hầu hết nhân viên tại quán là các bạn tình nguyện viên đang là sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn. Các bạn biết tới quán cơm 2.000 do tình cờ thấy tin hoặc được bạn bè giới thiệu. Thấy mục đích và ý nghĩa của quán, nhiều bạn trẻ đã nhiệt tình tham gia, có bạn dù hiện đã đi làm nhưng đến bữa trưa vẫn sắp xếp thời gian và công việc tới giúp quán phục vụ.
2.000 đồng chỉ là một số tiền nhỏ, mục đích là để tượng trưng, phần nào để bà con có thể chi trả cho bữa ăn và cảm thấy thoải mái hơn, không nợ nần gì ai. Dù chỉ là một suất cơm 2.000 đồng nhưng quán cơm luôn cố gắng làm đủ chất, ngon lành, giúp những vị khách đặc biệt có một bữa ăn no bụng lại thêm ấm lòng bởi tình thương và sự tử tế.
Bớt nỗi lo bữa được bữa có
Sau đợt dịch COVID-19, kinh tế nhiều người lao động nghèo đã khó càng thêm khó. Sự xuất hiện của quán cơm Yên Vui đã giúp những người có hoàn cảnh khó khăn bớt nỗi lo kiếm ăn mỗi ngày.

Bà Thuận (68 tuổi) rụt rè đỡ đôi quang gánh nặng trĩu đối diện cửa quán cơm, tần ngần không dám bước vào. Một bạn tình nguyện viên đon đả chạy ra mời bà vào dùng cơm. Bà kể lại: "Đâu có dám vào, mới hỏi cháu tình nguyên viên: này cháu ơi, có thật là cơm 2.000 không? Nữ tình nguyện viên nói dạ, 2.000 thôi bà ơi, rồi dìu tay bà vào xếp hàng. Nói thật, từ nhỏ đến lớn, người nghèo như tôi mới có cảm giác được phục vụ ân cần như vậy đó".

Một cụ ông đã ngoài 70, chân run rẩy, dù tình nguyện viên mời vào nhưng lắc đầu vì không có tiền. Một thực khách gần đó hào phóng lấy ra 2.000 đồng đưa cho ông, nhưng tình nguyện viên lắc đầu. Thực ra, ông chính là thực khách đặc biệt, được quán cơm hỗ trợ suất cơm 0 đồng. Cụ ông móm mém cười, lộ hàm răng chỉ còn hai chiếc nói: "Cơm dẻo lắm cô ạ, ngon quá"... Nhìn ông ăn ngon lành, ai nấy cũng cảm thấy ấm lòng hơn.
Cách đây không lâu, quán cơm Yên Vui nhận được một điều đặc biệt, đó là lá thư cám ơn từ một vị khách lớn tuổi. Bà Minh (80 tuổi) đưa tận tay chủ quán cơm là anh Sơn lá thư cám ơn, sau đó liền dắt xe ra về sau khi ăn xong suất cơm 2.000. Đó quả thực là niềm vui và động lực cho anh Sơn và cả quán cơm để tiếp tục làm việc thiện, giúp đỡ những người lao động nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.
Đọc thêm
Dù thời tiết có trở lạnh, mưa rét suốt những ngày qua, nhiều người lao động nghèo ở quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng vẫn cảm thấy ấm áp bởi sự có mặt của "gian hàng miễn phí" đặc biệt cung cấp từ đồ dùng cá nhân tới nhu yếu phẩm.
Với tâm niệm "Một miếng khi đói bằng một gói khi no", nhà hàng đặc biệt với những suất cơm 0 đồng đã ra đời, phục vụ bữa trưa nóng sốt cho những người lao động nghèo đang vất vả mưu sinh tại Đà Nẵng.
Chữ Tâm trong đạo Phật được xem là một trong những phạm trù cơ bản và quan trọng, được nhắc tới trong Kinh Pháp Cú như sau: "Tâm dẫn đầu các pháp. Tâm là chủ. Tâm tạo tất cả".
Tin liên quan
Dù thời tiết có trở lạnh, mưa rét suốt những ngày qua, nhiều người lao động nghèo ở quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng vẫn cảm thấy ấm áp bởi sự có mặt của "gian hàng miễn phí" đặc biệt cung cấp từ đồ dùng cá nhân tới nhu yếu phẩm.
Với tâm niệm "Một miếng khi đói bằng một gói khi no", nhà hàng đặc biệt với những suất cơm 0 đồng đã ra đời, phục vụ bữa trưa nóng sốt cho những người lao động nghèo đang vất vả mưu sinh tại Đà Nẵng.
Chữ Tâm trong đạo Phật được xem là một trong những phạm trù cơ bản và quan trọng, được nhắc tới trong Kinh Pháp Cú như sau: "Tâm dẫn đầu các pháp. Tâm là chủ. Tâm tạo tất cả".
Bài mới

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.