Những dấu chân hi sinh của loài chó kéo xe tại vùng đất Nam Cực

Khi con người bắt đầu khám phá ra Nam Cực thì loài chó kéo xe cũng nhanh chóng xuất hiện tại đây chỉ sau một thời gian ngắn.

Thùy Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ngày 17/2/1899, con tàu thám hiểm Southern Cross cùng 97 thành viên Đoàn thám hiểm Nam Cực của Anh cập cảng Cape Adare (biển Ross, Nam Cực). Đây là lần đầu tiên trong lịch sử loài chó được đặt chân tới Nam Cực. Khi vừa tiếp đất, một trận bão tuyết ập đến khiến 7 thành viên trong nhóm bị mắc kẹt và phải sống trong lều.

Nhiệt độ thấp và giảm liên tục khiến họ không thể chịu nổi. Lúc này, cả nhóm đưa những chú chó kéo xe vào trong lều để ôm ấp, chính chúng đã giúp họ có đủ hơi ấm để sống sót sau 4 ngày bão tuyết. Vào ngày đầu tiên đến Nam Cực, loài chó đã cứu mạng con người như thế. 

Phương tiện di chuyển tin cậy nhất

Hầu hết những con chó kéo xe được đưa đến Nam Cực đều sinh ra ở Bắc Cực. Hầu hết chúng được đào tạo để thành chó kéo xe. Chó dễ thích nghi với môi trường lạnh giá và khắc nghiệt hơn ngựa và tuần lộc. Bên cạnh đó, chúng không kén ăn, có thể ăn bất cứ đồ gì dù là đồ thừa của con người.  

nhung-dau-chan-hi-sinh-cua-loai-cho-keo-xe-tai-nam-cuc-1
Nhóm thám hiểm Southern Cross

Trước khi khám phá Nam Cực, những con chó kéo xe từng nhiều lần giúp con người thám hiểm Bắc Cực thành công. Một trong những người đặc biệt thích sử dụng xe chó kéo để chinh phục Bắc Cực chính là Amundsen (Na Uy). Trong chuyến thám hiểm Tuyến đường phía Bắc vào năm 1903-1906, Amundsen đã trải qua hai mùa đông trên Đảo King William, bắc Canada.

Ông đã học được cách sống sót trong mùa đông nơi hoang dã từ những người Inuit địa phương. Đặc biệt, ông đã làm chủ được đội chó kéo xe trượt tuyết. Đối với các cuộc thám hiểm Nam Cực đầu thế kỷ 20, chó kéo xe, ngựa và máy kéo cơ khí đều được mang tới Nam Cực, trở thành phương tiện di chuyển đáng tin cậy nhất. 

Quá nhiều đau đớn và sự hi sinh

Ngày 19/10/1911, một đội 5 người gồm 52 con chó kéo xe trượt tuyết Greenland chở Amundsen bắt đầu cuộc hành trình tới Nam Cực kéo dài 3 tháng. Ngày 25/1/1912, họ quay trở lại nhưng chỉ còn 11 con chó kéo xe. Bốn mươi mốt con còn lại đã chết vì tai nạn, bệnh tật, hoặc bị Amundsen bắn chết vì tiêu thụ quá nhiều thức ăn và tài nguyên.

nhung-dau-chan-hi-sinh-cua-loai-cho-keo-xe-tai-nam-cuc-2
Đội chó kéo xe của Amundsen

Hơn 40 con chó này đã chết để đánh đổi lấy mạng sống của Amundsen và những người khác, đồng thời mang lại cho Amundsen vinh quang có thể được ghi vào biên niên sử của nhân loại.

Scott - đối thủ cạnh tranh của Amundsen lựa chọn ngựa làm phương tiện di chuyển. Không chịu được nhiệt độ thấp và bão tuyết, những con ngựa đã bị giết khi đi được ¼ chặng đường. sau đó, Scott phải dùng sức người để kéo xe trượt về Nam Cực. Scott không chỉ thua cuộc mà còn bỏ mạng ở vùng đất lạnh giá này. 

nhung-dau-chan-hi-sinh-cua-loai-cho-keo-xe-tai-nam-cuc-4
Máy bay trực thăng năm 1960 ở Nam Cực

Đến những năm 1950, chó kéo xe vẫn giữ vị trí quan trọng trong các chuyến thám hiểm Nam Cực. Con người đã có thể dùng máy bay trực thăng, máy bay cánh cố định để vận chuyển nhưng những thiết bị này chưa hoàn toàn thích nghi với điều kiện khắc nghiệt nơi đây. Do đó, nhiều đội nhóm thám hiểm vẫn sử chọn sử dụng chó kéo xe. 

Năm 1957, nhóm quan sát khu vực Nam Cực đầu tiên của Nhật đến Nam Cực. Tuy nhiên, con tàu Zhonggu đã bị biển băng bao vây. Các thành viên của đội dùng trực thăng để di tản, bỏ lại 23 chú chó Sakhalin Husky. Ai cũng nghĩ những con chó này sẽ chết, nhưng khi nhóm quay trở lại sau 1 năm, 2 chú chó tên Kata Inutaro và Jiro vẫn còn sống. 

nhung-dau-chan-hi-sinh-cua-loai-cho-keo-xe-tai-nam-cuc-5
Hai chú chó Kata Inutaro và Jiro

Sau những năm 1950, những chú chó kéo xe dần rút lui để nhường chỗ cho máy bay, trực thăng, xe trượt tuyết. Sau 1956, chiếc máy bay vận tải DC-3 đầu tiên hạ cánh xuống Nam Cực, Nhiều đội thám hiểm khoa học vẫn giữ lại đội chó kéo xe, trong đó có Úc và Anh. 

Những năm 80 và 90, Cơ sở Nghiên cứu Khoa học Rothera ở Anh nuôi một lượng nhỏ chó kéo xe để cung cấp trò giải trí truyền thống, trải nghiệm vinh quang cùng đau khổ của "thời đại anh hùng" Nam Cực. Tuy nhiên, con người không còn sử dụng chó kéo xe đến kiệt sức, không còn dùng đòn roi hay giết chúng trong tình thế tuyệt vọng nữa. 

Năm 1990, Will Steger người Mỹ đã đưa đội chó kéo xe của mình hoàn thành kỷ lục cuối cùng của Nam Cực. Cả đội đã đi qua toàn bộ lục địa Nam Cực kéo dài 3741 dặm. Thế nhưng, chuyến đi này vẫn khiến không ít chú chó kéo xe phải chết. Chỉ có 12 trong 36 chú chó còn sống sót sau thử thách. Để đạt được thành tựu của riêng mình, con người đã hi sinh những người bạn đồng hành của mình.

nhung-dau-chan-hi-sinh-cua-loai-cho-keo-xe-tai-nam-cuc-7
Xác một chú chó tại Nam Cực

Ngày 10/8/1992, 3 chú chó được sinh ra ở trạm Mawson có thể là 3 chú chó kéo xe cuối cùng được sinh ra tại Nam Cực. Năm 1991, các nước đã ký Nghị định thư Hiệp ước Nam Cực về Bảo vệ Môi trường tại Madrid để bảo vệ môi trường Nam Cực và loài chó kéo xe. Theo đó, hiệp ước không cho phép con người mang những chú chó kéo xe tới Nam Cực nữa. 

Xem thêm: Vì sao thị trấn Villa las Estrellas yêu cầu người dân đến sống phải cắt bỏ ruột thừa?

Đọc thêm

Ban tổ chức cuộc thi sắc đẹp lạc đà ở Ả Rập Saudi đã quyết định loại 43 "thí sinh" sau khi phát hiện chúng được tiêm botox, can thiệp thẩm mỹ.

Chuyện thật như đùa: 43 “thí sinh” lạc đà bị loại khỏi đường đua sắc đẹp vì tiêm botox, làm phồng cơ bắp
0 Bình luận

Bạch tuộc, cua và tôm hùm là những loài vật mới được đưa vào danh sách sinh vật có tri giác của Anh. Vậy nên, khi chúng bị đứt càng, đứt xúc tua thì sẽ cảm nhận được nỗi đau. Thậm chí nỗi đau này chẳng hề kém cạnh so với nỗi đau mất chảy máu, mất da thịt của con người.

Nghiên cứu mới: Bạch tuộc có tri giác 'rất mạnh', có thể cảm nhận nỗi đau
0 Bình luận

“Chú chó xin bánh mì” là câu chuyện khiến nhiều người nghẹn lòng về sự trung thành của chú chó nhỏ. Một chú chó đã dành cả đời để bên người chủ thân yêu của mình dù cho ông có nghèo đói, bệnh tật.

Câu chuyện về “Chú chó xin bánh mì” khiến nhiều người nghẹn lòng
0 Bình luận

Khoảng 600 chú chó khi đang đi qua một cây cầu ở Milton, gần thị trấn Dumbarton, Scotland bỗng nhảy xuống tự tử mà không rõ nguyên nhân. Cây cầu này trở thành địa điểm thách thức du khách gan dạ.

Những giả thuyết siêu nhiên về nơi 600 chú chó nhảy cầu quyên sinh khiến du khách 'rợn tóc gáy'
0 Bình luận


Bài mới

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Cổ nhân nói: 4 người này ở cạnh sẽ quyết định sự thành bại của đời bạn

Những người xung quanh có ảnh hưởng khá lớn đến mỗi chúng ta. Vậy nên cổ nhân đã đúc kết và chỉ ra 4 người ở cạnh sẽ quyết thành bại của đời bạn. Đó là ai?

Cổ nhân dạy: “Thiên hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả, mạc chi năng thắng”

Câu nói trên của cổ nhân mang ý nghĩa, thiên hạ không có thứ gì có thể mềm yếu như nước, nhưng khi dùng để tấn công kẻ mạnh thì lại cũng không có gì có thể thắng được nước.

Người xưa nói: Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi bại cũng lao đao

Khi nắm rõ được phong thủy cổng nhà, bạn sẽ biết vì sao người xưa nói: "Bát đại kỵ trước cổng nhà, không lụi cũng bại". 

Chọn chung cư có 5 'tầng vàng': Cuộc sống dễ chịu, giá trị tăng dần theo thời gian

Chọn được căn hộ chung cư ở tầng phù hợp sẽ giúp cho gia đình bạn có cuộc sống thoải mái. Về lâu về dài còn tăng giá trị bất động sản.

Về đây bố nuôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Trải qua nhiều bão tố cuộc đời, nó vẫn vững vàng bước tiếp vì nó biết đằng sau luôn có bố dõi theo với lời khẳng định chắc nịch: “Về đây bố nuôi!”.

Nhớ bát canh chua ngoại nấu – Câu chuyện nhân văn cảm động

Từ ngày ngoại mất, chúng tôi cũng ít về quê hẳn và cũng đã lâu anh em chẳng còn giành nhau chút canh chua còn dư trong bát như ngày còn được ở với ngoại.

Nhà đâu mà về - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mỗi khi nhìn mẹ, nghe mẹ nói "nhà đâu mà về" rồi nghĩ đến cảnh người ta có nhà, có quê để về mình thì không tôi lại xót xa, thương mẹ vô cùng.

Nam sinh 22 tuổi giành học bổng tiến sĩ tại 11 trường đại học Mỹ

Điểm học tập ấn tượng 3.99/4 cùng niềm say mê nghiên cứu giúp nam sinh Hà Hải Dương, 22 tuổi chinh phục 11 trường đại học, trong đó có 8 trường top đầu Mỹ.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 công bố đề thi minh họa kỳ thi riêng 2025

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi độc lập để xét tuyển đại học. Đề minh họa của kỳ thi này vừa được nhà trường công bố.

Tri ân tới những “bóng hồng” lặng lẽ sau tiếng chổi tre

Dự án "Light - Ánh sáng đêm" được khởi xướng như một lời tri ân chân thành đối với những người phụ nữ thầm lặng, ngày đêm làm việc dưới ánh đèn đường để giữ gìn sự sạch sẽ, xanh tươi cho thủ đô Hà Nội.

Quản lý tài chính thành công với quy tắc 5 chiếc lọ của người Do Thái

Người Do Thái luôn dạy con cái của họ kỹ năng kiếm tiền và quản lý tài chính để có một tương lai tươi sáng. Và cách nọ quản lý tài nắm nằm ở quy tắc 5 chiếc lọ.

7 kiểu tiết kiệm mà người giàu sẽ không bao giờ làm nhưng người nghèo rất thích làm

Quản lý tài chính tốt sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng những hành động sai lầm có thể khiến bạn phải trải qua những ngày khó khăn, tiền bạc sẽ "không cánh mà bay".

Con dâu cũ – Câu chuyện nhân văn cảm động

Sau những chuyện đã xảy ra, tôi thấy mãn nguyện và nhẹ nhõm vô cùng khi được tận tay tặng quà, chúc phúc cho con dâu cũ của mình.

Đề xuất