Chuyện những cụ ông hay lo việc "bao đồng", ngày ngày vớt rác dưới dòng kênh đen ngòm

Dù đã cao tuổi, nhiều cụ ông ở TP.HCM vẫn tình nguyện làm những việc mà người ta gọi là "bao đồng", ấy là trầm mình dưới kênh đen ngòm để vớt rác, khơi thông dòng chảy.

Chi Nguyễn
Chi Nguyễn 28/01
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Dù đã tuổi cao sức yếu, nhưng nhiều năm qua các cụ ông tại TP.HCM vẫn tình nguyện làm việc mà người đời coi là "bao đồng". Đó là hàng ngày là trầm mình dưới những dòng kênh đen ngòm, bốc mùi để vớt rác, khơi thông dòng chảy, làm sạch môi trường.

Lớn tuổi vẫn tự nguyện trầm mình dưới dòng kênh đen

Dù đã tuổi cao sức yếu, nhưng nhiều năm qua các cụ ông tại TP.HCM vẫn tình nguyện làm việc "bao đồng" là trầm mình dưới những dòng kênh đen ngòm, bốc mùi để vớt rác, khơi thông dòng chảy.

Sáng sớm, ông Hồ Chí Cường (65 tuổi, ngụ ấp 1, xã Bình Chánh, huyện Bình Chánh) đã đem giày ống, chạy xe máy tới rạch Ông Đồ. Sau khi gửi xe, ông vội vã bám cây mà men xuống mé rạch, lên chiếc ghe tự chế từ cano cũ ra rạch vớt rác. 

nhung-cu-ong-vot-rac-duoi-dong-kenh-den-ngom-o-tp-hcm
Ông Hồ Chí Cường.

Ông Cường cho biết, thường ngày ông cùng cháu trai cùng nhau vớt rác ở đây nhưng hôm nay cháu ông bận, ông đành một mình làm việc. Ông tâm sự: "Năm 2018, rạch Ông Đồ bị ô nhiễm nặng, rác và lục bình nhiều nên bí nước. Thấy vậy, chính quyền địa phương vận động nhiều đơn vị tham gia cải tạo, tôi cũng góp chút sức. Sau thời gian ngắn, những người thiếu ý thức lại quăng rác xuống rạch. Tôi thấy ô nhiễm quá nên rủ thằng cháu đi vớt rác".

Ban đầu, ông Cường dùng lưới cá kéo rác, trầm mình dưới dòng kênh đen ngòm. Mỗi lần như vậy, ông lại phải vứt bỏ một bộ quần áo.Thấy ông tình nguyện làm việc, chính quyền địa phương hỗ trợ ông một chiếc ghe tự chế, ông làm việc hiệu quả hơn. Ông chèo ghe, người cháu lấy cây gắp mà hốt rác, cho vào bao rồi đưa lên bờ, đợi khô rồi đốt. Cứ thế, mỗi ngày hai chú cháu lại bỏ ra vài tiếng đồng hồ vớt rác.

Cũng giống ông Cường, ông Vương Văn Kính (74 tuổi, trú phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) cũng đã có kinh nghiệm gần 10 năm vớt rác. Ông vừa là tổ trưởng tổ 15B tại khu phố, vừa làm thêm việc quản lý đê nhân dân ở phường. 

nhung-cu-ong-vot-rac-duoi-dong-kenh-den-ngom-o-tp-hcm
Ông Vương Văn Kính nay đã ngoài 70 vẫn tình nguyện đi vớt rác.

Trước kia, khu vực này ngập nước trầm trọng, nhất là vào mùa mưa. Cứ tầm tháng 8 âm, bà con lại chuẩn bị ghe, sẵn sàng sử dụng để di chuyển. Khi ấy, nước ngập tới tận đầu gối, không chỉ việc đi lại mà đồ dùng trong nhà cũng hư hỏng hết cả. Tết năm nào, bà con ở khu phố cũng thấp thỏm sống trong cảnh ngập ngụa nước mưa hòa nước cống đen ngòm.

Ông Kính hơn ai hết rất thấu hiểu nỗi khổ ấy, nên khi địa phương làm đê, đắp công, ông đã tham gia đội quản lý đê nhân dân. Khi đang làm việc, ông mới phát hiện khu dân cư ngập nước do rác thải làm nghẹt cống, từ đó ông tình nguyện đi vớt rác. Để thông cống, ông phải dùng xà beng nạy miệng cống, cứ thế chui xuống vớt rác. Hồi đầu chưa có kinh nghiệm, mấy đợt ông bị nước cuốn đi, suýt mất mạng.

Nguy hiểm là thế, ông Kính vẫn không cảm thấy chùn chân. Ông bảo, tôi lớn tuổi rồi, lại có kinh nghiệm nên tình nguyện làm, thương mấy em trẻ nhỡ có chuyện gì thì ai lo cho gia đình. Ông Kính tâm sự, ông cũng biết tự bảo vệ mình, chỉ khi triều cường rút ông mới xuống gỡ rác, chứ khi nước đang lớn mà lội xuống thì "chết chắc". Xong, ông cười nói: "6 năm nay, phường khô ráo rồi, không còn cảnh ngập nước như trước. Nếu trời mưa to, nước chảy không kịp thì chỉ tầm 15-20 phút cũng rút hết".

Ông Nguyễn Ngọc Đức (67 tuổi, trú phường Bình Trị Đông, Bình Tân) đã 7 năm qua cần mẫn vớt rác, vớt kinh tiêm dọc kênh Chiến Lược. Người dân nơi đây không còn lạ gì hình ảnh cụ ông cựu chiến binh ngày ngày ôm cây sào dài, chạy xe máy kéo theo thùng rác đựng chế vớt rác. Mỗi ngày, ông vớt được gần 400 kg từ kênh Chiến Lược.

nhung-cu-ong-vot-rac-duoi-dong-kenh-den-ngom-o-tp-hcm
Cựu binh Nguyễn Ngọc Đức không quản nắng mưa vẫn đều đặn đi vớt rác.

Ông vớt từng túi ni lông, chai nhựa, lon nhôm,... nổi trên mặt nước. Kéo lên xong, ông lại trút vào thùng rác tự chế gắn trên xe. Cứ thế, đã 7 năm trôi qua, con kênh ô nhiễm Chiếc Lược nhờ công ông Đức mà dần thoát khỏi tình trạng ô nhiễm, bốc mùi. 

Trước kia, con kênh này bị ô nhiễm nặng do nước thải và rác sinh hoạt. Con kênh nước đen ngòm, khi trời nắng gắt thì bốc mùi hôi thối, nổi bọt trắng, đến ngày mưa thì nước kênh tràn cả vào nhà dân. Thấy thế, ông Đức tình nguyện vớt rác, khơi dòng, ông cũng tiện tay cắt cỏ, dọn kim tiêm dọc mé kênh. 

Khi ngọn kênh hồi sinh, đại diện UBND phường đã tới nhà thăm hỏi, động viên ông, đồng thời hỗ trợ kinh phí. Trung bình mỗi tháng ông vớt được khoảng 10 tấn rác, số rác ấy sẽ được chở đến điểm tập kết và đợi xử lý theo quy định. 

Vận động người dân, nâng cao ý thức

Thấy việc chồng làm vừa nguy hiểm vừa khổ cực, vợ ông Kính nhiều lần khuyên ông nghỉ ngơi vì không an tâm. Thấy vậy, cô con gái lại khuyện: "Mẹ cứ để ba làm. Ba không được làm việc mình thích sẽ đổ bệnh". Quả thực, ông Kính rất đỗi tự hào, ông nói ông làm được việc có ích nên vui, vì thế càng sống lâu.

Không chỉ dọn rác, ông còn chủ động tới nhà vận động bà con, nâng cao ý thức không được xả rác xuống kênh, xuống cống. Ban đầu, nhiều người tỏ ý khó chịu, nói ông lo việc "bao đồng". Ông Kính chia sẻ: "Nhiều người ý thức kém, họ ném cả nệm cũ xuống cống. Chúng tôi có lắp camera giám sát nhưng thấy rồi thì đến dọn chứ đâu dám phạt người nào. Nghèo khổ, lo làm lụng đầu tắt mặt tối nên họ không có điều kiện tìm hiểu những quy định về bảo vệ môi trường." Thế nhưng, dần dà, người ta nghe nhiều rồi quen, có người hứa sẽ không xả rác bừa bãi nữa.

Ông Cường thì chỉ mong những người trẻ thấy vậy là việc nên làm mà học tập. Có khi, ông vừa dọn xong, có người lại tới vứt rác xuống, dù chỉ là bộ phận nhỏ thiếu ý thức thôi. Ông kể, có người nói ông được trả tiền đi nhặt rác nên mới làm, nhưng ông kệ. Ông Cường nói: "Gia đình tôi thuộc diện khó khăn ở địa phương. Vợ tôi được Hội Phụ nữ hỗ trợ nhiều, tôi mang ơn nên góp chút sức mọn cải tạo môi trường sống... Vợ con của tôi hiểu và ủng hộ là được, mình làm việc có ích chứ có phải làm chuyện xấu đâu mà nghĩ ngợi".

nhung-cu-ong-vot-rac-duoi-dong-kenh-den-ngom-o-tp-hcm
Con cái thoạt đầu can ngăn, nói ông Đức lo việc "bao đồng", nay thậm chí còn đi vớt rác thay ông.

Về phía ông Đức, ban đầu nhiều người thấy ông vớt rác còn lên tiếng chọc ghẹo, cười đùa. Ngay cả con cái cũng can ngăn ông, nói ông nên chăm lo sức khỏe chứ "đừng làm việc bao đồng". Thế nhưng, khi con kênh đen ngòm không còn bốc mùi, rác thải dã vơi bớt, nghĩa cử cao đẹp của ông mới được ghi nhận. Có người còn mời ông uống nước, phụ chi phí xăng xe,... Con cái ông cũng không can ngăn nữa, thậm chí con gái còn đi vớt rác giúp ông khi ông trở bệnh. Chị nói: "Tôi rất tự hào về công việc của cha."

Suất cơm 2.000 đồng ấm bụng người lao động nghèo giữa lòng Hà Nội

Đọc thêm

Nhiều người không khỏi xôn xao trước chuyện về người đàn ông với "tấm lòng vàng" ở TP.HCM quyết định tặng gia tài 100 tỷ đồng cho trẻ mồ côi.

Người đàn ông tặng gia tài 100 tỷ đồng cho trẻ mồ côi
0 Bình luận

Dù là thời tiết nắng nóng hay mưa ngập, bà giáo U90 Hồ Hương Nam (Hà Nội) vẫn miệt mài tới dạy học ở lớp học tình thương.

Bà giáo U90 vẫn miệt mài dạy học ở lớp học tình thương
0 Bình luận

Không còn tiền chạy chữa bệnh ung thư phổi cho mẹ, chàng lập trình viên 34 tuổi Lê Giang Anh đành lòng viết tâm thư "xin bán thân" để có thể đổi lấy một tia hi vọng.

Xúc động chàng lập trình viên viết tâm thư 'xin bán thân' cứu mẹ
0 Bình luận

Tin liên quan

NSND Trung Kiên từ trần vào sáng ngày 27/1, hưởng thọ 82 tuổi. Sự ra đi của ông khiến làng nhạc Việt mất đi một "cây đại thụ" với giọng nam cao nổi tiếng.

Vĩnh biệt NSND Trung Kiên - 'cây đại thụ' của làng nhạc Việt Nam
0 Bình luận

Đạo diễn Phan Gia Nhật Linh, người trực tiếp điều hành bộ phim Trạng Tí đang gây nên làn sóng phẫn nộ trong dư luận với những phát ngôn được cho là đang xem thường bản gốc Thần đồng đất Việt.

Trạng Tý có khả năng 'chung số phận' như Cậu Vàng sau lùm xùm bản quyền và phát ngôn gây 'sốc' của đạo diễn?
0 Bình luận

Tựa game chiến lược nổi tiếng Civilization VI New Frontier Pass vừa tung ra tạo hình Bà Triệu cũng như những yếu tố nền văn hóa Việt Nam trong bản cập nhật tới đây.

Lộ diện tạo hình Bà Triệu và Việt Nam trong Civilization VI New Frontier Pass
0 Bình luận


Bài mới

Lực lượng cứu hộ Việt Nam dựng lều thăm khám cho người dân Myanmar

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cứu hộ tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Bộ Công an Việt nam đã cử tổ công tác dựng lều bạt để hỗ trợ thăm khám cho người dân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 13 giờ trước
Cú lộn ngược dòng đầy ngoạn mục của chàng trai mồ côi 

Từ một đứa trẻ mồ côi phải bỏ học mưu sinh, hiện nay, Tần Hoan đã trở thành kỹ sư AI với thu nhập hàng triệu tệ mỗi năm. Cuộc đời của anh chính là câu chuyện truyền cảm hứng cho các bạn trẻ cùng cảnh ngộ.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Trở thành 'người hùng' khi cõng cụ bà xuống 40 tầng trong động đất

"Sau tất cả, tôi chỉ muốn khóc. Tôi tự nhủ, nếu phải chết, tôi muốn chết khi đang cứu người"!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt

Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.

Hành trình truyền cảm của nữ Tiktoker 19 tuổi qua đời vì ung thư

Dù đã cố gắng sống lạc qua, truyền cảm hứng tích cực cho những người bị ung thư như mình, nhưng cuối cùng nữ Tiktoker 19 tuổi vẫn phải nói lời tạm biệt…

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò nghèo vùng cao

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò Vi Thiên Phú (SN 2015) là một câu chuyện dài xúc động, thấm đẫm tính nhân văn về tình người và sự sẻ chia.

Ấm lòng tiệm mì 1.000 đồng của vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu

Tuy hoàn cảnh gia đình không quá dư dả nhưng cặp vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu vẫn sẵn sàng bỏ tiền túi, công sức ra chuẩn bị những phần ăn ngon gửi đến bà con khó khăn với tâm niệm “cho đi là còn mãi”.

Thầy giáo 30 năm ròng rã lội bộ băng rừng gieo chữ ở bản xa

30 năm gieo chữ ở xã vùng sâu Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị, đối với thầy giáo Trương Vĩnh Tiến đây không chỉ là công việc mà còn là lý tưởng trọn đời.

Nữ sinh thành lập quỹ từ thiện tiếp nối di nguyện của người mẹ đã mất

Mồ côi mẹ ở tuổi 21, cô nữ sinh Lê Yến Trân không chỉ giữ lại ký ức đẹp về mẹ mà còn quyết tâm tiếp nối con đường thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mà mẹ đã từng làm.

Đề xuất