Phở "treo" đến Hà Nội: Trao đi sự tử tế, lan tỏa nghĩa cử nhân văn

Chị chủ Nguyễn Thị Cát Lệ chỉ mong rằng, phở "treo" của mình giúp được thêm nhiều người có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời lan tỏa nghĩa cử nhân văn, cao đẹp đến cộng đồng.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Phở "treo" đầu tiên ở Hà Nội

"Mời cô ngồi" - đó là lời mời nhẹ nhàng, bình dị mà chị chủ quán Nguyễn Thị Lệ Cát dành cho khách hàng của mình, nhất là những khách hàng đặc biệt của phở "treo". Vừa đon đả mời những vị khách đặc biệt, chị Lệ lại nhanh chóng đánh tiếng cho nhân viên: "Làm một suốt phở treo nhé".

Chỉ vài phút sau, một bát phở nóng hổi được bưng lên mời khách. Người khắc đặc biệt của phở "treo" Lê Thị Tám nở nụ cười hiền lành cám ơn cô chủ quán. Bà Tám cho biết, đây là lần thứ 3 bà ghé quán phở "treo". Phở ở đây thơm ngon, nhiều thịt bò. Bình thường buổi trưa bà chỉ ăn ổ bánh mì hoặc suất cơm 10.000 - 15.000 đồng. Nhưng nay đã được thưởng thức những bát phở thơm ngon, hoàn toàn miễn phí từ quán cô Cát Lệ.

“Tôi quê Thanh Hóa ra Hà Nội bán hàng rong từ sau đợt dịch Covid-19. Ở quê không có việc làm nên dù bước sang tuổi 70, sức khỏe yếu vẫn bươn chải cuộc sống mưu sinh trên đất thị thành. Mỗi ngày, thu nhập từ nghề bán hàng rong từ 50.000 – 100.000 đồng nên để dành tiền ăn bát phở là điều vô cùng xa xỉ”, bà Tám trải lòng. 

Chia sẻ về ý tưởng này, chị Nguyễn Thị Cát Lệ (SN 1979, Hà Nội) cho biết, trong đợt dịch Covid-19, tình cờ chị xem một chương trình của Ý về cà phê "treo", táo "treo", gần đây nhất là mô hình cơm "treo" tại TP Hồ Chí Minh. Thấy chương trình ý nghĩa, chị bàn với chồng và được cả gia đình đồng ý.

Vào thời điểm đại dịch điều kiện kinh doanh chưa ổn nên đến tháng 7/2024, chị Cát Lệ mới chính thực đưa phở "treo" vào hoạt động. Quán ăn tự treo 30 bát phở mỗi ngày trích từ doanh thu của quán. Khách hàng muốn gieo duyên thì có thể "treo" phở bắt đầu từ số 31. Các suất "treo" còn lại của ngày hôm trước chưa được dùng sẽ được dồn sang hôm sau. 

Ban đầu quán gắn biển phở “treo” nhiều người dân tỏ ra lạ lẫm, thắc mắc. Sau nhiều lần được nhân viên đon đả chào mời và giải thích rõ ràng câu chuyện đằng sau tấm biển phở “treo” ai cũng hiểu và nhiệt tình ủng hộ. Câu chuyện về phở “treo” khiến nhiều du khách nước ngoài hiếu kỳ, ghi hình và quay video làm tư liệu quảng bá hình ảnh, điểm đến của Hà Nội.

pho-treo-den-ha-noi-trao-di-su-tu-te-lan-toa-nghia-cu-nhan-van-0
Bà Tám thưởng thức phở "treo"

Trước đây, quán ăn của gia đình chị Nguyễn Thị Cát Lệ nổi tiếng với món bánh cuốn nóng được trao truyền qua 3 thế hệ. Ngoài món ăn đặc trưng, giờ đây quán ăn còn kinh doanh phở bò. Nhờ vị trí đắc địa, gần phố cổ Hà Nội, chỉ cách Hồ Gươm hơn trăm mét đi bộ nên quán ăn thường ngày khá đông khách quốc tế. Các bình luận trên trang du lịch nhận được đánh giá cao từ khách du lịch.

Khái niệm phở “treo” hiểu nôm na thực khách ăn trước rồi mua một phần ăn để dành ở đó cho những người có hoàn cảnh khó khăn, không đủ khả năng chi trả cho một bữa ăn tử tế. Về mặt ý tưởng, phở “treo” tại Hà Nội không phải ý tưởng tiên phong nhưng nhân lên ý nghĩa cao đẹp, nhân văn. Dưới dòng chữ phở “treo” chị Nguyễn Thị Cát Lệ có làm thêm biển ghi dòng chữ: “Đây là hình thức từ thiện bằng việc để lại một phần ăn cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn trong cộng đồng mà vẫn ủng hộ quán ăn địa phương” để nhiều người hiểu và ủng hộ hoạt động.

Theo quy định của quán, số bát phở “treo” chỉ dừng lại ở hai chữ số. Con số 99 bát phở “treo” tối đa mỗi ngày qua lý giải của chị Nguyễn Thị Cát Lệ cho rằng, “của cho không bằng cách cho”, do diện tích quán ăn nhỏ, hẹp nên hoạt động phở “treo” đúng nghĩa cũng cần đảm bảo chỗ ngồi đầy đủ cho khách hàng. Cùng với đó là sự tinh tế trong cung cách phục vụ. Những ngày đầu khởi xướng hoạt động phở “treo”, quán ăn đã chuẩn bị bộ bát phở riêng với hình dáng to hơn bát phở thông thường.

Chị Nguyễn Thị Cát Lệ cho hay: “Bát phở quán ăn bán cho khách vẫn giữ nguyên như thường ngày, còn bát phở dành cho khách ăn phở “treo” được cửa hàng đặt riêng. Chiếc bát to hơn để đựng được nhiều bánh phở và thịt bò đầy đặn hơn”.

Từng trải qua quãng thời gian khó khăn, ốm đau bệnh tật nên chị Nguyễn Thị Cát Lệ hiểu rằng, người dân đến ăn phở “treo” đều là những lao động nghèo, hoàn cảnh khó khăn. Có trường hợp gần trưa mới đến ăn vì họ gộp cả bữa sáng và bữa trưa thành một. Có người chọn trưa muộn hay tối muộn mới đến vì ái ngại quán còn phục vụ khách hàng. Bởi vậy, bát phở “treo” được quán ăn phục vụ nhiều thịt bò, nhiều bánh phở hơn để mỗi trường hợp nhận suất phở “treo” có thể ăn no bụng.

Lan tỏa nghĩa cử nhân văn tới cộng đồng

Bên cạnh hoạt động phở “treo”, hơn 13 năm nay gia đình chị Nguyễn Thị Cát Lệ đều đặn tổ chức hoạt động “Cơm nhân ái” phát cơm, phát cháo tại Bệnh viện K và Bệnh viện E… Trong thời điểm Covid-19, hàng quán đóng cửa, phong tỏa phía trong quán ăn của gia đình chị Nguyễn Thị Cát Lệ vẫn “đỏ lửa”, ủng hộ hàng trăm suất cơm nhân ái mỗi ngày. Những suất cơm, suất cháo nhân ái là sự chia sẻ đầy tử tế và khiêm nhường trong thời buổi còn nhiều người khó khăn cần sự giúp đỡ.

pho-treo-den-ha-noi-trao-di-su-tu-te-lan-toa-nghia-cu-nhan-van-8
Chị Cát Lệ dán số lượng bún treo mà mạnh thường quân hỗ trợ

Giữa phố xá náo nhiệt, lối sống thành thị “nhà nào đóng cửa nhà đó” vẫn lấp lánh tình người ấm áp của những người con Hà Nội với cái tâm sáng. Ở đó, mọi nghĩa cử cao đẹp xuất phát từ những việc làm, hành động giản dị với tinh thần “lá lành đùm lá rách” nhân lên thêm nhiều nghĩa cử nhân văn để giúp đỡ được nhiều hoàn cảnh khó khăn, giúp họ vơi đi gánh nặng trong cuộc sống.

Cách chị Nguyễn Thị Cát Lệ làm thiện nguyện đó là “trao đi sự tử tế để nhận lại cuộc đời hạnh phúc”. Điều chị Nguyễn Thị Cát Lệ mong muốn, hành động nhỏ sẽ lan tỏa ý nghĩa lớn, truyền cảm hứng tới nhiều cơ sở kinh doanh khác, sẽ có thêm nhiều cửa hàng cơm “treo”, bánh mì “treo”, bún chả “treo”…tại các con phố Hà Nội thời gian tới.

(Theo Pháp luật và Xã hội)

Xem thêm: Chuyện cô giáo dốc sức làm từ thiện, giúp đỡ trẻ em nghèo vùng cao

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Anh Huỳnh Văn Phước (Quảng Ngãi) không ngại bị gọi là Phước "khùng", vẫn miệt mài bên tiệm sửa xe 0 đồng giúp đỡ người nghèo.

Chuyện anh Phước 'khùng' mở tiệm sửa xe 0 đồng, giúp người nghèo khốn khó
0 Bình luận

Nhiều năm qua, anh "cửu vạn sách" Đỗ Tiến Thành vẫn miệt mài với công việc "bao đồng" này, đem tri thức về nông thôn.

Anh 'cửu vạn sách' miệt mài mang tri thức về nông thôn, lan tỏa văn hóa đọc
0 Bình luận

Thời gian gần đây, một tiệm tạp hóa 0 đồng bất ngờ xuất hiện ở Quảng Nam, cứu giúp những người khốn khó tại địa phương.

Tiệm tạp hóa 0 đồng ấm áp tình người ở Quảng Nam: Cứ có nhu cầu thì hãy đến lấy
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Chân dung Youtuber thầm lặng kết nối mang đến 119 ngôi nhà mới cho người dân Hà Giang

Sau 6 năm miệt mài kết nối các mạnh thường quân, nhà hảo tâm trong và ngoài nước, Youtube Nguyễn Tất Thắng đã giúp 119 hộ vùng cao ở Hà Giang có ngôi nhà mới kiên cố.

Hải An
Hải An 14 giờ trước
Nữ sinh 16 tuổi vượt 1.5 triệu bài thi, giành giải nhất viết thư UPU 2025 lấy cảm hứng từ tình yêu biển

Bức thư giành giải nhất trong cuộc thi viết thư UPU 2025 là của em Phạm Đoàn Minh Khuê hiện đang theo học lớp 10 trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, TP Đà Nẵng.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Cô gái Phú Thọ cắt bỏ tứ chi để giành sự sống, “tái sinh” nhờ tình yêu của mẹ

Trong vỏn vẹn một tháng, từ một người khỏe mạnh bình thường, cô gái Phú Thọ - Trần Thị Nga (SN 1995) bỗng dưng lâm bệnh nặng, phải cắt bỏ tay chân. Những tưởng cuộc đời cứ vậy là chấm hết, nhưng nhờ vào tình yêu thương vô bờ của mẹ, cô như được “tái sinh” một lần nữa.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Jenny Huỳnh - Ngôi sao truyền cảm hứng của thế hệ mới, ghi danh vào Forbes “30 Under 30 Asia” khi chỉ mới 19 tuổi

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Chàng trai khiến triệu người rơi lệ với bài phát biểu về bố mẹ không biết chữ

Trong lễ tốt nghiệp, Ngô Văn Tân (2003, Thanh Hóa) đã khiến mọi người dưới khán đài không kìm được nước mắt với bài phát biểu tri ân bố mẹ, những người không biết chữ đã nuôi lớn ước mơ giảng đường của cậu.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Hành trình truyền cảm hứng từ những điều nhỏ bé của TikToker Tina Thảo Thi: “Em chỉ là một người trẻ đang cố gắng sống tử tế!”

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Từ trái tim đến hành động, Tiktoker Quan Không Gờ dùng sự chân thành truyền cảm hứng sống tử tế cho người trẻ

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
NSƯT Đức Lưu – Huyền thoại “Thị Nở” của màn ảnh Việt đồng hành cùng “Bữa cơm yêu thương” sẻ chia nhân ái với bệnh nhân nghèo

Tại chương trình “Bữa cơm yêu thương”, NSƯT Đức Lưu chia sẻ: “Tôi nghĩ làm từ thiện không phụ thuộc vào giàu nghèo mà chỉ cần một trái tim biết yêu thương con người”.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Tiktoker Cụt Yêu Đời - Người truyền cảm hứng bằng những điều không trọn vẹn, “thiếu đôi tay” nhưng thừa nghị lực để khiến hàng triệu người mỉm cười

Thay vì tự ti, mặc cảm vì mất đi một phần cơ thể, chàng Tiktoker Cụt Yêu Đời lại biến những giới hạn ấy thành “chất liệu” để kể những câu chuyện sống động, vui nhộn và giàu nghị lực, khiến hàng triệu người vừa bật cười, vừa thấy mình được truyền thêm cảm hứng sống.

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Chàng trai gen Z trắng đêm “hồi sinh” hơn 1000 di ảnh liệt sĩ

Với chàng trai gen Z - Khuất Văn Hoàng, phục dựng di ảnh liệt sĩ không chỉ là công việc, trách nhiệm mà còn là lời tri ân sâu sắc đến thế hệ cha ông đã ngã xuống.

Giữa muôn tiếng ồn TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon chọn lặng thầm mang bữa cơm ấm đến những phận người

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Hải An
Hải An 10/05
TikToker An Đen sống chậm rãi cùng núi rừng, miệt mài vun đắp yêu thương khắp các buôn làng

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.

Hải An
Hải An 09/05
Thầy giáo Nam Định bất kể nắng mưa đều đứng trước cổng trường để đón học sinh

Suốt 6 năm qua, thầy giáo Vũ Văn Bền – Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Nhân Tông (TP Nam Định) bất kể nắng mưa đều đứng trước cổng trường để chào đón học sinh, một hành động nhỏ nhưng mang nhiều ý nghĩa lớn lao.

Chàng trai “10 năm được bạn cõng đến trường” tốt nghiệp loại giỏi Bách khoa Hà Nội

Nguyễn Tất Minh – chàng trai 10 năm được bạn cõng đến trường ngày nào giờ đã tốt nghiệp loại giỏi ngành Khoa học máy tính trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung tặng gia tài 300 bài nhạc thiếu nhi cho 7000 giáo viên âm nhạc

Với mong muốn đóng góp cho hoạt động giáo dục âm nhạc thiếu nhi, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã quyết định gửi tặng 300 bài nhạc thiếu nhi anh đã sáng tác nhiều năm qua cho 7000 giáo viên âm nhạc và phụ huynh.

Hải An
Hải An 07/05
Nhà hàng Hội An ở tiệc buffet mời những gia đình khó khăn đến ăn uống

Một bữa tiệc buffet đặc biệt được một nhà hàng ở Hội An tổ chức nhân dịp 50 đất nước thống nhất, tại đây những gia đình khó khăn không chỉ được ăn uống thoả thích mà còn được nhận quà khi ra về.

PC Right 1 GIF
Đề xuất