Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường
Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.
Từ 7 giờ sáng, tại nơi lưu trú dành cho những người già vô cư, có hoàn cảnh khó khăn (tại số 1A đường Lý Thường Kiệt, quận Tân Bình), một khung cảnh đầy ấm áp diễn ra. Các cụ ông, cụ bà tất bật bên những rổ cam, người rửa, người vắt, người đổ vào chai, mỗi người một công đoạn. Dù đã ở độ tuổi “thất thập cổ lai hy”, tay chân bắt đầu chậm chạp nhưng họ vẫn kiên trì, miệt mài làm những chai nước cam tươi mát gửi tặng đến những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.
“Có hôm, một nhà hảo tâm tặng hơn 100kg cam, uống không hết mà để lâu lại sợ hư nên chúng tôi mới nghĩ đến việc san sẻ bớt cho người khác. Nghĩ là làm, chúng tôi cùng nhau vắt nước cam để tặng cho người đi đường, mấy chú chạy xe ôm, mấy cô bác bán vé số,… Chúng tôi bắt đầu làm từ 7 giờ sáng, đế khoảng 9 giờ là xong”, bà Đào Thị Nhung – sống tại trọ Sài Gòn Bao Dung chia sẻ.

“A LÔ…A LÔ… Phát miễn miễn phí cho các chú xe ôm, các cô bác bán vé số 01 chai CAM VẮT. Trân trọng kính mời"! Đó là những dòng chữ được các cụ nắn nót viết lên tấm bảng đặt trước bàn nước cam, như một lời nhắn nhủ chân thành. Tấm bảng đơn sơ nhưng chứa đựng sự sẻ chia to lớn, để những ai đi ngang qua, đặc biệt là những người lao động vất vả có thể dễ dàng nhìn thấy và dừng chân lấy một chai nước cam mát lành giữa thời tiết nắng nóng.
Những cụ già neo đơn ở đây muốn san sẻ với người khác bằng chính công sức của mình. Họ tự tay vắt cam, pha thêm chút đường, chút muối, rồi đem tặng cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn. Đó không chỉ đơn thuần là một ly nước cam, mà còn chứa đựng cả tấm lòng, là sự sẻ chia tử tế.

"Tôi thấy vui lắm vì mình còn có thể giúp lại những người vất vả hơn mình. Họ phải bươn chải kiếm sống cả ngày, đâu có thời gian nghỉ ngơi", ông Châu Kim Luân, người chịu trách nhiệm rửa cam, chia sẻ.
Hóa ra, niềm vui không chỉ đến từ những gì ta nhận được mà còn từ những điều nhỏ bé ta trao đi, dù chỉ là một ly nước cam mát lành.
Xem thêm: Hành trình truyền cảm của nữ Tiktoker 19 tuổi qua đời vì ung thư
Tin liên quan
Dù bị nói là làm "chuyện bao đồng", ông Lưu Thành Tuấn (47 tuổi, Cần Thơ) vẫn miệt mài vận chuyển hơn 50 tấn rau củ suốt 2 tháng qua.
Trong số vô vàn triệu phú trên thế giới, chỉ có những người nắm trong tay ít nhất 5/7 lợi thế sau mới có thể tiến thêm một bước lên thành tỷ phú.
Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta giúp đỡ người khác cũng chính là giúp mình. Lòng bao dung và thông cảm với người khác là điều mà chúng ta ai cũng cần có.
Bài mới

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.