Quán phở Nam Định 5.000 đồng/bát, 18 năm không đổi giá và ước nguyện "ai cũng được ăn no" của bà chủ có tâm
Chúng ta vừa trải qua đại dịch, kinh tế rất khó khăn, vật giá leo thang, thế nhưng ở TP Nam Định có 1 quán phở vẫn kiên quyết không đổi giá, giữ mức 5.000 đồng/bát.

Nếu là người am hiểu về ẩm thực, được đi nhiều nơi, thưởng thức nhiều loại phở khác nhau thì chắc hẳn bạn biết rất rõ, giờ chẳng còn mấy quán bán 1 bán phở với giá rẻ hơn 20.000 đồng. Nếu có thì cũng thuộc hàng cực kỳ hiếm.
Ấy vậy mà ở TP Nam Định (tỉnh Nam Định) vẫn còn 1 quán phở đi ngược lại xu hướng tăng giá. Suốt 18 năm qua, họ vẫn giữ nguyên giá, mỗi bát phở chỉ 5.000 đồng. Dù đông khách hay vắng khách, chị chủ vẫn nhất quyết không đổi giá. Bởi chị muốn "sinh viên, học sinh, người lao động, bất kỳ ai cũng đều có thể thưởng thức phở - món "quốc hồn quốc túy" của làng ẩm thực Việt.

Theo Dân trí, đó là quán phở của chị Nguyễn Thị Chung, nằm trong con hẻm nhỏ trên đường 19/5, phường Tế Xương, TP Nam Định. Quán mở từ năm 2005, đến nay đã gần 16 năm nhưng vẫn giữ nguyên giá 5.000 đồng/bát - mức giá mà nhiều thực khách gọi là "rẻ như cho".
Quán phở của chị Chung nhỏ chừng 20m2 với vài bộ bàn ghế đơn sơ, quầy đồ ăn đã cũ... nhưng lại trở thành địa chỉ quen thuộc của nhiều người dân thành Nam. Thực khách đến ăn không chỉ vì giá rẻ mà còn bởi chị chủ quán quá đáng yêu. Lúc nào khách đến cũng vui vẻ, xởi lởi.

Chia sẻ về quán ăn đặc biệt của mình với "Ở Đâu Ăn Gì", chị Chung cho biết: "Bát phở 5.000 đồng không có lãi nhưng mà một quả trứng thì lãi được 2.000 đồng, coi như là bù vào nhau. Mấy năm đầu bán giá 5.000 đồng, có khi bán chỉ 3.000 đồng. Nhưng theo thời gian thì giờ 5.000 đồng là mức tối thiểu, ngoài ra còn bán bát 10, 15, 20.000 đồng. Nhưng bát 5.000 ngày xưa giờ vẫn giữ nguyên giá 5.000 đồng, không bớt thịt hay bún".
Chị Chung tâm sự thêm: "Thực ra đến đây, khách ăn phở 5.000 đồng nhưng họ mua cả đồ ăn kèm. Mình bán với giá trẻ là để cho sinh viên, học sinh, người lao động nghèo ai cũng ăn được. Một tối bán 600 bát thì khoảng 350 bát là phở 5.000 đồng. Có lúc bán được tạ mốt, tạ hai bún. Đêm Noel còn bán được 155 cân bún. Nhiều đoàn từ Hà Nội về ghé vào ăn để trải nghiệm. Hầu như quán lúc nào cũng đông nghịt khách".

Có những hôm đông khách quá mà quán lại nhỏ, chị Chung phải kê thêm bàn ra ngoài vỉa hè. Lúc cao điểm, khách đến phải chờ rất lâu mới có chỗ ngồi. Thỉnh thoảng có khách chờ không được nên "dỗi" bỏ về. Nhưng hôm sau họ lại tới.
Dù giá 5.000 đồng nhưng bát phở vẫn đầy đặn gà xé, chả lá lốt. Nếu muốn, khách có thể gọi thêm mọc, trứng trần... Chị Chung chia sẻ, vì lúc nào cũng bán với giá "rẻ như cho" nên hầu như không có tiền xây sửa lại quán. Kể cả khách mỗi lúc một đông hơn, quán vẫn chỉ hoạt động trong không gian bé nhỏ vậy, xếp được vài bộ bàn ghế đơn sơ. Nhưng cũng vì vậy mà không gian thêm phần mộc mạc, giản dị, tạo vẻ gần gũi, quen thuộc với nhiều người dân thành Nam hơn.
"Nhiều người nghi ngờ vợ chồng tôi làm ăn giả dối mới có mức giá đó nhưng thật tình là không phải. Người ta bán giá cao thì lãi nhiều, tôi bán giá này thì lãi ít. Chủ yếu lời lãi nằm ở việc bán thêm những quả trứng vịt lộn, những chai nước ngọt, cháo gà, gà tần… cùng tích cóp lại thì mới có thể tồn tại và có lời được. Nhờ đó gia đình tôi mới đủ trang trải cuộc sống và trả lương cho người làm", chị Chung bày tỏ.

Chị Chung từng khẳng định khi được báo đài phỏng vấn: Phở 5.000 đồng trong tương lai sẽ tiếp tục giữ giá này chứ không tăng. Bởi đây đã là thương hiệu của quán. Nếu nguyên liệu có đắt hơn, chị sẽ điều chỉnh lượng đồ ăn ít đi một chút, nhưng quyết không để mất thương hiệu.
Ở tại TP Hồ Chí Minh cũng có một người đàn ông bán hàng với cái tâm thương người dân nghèo. Đó là ông Lê Công Minh (69 tuổi, chủ quán cháo) cho biết: “20 năm trước, tôi chỉ bán 500 đồng/tô cháo trắng thôi. Bán như vậy để mọi người ai cũng được ăn no. Tôi từng đi làm cực khổ để làm ra đồng tiền nên nếu giúp mọi người tiết kiệm được đồng nào thì tôi luôn cố gắng làm hết sức.

Bây giờ, chúng ta gần như không thể làm gì với 1000-2000 đồng. Thậm chí, nếu tờ tiền này có rơi ngoài đường, nhiều người cũng không thèm nhặt. Nhưng ở đây, 1000-2000 đồng lại có thể mua được một bữa ăn no. Chúng tôi vẫn gọi vui quán là điểm bao no cho người nghèo".
Những quán ăn ở trên đều có một điểm chung đặc biệt, đó là tình thương người. Dù bán ở đâu, món gì thì điều mà họ quan tâm nhất vẫn là làm sao để giúp cho tất cả mọi người khi đến quán đều được vui vẻ, no bụng. Tình cảm đó rất đáng được trân trọng.
Đọc thêm
Tận mắt chứng kiến nhiều trường hợp nguy kịch vì không có xe chở đi cấp cứu kịp thời, phó trạm y tế xã Nguyễn Văn Lâm đã bán bò, vay mượn thêm để mua chiếc ô tô cũ chở miễn phí bệnh nhân lên tuyến trên.
Không chỉ "chiếm lĩnh" truyền hình Mỹ bằng tài năng và nghị lực phi thường, Betty Nguyễn - cô gái gốc Việt còn trở về giúp đỡ quê hương bằng nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa.
Mới đây, UBND huyện Bảo Lâm phối hợp với Quỹ Steve Bùi và những người bạn, các nhà hảo tâm khánh thành 3 cầu thiện nguyện dân sinh.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.