"Quán cơm" bán sự tử tế của nhóm người thân... chẳng biết tên nhau

"Quán cơm" 0 đồng này lúc nào cũng đông nghịt người. "Quán" nằm ở một góc hè đường và thực khách là những người khó khăn. 

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Khách sang, hèn, ai cần đều được phục vụ

19h, nhiều người lao động chuyên mưu sinh đêm lại tụ về góc đường Phạm Ngũ Lão - Cống Quỳnh (quận 1, TPHCM). Không lâu sau, một chiếc xe ô tô chạy đến, tình nguyện viên trên xe khệ nệ cùng nhau bưng xuống nào nồi, chảo, bếp ga, các nguyên liệu nấu ăn.

Chưa đầy 10 phút, có hơn 10 tình nguyện viên khác chạy xe máy đến. Không ai chỉ đạo, không ai lệnh cho ai câu nào mà cứ mỗi người tự lo một việc, cùng chuẩn bị "quầy bếp ngoài trời".

Đặt tấm biển "mì gõ 0 đồng" xuống lề đường, anh Trần Thanh Long (43 tuổi, trưởng nhóm thiện nguyện Nhất Tâm) nói to thông báo: "Bà con ơi, hôm nay mình không ăn mì gõ, mình ăn bánh mì chảo nha!".

quan-com-ban-su-tu-te-cua-nhom-nguoi-than-chang-biet-ten-nhau-0
Mỗi người một công việc, không ai chỉ đạo, ra lệnh câu nào mà mọi khâu vận hành "quán" diễn ra rất nhịp nhàng, suôn sẻ

Nhiều thực khách thích thú tiến đến, đứng xếp hàng trước "quầy bếp", nhiều người tỏ vẻ lúng túng, ngại ngùng. Nhanh chóng, nhân viên "quán ăn" hướng dẫn từng tốp đi vào bàn, nhận thông tin gọi món rồi bê mâm phục vụ thực khách.

Một lát sau, dãy bàn ghế kê tạm trên hè phố chật kín người ngồi. Nhiều thực khách vui vẻ, lót giấy bìa ngồi xuống đất để nhận suất ăn.

Nhai vội miếng bánh mì trước khi tiếp tục hành trình mưu sinh về đêm, ông Thắng (55 tuổi), làm nghề bán vé số dạo cho hay, bản thân ông thấy vui, ấm áp với những bữa ăn tại "quán".

"Cơm tối vì sợ tốn tiền nên tôi chẳng dám mua thức ăn ngon. Thỉnh thoảng có ai đi phát cơm từ thiện thì tôi đến xin một phần, nhưng đâu phải ngày nào cũng có. Ở "quán" Nhất Tâm được ăn món ngon thế này, tôi cũng có động lực hơn cho "ca" làm đêm", ông Thắng cười nói.

Thành viên nhóm vận hành bếp Trần Thành Long chia sẻ, "quán" của nhóm được mở mỗi tối thứ 6 và thứ 7 hằng tuần, lần lượt phục vụ bánh mì chảo và mì gõ. "Quán ăn" 0 đồng chỉ là một trong những chương trình thiện nguyện nhóm Nhất Tâm tổ chức trong nhiều năm hoạt động.

quan-com-ban-su-tu-te-cua-nhom-nguoi-than-chang-biet-ten-nhau-8
Món bánh mì chảo chất lượng mà nhóm thiện nguyện phục vụ người lao động

Kinh phí để hoạt động của nhóm nhận từ các mạnh thường quân, nhà hảo tâm trong và ngoài nước. Đối với "quán ăn" 0 đồng, nhóm trích ra 5-6 triệu đồng/buổi tối để chuẩn bị nguyên liệu, phục vụ bà con. Đến nay, mì gõ 0 đồng đã hoạt động được hơn 5 tháng.

"Trước đó, tôi thấy có nhiều cá nhân, nhóm thiện nguyện lái xe máy, đi vòng thành phố phát thức ăn miễn phí cho người vô gia cư. Tuy nhiên, tôi nhận ra có nhiều người chỉ nhận phần ăn cho có rồi bỏ đi, rất lãng phí.

Vậy nên tôi nảy ra ý tưởng cùng cả nhóm mở "quán ăn" 0 đồng ngay trên đường phố, để những người thật sự có nhu cầu tự tìm đến. Không những vậy, không khí cùng ngồi ăn với nhau giúp người lao động cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn", anh Long chia sẻ.

Những "nhân viên" chẳng biết tên nhau

"Em ơi, em ăn gì vào bàn ngồi đi, chị mang đến cho!", một tình nguyện viên nói.

"Dạ không chị, em cũng là tình nguyện viên", cô gái đối diện đáp lời.

Nói xong, cả hai gật đầu, mỉm cười với nhau rồi vội vàng tiếp tục công việc.

Anh Long cho hay "nhân viên" của quán đến từ khắp nơi, chỉ 5 người là thành viên cố định của nhóm Nhất Tâm biết nhau. Như tối hôm nay, hơn 10 nhân viên còn lại là tình nguyện viên tự do. Mỗi khi "quán" hoạt động, ai có thời gian thì chủ động đến phụ giúp.

quan-com-ban-su-tu-te-cua-nhom-nguoi-than-chang-biet-ten-nhau-7
Tình nguyện viên đa phần là người dân đi ngang nhìn thấy và xin vào phụ một tay

"Tôi không phân việc cho bất kỳ ai. Các bạn cảm thấy giúp được gì thì sẽ xắn tay áo cùng làm. Có một người đứng ra chỉ huy hay tâm lí bị sai khiến, những người chẳng quen biết nhau thường sẽ thấy khó chịu.

Tôi cũng không ghi danh sách tình nguyện viên, ai muốn tham gia, bếp chào đón. Vậy nên thường là bản thân tôi và các tình nguyện viên không biết, không nhớ nổi tên nhau", anh Long giải thích.

Anh Long chia sẻ thêm, thời gian đầu, nhóm gặp nhiều khó khăn trong việc tìm địa điểm mở "quán". Hơn nữa, có nhiều thực khách còn gay gắt ném thức ăn vào người các tình nguyện viên khi không hài lòng. Đáp lại, cả nhóm vẫn mỉm cười, cho qua.

quan-com-ban-su-tu-te-cua-nhom-nguoi-than-chang-biet-ten-nhau-6

"Những trở ngại, thách thức ban đầu phải vượt qua đó tạo nên động lực và kỷ niệm đẹp cho cả nhóm. Khi trời mưa, chúng tôi còn cầm dù, căng áo mưa đứng che cho thực khách. Lúc đó ai cũng ướt nhẹp, nhưng đổi lại là niềm hạnh phúc", anh Long nói.

Trong quá trình hoạt động, anh từng chứng kiến nhiều hoàn cảnh đáng thương nhưng cũng không ít người có điều kiện tìm đến "quán".

"Những vị khách không thiếu tiền đó chia sẻ, khoảnh khắc được ngồi ăn cùng những người ở đây, trong cảnh nhộn nhịp của đường phố về đêm, là cảm giác hạnh phúc nhất mà dù bỏ tiền ra vẫn không mua được. Sau những bữa ăn đó, những vị khách có điều kiện đều quay lại ủng hộ tiền, trứng, thịt để "quán" nối dài những buổi phục vụ", nam trưởng nhóm kể.

quan-com-ban-su-tu-te-cua-nhom-nguoi-than-chang-biet-ten-nhau-6
Người lao động mưu sinh đêm cảm kích khi được mời ăn ngon

Anh Long và các tình nguyện viên tâm niệm, làm công việc này, mỗi người không phải đang cho đi mà là nhận về nhiều thứ. Niềm vui, hạnh phúc khi giúp đỡ được ai đó bằng cả tấm lòng là trải nghiệm đáng quý với mỗi người.

Bà Nguyễn Thị Nga (tình nguyện viên 60 tuổi) cho hay gần đây, bà còn hủy hẹn đi chơi với chồng trong ngày 8/3 để tham gia phục vụ tại "quán" mì gõ 0 đồng.

Lâu nay, chồng bà đã trở thành người đưa đón vợ đến "quán" mỗi khi đến "phiên làm việc" của bà.

"Gia đình rất ủng hộ tôi làm công việc này. Tôi đã lớn tuổi nhưng mỗi tối tất bật ở đây lại không thấy mệt chút nào, về nhà lại ngủ rất ngon. Tôi chưa từng thấy lúc nào vui, thấy cuộc sống ý nghĩa như vậy", bà Nga phấn khởi.

quan-com-ban-su-tu-te-cua-nhom-nguoi-than-chang-biet-ten-nhau-4

Anh Thuận (38 tuổi), tài xế xe công nghệ, bộc bạch, dù phải làm việc hơn 10 giờ mỗi ngày, anh vẫn tranh thủ thời gian đến "quán" làm tình nguyện viên.

"Công việc dạo này không được suôn sẻ, thu nhập giảm nên cuộc sống của tôi cũng rất căng. Nhưng thay vì dành thời gian buồn bã ở phòng trọ, tôi ra đây để giúp mọi người một tay. Nhờ vậy mà những suy nghĩ, cảm giác tiêu cực trong tôi cũng được xoa dịu, bản thân thấy tự giải tỏa được nhiều áp lực, tinh thần nhẹ nhàng, cân bằng hơn", anh Thuận bộc bạch.

(Theo Dân trí)

Xem thêm: Chòi nước xanh bán sự tử tế giữa lòng Sài Gòn

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Chúng tôi quay lại nhà Trần Phúc Thịnh (ngụ xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) sau bảy tháng kể từ lần trao gia đình số tiền từ đợt vận động đầu tiên trong sinh viên Trường đại học An Giang.

Sống thêm lần nữa nhờ sự tử tế của người dưng
0 Bình luận

Clip về sự tử tế của người đàn ông nghèo tông bể đèn ô tô rồi đứng đợi để bồi thường cho chủ xe được chia sẻ khắp mạng xã hội, thu hút hàng triệu view những ngày qua.

Sự tử tế phía sau câu chuyện người đàn ông nghèo tông bể đèn ô tô
0 Bình luận

Ngoài nấu cơm cho người lạ, Tài và Hiếu còn có một căn bếp bên sườn đồi để nấu những món ăn ký ức tuổi thơ. Sau đó đăng lên MXH để xoa dịu nỗi nhớ nhà của những người con xa xứ.

Nấu cơm cho người lạ - sự tử tế và tình nghĩa của 2 chàng trai xứ Quảng
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Gia tộc Sơn Kim giàu có nhất nhì Việt Nam - Từ mạch nguồn tri thức đến bản trường ca thương trường

Gia tộc Sơn Kim là một trong những gia tộc doanh nhân danh giá và giàu có bậc nhất Việt Nam, nổi bật với hành trình 4 thế hệ làm kinh doanh. Từ “lão phật gia” Nguyễn Thị Sơn đến thế hệ kế thừa vững vàng trong các lĩnh vực bất động sản, bán lẻ và thời trang, Sơn Kim không chỉ xây dựng một đế chế kinh tế, mà còn gìn giữ một di sản sống về văn hóa gia đình và giá trị Việt.

Đăng Dương
Đăng Dương 19 giờ trước
Chân dung người bố đứng sau “giám đốc 13 tuổi” với cách dạy con “có một không hai”

Đằng sau sự thành công, giỏi giang của “giám đốc 13 tuổi” – Nguyễn Nam Long chính là ông bố Nguyễn Bình Nam, một cái tên khá nổi tiếng trong giới khởi nghiệp công nghệ.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Lớp học tình thương giữa lòng Sài Gòn của “ngoại Thủy”, mái nhà ấm áp cho những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn

Gần 10 năm qua, lớp học tình thương của bà Trần Thị Thanh Thủy (70 tuổi) vẫn sáng đèn mỗi tối để dạy chữ cho trẻ em nghèo quanh khu vực phường Bình Trưng Đông, TP.Thủ Đức.

Thanh Tú
Thanh Tú 2 ngày trước
Gia đình “Vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn: Thành công bằng nội lực, vững vàng bằng đạo đức

Gia đình tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn không chỉ nổi bật bởi thành công trong lĩnh vực kinh doanh, mà còn được biết đến như một hình mẫu về sự tử tế, kỷ luật và trách nhiệm xã hội. Từ người cha bản lĩnh đến các thế hệ kế thừa tài năng, họ đã cùng nhau xây dựng một đế chế kinh tế vững mạnh, gắn liền với giá trị đạo đức và tinh thần thượng tôn pháp luật.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Profile “đỉnh nóc, kịch trần” của “Giám đốc 13 tuổi” ở TP.HCM: 6 năm kinh nghiệm dạy lập trình, IELTS 8.0 với Speaking và Listening đạt điểm tuyệt đối

Những ngày gần đây, Nguyễn Nam Long - cái tên đã quá quen thuộc với nhiều người quan tâm lĩnh vực lập trình ở TP.HCM lại một lần nữa khiến mạng xã hội "sốt xình xịch" khi chính thức nhận vai trò Giám đốc Phát triển (Chief Growth Officer - CGO) tại một công ty phần mềm.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Vợ chồng già 20 năm tận tâm mai táng cho những hài nhi xấu số

Hơn 20 năm qua, vợ chồng ông Lê Văn Cảnh (80 tuổi) và bà Nguyễn Thị Vuông (77 tuổi) ở TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk đã chôn cất cho rất nhiều hài nhi xấu số bị bỏ rơi ở bãi rác lớn của thành phố.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
10 năm với hơn 100 liền hiến máu, gia đình nghèo viết nên câu chuyện đẹp về tình người

Gia cảnh nghèo khó, phải đi làm thuê làm mướn để chạy ăn hằng ngày nhưng hơn 10 năm qua, gia đình bà Nguyễn Thị Đạm (56 tuổi, TP.Cần Thơ) đã cùng nhau hiến máu cứu người hơn 100 lần.

Hải An
Hải An 06/06
Gia đình Giáo sư Đặng Vũ Khiêu - Nơi tri thức vun bồi, đạo nghĩa đơm hoa

Gia đình Giáo sư Đặng Vũ Khiêu là một trong những gia đình nho học tiêu biểu của Việt Nam, nổi bật với truyền thống hiếu học, trọng đạo lý và gắn bó sâu sắc với văn hóa dân tộc. Với tâm niệm “trí thức phải đi liền với đạo đức”, Giáo sư Đặng Vũ Khiêu và gia đình đã âm thầm vun đắp nên những thế hệ sống tử tế, có ích cho cộng đồng và không ngừng gìn giữ cốt cách văn hóa Việt.

Hải An
Hải An 05/06
Chụp ảnh cưới miễn phí cho hàng nghìn công nhân nghèo

Từ cuối tháng 4 đến nay, ngày nào anh Liêng Ngọc Trung Hiếu (42 tuổi, trú Q.12, TP.HCM) và các thành viên trong nhóm đều phải tất bật chụp hơn 12 tiếng, rồi ngồi xuyên đêm chỉnh sửa hàng nghìn bức ảnh để kịp trả khách là những cặp vợ chồng công nhân khó khăn.

Hải An
Hải An 05/06
Chân dung vợ chồng trẻ ở Phú Thọ 3 năm cho sĩ tử ăn nghỉ miễn phí tại nhà

Suốt 3 năm qua, cặp vợ chồng trẻ ở Tân Sơn, Phú Thọ đều đặn tổ chức 2 đợt nấu ăn, cho học sinh ăn nghỉ miễn phí vào mùa thi lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT.

Hải An
Hải An 04/06
“Cửa tiệm hạnh phúc” – Mái nhà ấm áp dành cho những người tự kỷ

“Cửa tiệm hạnh phúc” là tên gọi thân mật của mô hình kinh tế dành cho người tự kỷ, nơi họ được làm việc, nhận lương thưởng và được công nhận như một người lao động bình thường.

Hải An
Hải An 04/06
Gia đình bác sĩ Tôn Thất Tùng: Lấy y học làm sứ mệnh, lấy y đức làm gia tài

Trong hành trình phát triển của nền y học Việt Nam, có những cái tên không chỉ được nhớ đến bởi tài năng, mà còn bởi tầm ảnh hưởng đạo đức và giá trị sống mà họ để lại cho thế hệ mai sau. Gia đình bác sĩ Tôn Thất Tùng chính là một hình mẫu rạng rỡ của sự giao thoa giữa trí tuệ và nhân cách, giữa giáo dục gia đình và lý tưởng phụng sự xã hội, với những con người ghi danh mình vào lịch sử Y học không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới.

Hải An
Hải An 03/06
Nam sinh được tuyển thẳng cõng bạn đi thi lớp 10: Tình bạn đẹp lay động lòng người

Tại điểm thi Trường THPT Chuyên Hạ Long (Quảng Ninh), nhiều người đã xúc động khi chứng kiến một nam sinh lớp 9 cõng bạn từ cổng trường vào phòng thi tuyển sinh lớp 10.

Hải An
Hải An 03/06
Ấm lòng tô mì gói 1.000 đồng dành cho bà con khó khăn giữa lòng Sài Gòn

Tiệm mì gói 1.000 đồng nằm ở đường Hiệp Thành 5, P.Hiệp Thành (Q.12, TP.HCM) tuy giản dị, chỉ có hai cái bàn cùng với vài chiếc ghế  nhưng lúc nào cũng rộn ràng tiếng cười nói.

Hải An
Hải An 01/06
Người đàn ông 18 năm nấu ăn giúp người khó khăn tại bệnh viện ung bướu

Từ sự biết ơn và đồng cảm, 18 năm qua ông Phạm Thanh Hồng (67 tuổi) đã âm thầm nấu cơm, cháo giúp những người có hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ.

Hải An
Hải An 30/05
Người hùng giữa đời thực: Nam shipper leo ban công giải cứu bé trai 18 tháng ở TP.HCM

Những ngày qua, câu chuyện về một nam shipper trèo ban công giải cứu bé trai 18 tháng tuổi bị kẹt trong phòng tại hẻm 56, đường số 27, phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú, TP.HCM đã thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng.

Hải An
Hải An 29/05
PC Right 1 GIF
Đề xuất