Việc tốt quanh ta: Nữ sinh khuyết tật vượt mặc cảm theo nghề giáo, năng nổ tham gia thiện nguyện
Tuy bản thân là người khuyết tật, đi lại khó khăn, nhưng nữ sinh này vẫn quyết tâm theo đuổi nghề giáo và năng nổ tham gia thiện nguyện.

Hoàng Thị Phương sinh ra đã không có đôi bàn chân lành lặn như bao người. Ông nội của em tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước và bị nhiễm chất độc màu da cam, đến em là đời thứ ba. Hai chân khuyết thiếu xương bánh chè, chính vì vậy không thể co gập được như những người bình thường. Trải qua nhiều ca phẫu thuật từ Trung ra Bắc, năm 4 tuổi, Phương mới bắt đầu chập chững những bước đi đầu tiên đầy khó khăn và vất vả.
Tuổi thơ của cô gái nhỏ luôn bị ám ảnh bởi những lời trêu chọc của bạn bè, khiến em cảm thấy tự ti, khép mình. Luôn bị bạn bè trêu chọc bởi những câu nói gây tổn thương như: “con què”, “con tật nguyền” hay “con lùn”, Hoàng Thị Phương đã quyết định không thi lên cấp ba mà học trường nghề cho người khuyết tật. Nguyên do là vì em không thể vượt qua được sự tự ti và mặc cảm của bản thân trong môi trường giáo dục hòa nhập.

Theo học ở đây, Phương có cơ hội được gặp gỡ và kết bạn với các bạn thanh thiếu niên khuyết tật tại trường nghề tỉnh Thanh Hoá. Chính những con người xa lạ đó đã cho em suy nghĩ rằng mình phải làm gì để có thể giúp đỡ được những bạn có hoàn cảnh khó khăn như mình. “Tại trường nghề dành cho người khuyết tật, em cảm thấy được hòa nhập với mọi người xung quanh hơn, không bị phán xét hay chỉ trỏ khi đi ra ngoài, được tự do thoải mái là chính mình...”, nữ sinh chia sẻ.
Để có thể làm được điều đó, Phương đã quyết định bỏ ngoài tai những lời nói bên ngoài quay về thi cấp 3 để nuôi dưỡng ước mơ trở thành một cô giáo đặc biệt. Nhận được sự động viên và khích lệ từ gia đình, trong kì thi THPT Quốc gia 2020, em thi đỗ ngành giáo dục đặc biệt - trường Đại học Thủ đô Hà Nội với số điểm 26,5 điểm. Ước mơ trở thành một cô giáo đặc biệt trong em ngày càng gần hơn.

Cứ thế, giờ Phương đã là sinh viên năm 3 chuyên ngành giáo dục đặc biệt. Không chỉ vậy, nữ sinh còn tham gia rất nhiều hoạt động xã hội, thiện nguyện, đặc biệt là hoạt động về người khuyết tật...
Bên cạnh việc học, Phương còn tích cực tham gia các dự án xã hội hướng tới nhóm đối tượng yếu thế trong lĩnh vực bình đẳng giới và quyền con người. Có thể kể tới báo cáo Cơ chế Rà soát Định kỳ phổ quát về quyền con người do Bộ Ngoại giao phối hợp với UNDP tổ chức; Tham gia làm phim về người khuyết tật trong khuôn khổ dự án Hansd Project; Tham gia chương trình đào tạo lãnh đạo trẻ và tiềm năng cho tổ chức người khuyết tật, Diễn giả chương trình “Không khoảng cách” do UNDP tổ chức…


Em còn năng nổ tham gia các chương trình thiện nguyện trao quà cho trẻ em vùng sâu vùng xa mỗi dịp Tết đến: Chương trình “Góp nắng gửi xuân” tại Sơn La; tình nguyện viên chương trình “Tháng 3 biên giới” thực hiện cùng nhóm thiện nguyện Ước Mơ Cho Em mang yêu thương đến với các em nhỏ và bà con tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang; tình nguyện viên chương trình “Ban mai vùng cao” mang yêu thương đến với các em nhỏ và bà con tại tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị.
Theo CTG
Xem thêm: Việc tốt quanh ta: CLB chụp ảnh cưới miễn phí cho cặp đôi khốn khó gần 10 năm qua
Đọc thêm
Những năm qua, chàng blogger quê Hà Tĩnh này vẫn miệt mài cống hiện tuổi thanh xuân làm thiện nguyện giúp đời.
Bất kể nắng mưa, các thành viên trong "biệt đội nhặt rác không tên" vẫn "lên rừng, xuống biển" làm sạch đảo ngọc.
Gần 5 năm qua, anh Lê Anh Tuấn (TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) luôn làm song song 2 việc: bán rau kiếm tiền mưu sinh và lái xe cứu thương miễn phí đưa nạn nhân tai nạn giao thông đến viện.
Tin liên quan
Vợ chồng anh Lường Quang Đại vốn là dân tộc thiểu số chỉ biết làm nương rẫy, nhờ mày mò livestream bán nông sản mà kiếm bộn.
Einstein từng nói: "Thói quen là điều khó quên nhất trong cuộc đời". Cha mẹ sớm bồi dưỡng 3 điều này, không lo đứa trẻ sau này khốn khó.
Theo một khảo sát đa quốc gia, 74% lãnh đạo doanh nghiệp "đau đầu" với nhân viên gen Z vì không thể hòa nhập được.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.