Chuyện cô giáo dốc sức làm từ thiện, giúp đỡ trẻ em nghèo vùng cao
Nhiều năm qua, cô giáo Trần Mai Vy luôn dành nhiều tâm huyết cho việc từ thiện, giúp thay đổi cuộc đời của nhiều trẻ em nghèo vùng cao.

Năm 1998, cô giáo Trần Mai Vy tốt nghiệp ĐH Sư phạm Huế, về công tác ở huyện biên giới Sa Thầy, Kon Tum. Suốt thời gian công tác ở vùng cao, cô giáo đã chứng kiến nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn... Thấy vậy, cô đã bỏ tiền túi để mua quần áo, giầy dép, đồ dùng học tập,...
Chị cũng chẳng nhớ mình đã đi bao nhiêu chuyến từ thiện trên chiếc xe máy từ phố về làng. Suốt nhiều năm, vô số học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở vùng biên giới Sa Thầy được hỗ trợ quần áo, dép, sách vở... để yên tâm học tập.
Năm 2005, cô giáo Vy kết hôn, rồi sau đó đón đứa con đầu lòng. Không may, con chị bị bại não sau một trận sốt cao, khiến cho chị vô cùng suy sụp. Được sự động viên của gia đình, chị cố gắng gượng dậy và tiếp tục sống, chăm sóc con.

Năm 2009, chị chuyển công tác về Trường CĐ nghề Kon Tum trong sự tiếc nuối của bà con dân bản. Chị Vy hứa dù có bận rộn thế nào cũng vẫn sẽ tranh thủ quay trở lại vào ngày cuối tuần cùng những món quà mà các em nhỏ cần. Lời hứa ấy luôn được chị thực hiện trong những năm qua.
Khoảng tầm năm 2018, trên mạng xã hội xuất hiện câu chuyện về cậu bé Lù Văn Chiến (7 tuổi, xã Nậm Khòa, H.Hoàng Su Phì, Hà Giang) bị liệt từ nhỏ, cha mẹ bỏ đi biệt tích. Chiến chỉ có thể dùng đôi tay kéo lê cơ thể mình. Điều may mắn hiếm hoi của cuộc đời Chiến có lẽ là tình thương của bà nội dành cho em.
Không cầm lòng trước số phận của đứa trẻ bất hạnh, dù chưa một lần đến Hà Giang nhưng chị Vy vẫn quyết định bắt xe ra tận nơi tìm Chiến. Sau đó, chị xin phép gia đình nhận Chiến làm con nuôi. Lúc bấy giờ, chị Vy quen biết một bác sĩ đang làm việc tại Melbourne (Úc). Qua trao đổi, bác sĩ này biết hoàn cảnh của Chiến nên đồng ý tài trợ chi phí ăn ở, điều trị ở nước ngoài.
Tháng 11 năm sau, cô giáo quyết định đưa Chiến sang Úc phẫu thuật. Người con trai đầu mắc bệnh hiểm nghèo không thể rời xa mẹ, vậy là chị đưa cả 2 con xuất ngoại. Cuộc phẫu thuật thành công, chị đưa các con về Kon Tum chăm sóc.

Thời gian sau, chị xin nghỉ dạy, chuyển sang kinh doanh để dành thời gian chăm sóc các con nhiều hơn. Cô giáo nhớ lại: "Mình có con bệnh tật, lại nhận nuôi thêm đứa trẻ cũng ốm đau nên cần rất nhiều thời gian chăm sóc. Nhiều người trách mình chưa biết khổ hay sao mà còn rước phiền vào thân. Thế nhưng mình vẫn quyết tâm nuôi dạy, chăm sóc các con".
Sau những tháng ngày kiên trì tập vật lý trị liệu, Chiến đã có thể đứng vững trên đôi chân, chập chững những bước đầu tiên ở tuổi lên 7. Dần dần, cậu bé có thể đi nhanh hơn, rồi đạp xe quanh nhà, tự đi học, vui chơi cùng bạn bè. Không chỉ Chiến, nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khác cũng được chị Vy đỡ đầu, hỗ trợ để vượt qua khó khăn.
Những năm qua, chứng kiến cảnh cầu treo bị cuốn trôi do bão lũ, học sinh phải đi đường vòng mỗi khi đến trường, chị Vy kêu gọi gây quỹ rồi cùng chính quyền địa phương xây dựng 3 cây cầu tại các huyện Đăk Hà và Đăk Glei trị giá cả tỉ đồng.
Theo Chủ tịch UBND xã Đăk Pxi (huyện Đăk Hà), chị Trần Mai Vy có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ người dân trên địa bàn xã. Ngoài các chương trình tặng quần áo, nhu yếu phẩm, chị còn kêu gọi các nhà hảo tâm chung tay xây dựng cầu treo phục vụ việc đi lại của người dân, đặc biệt là các em học sinh.
Theo báo Thanh Niên
Xem thêm: Tiệm tạp hóa 0 đồng ấm áp tình người ở Quảng Nam: Cứ có nhu cầu thì hãy đến lấy
Đọc thêm
10 năm qua, mặc cho người khác kêu "chuyện bao đồng", người phụ nữ này vẫn miệt mài nhặt rác, làm sạch phố phường.
Suốt 7 năm nay, cuộc sống của hai bà cháu chỉ xoay quanh vườn rau nhỏ trước nhà. Ở cái tuổi gần đất xa trời này, dù có muốn bà Đam cũng chẳng có cách nào khác để kiếm thêm thu nhập.
Cách đây vài năm, người mẹ trẻ Nguyễn Thị Phương Quyên nỗ lực vượt bạo bệnh thành công, giờ đây chị quyết tâm trả ơn đời.
Tin liên quan
62 năm chung sống hạnh phúc, nhưng vì không được ở cùng nhau trong viện dưỡng lão mà hai vợ chồng già đã khóc không ngừng khi đến thăm nhau.
Dưới đây là 8 tư duy thành công mà người giàu thường có, đó là những tuyệt chuyên giúp họ đổi đời và làm giàu.
Tôi đau đớn vì mất mẹ chồng, nhưng không tủi hổ vì đã chăm sóc hiếu thảo với bà cho đến ngày bà trút hơi thở cuối cùng. Lương tâm thanh thản chỉ mong bà siêu thoát nơi yết bàn.
Bài mới

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.