Những chiếc túi đeo đặc biệt do người khuyết tật tái chế từ áo phao cứu hộ cũ
Qua bàn tay khéo léo của những thợ may thủ công đặc biệt, hàng loạt áo phao cứu hộ cũ được hô biết thành túi đeo xinh xắn.

Theo quy định, áo phao cứu hộ của các hãng hàng không sẽ được kiểm tra kỹ thuật định kỳ. Những chiếc áo phao không đạt tiêu chuẩn an toàn sẽ được lưu kho, đại tu 5 năm/lần. Trong trường hợp không thể khắc phục, chúng sẽ được mang đi tiêu hủy.
Dù vậy, do làm từ nguyên liệu gốc nhựa, việc tiêu hủy gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Đây vốn là thực trạng khiến ngành hàng không đau đầu ứng phó khi hướng tới phát triển bền vững. Đương nhiên, với hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines, đây cũng là bài toán khó.

Và rồi, sau một thời gian trăn trở, Vietnam Airlines quyết định hợp tác với doanh nghiệp xã hội Limloop (quận 6, TPHCM) để tái chế những chiếc áo phao này. Theo đó, áo phao cũ không còn đạt tiêu chuẩn, sẽ được tái chế thành túi đeo. Đặc biệt hơn, những thợ may thủ công tham gia dự án này, hoàn toàn là người mang trong mình khiếm khuyết về cơ thể.
Chị Trương Nhung, Giám đốc Điều hành Limloop, cho biết đây là đơn hàng từ một doanh nghiệp lớn đầu tiên với Limloop. Dù đơn vị đã có nhiều năm kinh nghiệm tái chế nylon bỏ đi thành những món đồ mới, nổi bật là những chiếc túi dệt, chị Nhung vẫn cảm thấy bất ngờ trước ý tưởng của hãng hàng không cũng như sản phẩm mà các nhân viên của Limloop trả bài.

"Tôi biết ơn Vietnam Airlines vì nỗ lực như này không phải đơn giản. Nếu không có định hướng, niềm ấp ủ với môi trường thì họ không cần làm những việc khó như thế này", chị Nhung bày tỏ. Nữ CEO hy vọng việc tái chế những món đồ nylon có thể truyền cảm hứng cho nhiều doanh nghiệp khác, cùng xây dựng những ý tưởng liên quan đến bền vững, đóng góp nhiều hơn cho môi trường xanh.
Ban đầu, người thợ dùng khăn vải lau chùi sạch sẽ, sau đó tháo rời các bộ phận như dây đai, còi... Tiếp đó, họ bắt tay vào cắt rập vải theo khuôn có sẵn. Anh Hưng (29 tuổi) và anh Nghĩa (40 tuổi) đều khiếm thính là nhân lực chính của khâu này. Sau khi cắt, họ đem mảnh nylon đi là ủi cho phẳng, chuẩn bị cho công đoạn may.

Nhi (21 tuổi) khiếm thính là thợ may chính. Do đơn hàng lớn, ngoài Nhi còn có các phụ nữ ở Làng May Mắn (Trung tâm phúc lợi xã hội tại quận Bình Tân) cũng tham gia may. Để hoàn thiện một chiếc túi đeo hông, Nhi mất khoảng 30 phút. Túi đeo vai lớn hơn, cầu kỳ hơn sẽ tiêu tốn nhiều thời gian hơn.
Sau khi may xong, những chiếc túi được thêm một số trang trí nhỏ để tạo điểm nhấn. Thế là, những chiếc áo phao cũ đã được "hô biến" thành phụ kiện thời trang cho hành khách trên các chuyến bay bền vững của Vietnam Airlines.

"Chúng tôi có thể tận dụng được hầu như toàn bộ chiếc áo phao. Ngoài vải làm túi, thì đai áo biến thành dây đeo, dây dù trắng làm dây kéo, miếng nhựa dùng để trang trí, trừ chiếc còi bằng nhựa chưa tái chế được", Ngọc Anh, 35 tuổi, khiếm thính và vận động kém, là người thiết kế các sản phẩm của Limloop cho biết. Những chiếc túi mới sử dụng khoảng 80% nguyên liệu tái chế, trừ dây kéo và vải lót (cho túi đeo) là đồ mới.

Đại diện Vietnam Airlines cho biết, hàng trăm chiếc áo phao cũ đã được tái chế. Các món đồ xinh xắn này được làm quà tặng cho hành khách bay từ Việt Nam sang Đức vào ngày 26/5. Đây cũng là chuyến bay mà Hãng hàng không quốc gia Việt Nam tham gia "Thử thách chuyến bay bền vững" do Liên minh hàng không Skyteam phát động. Vị này cho biết: "Bên cạnh ý nghĩa về việc bảo vệ môi trường, những món quà này còn góp phần quảng bá những sản phẩm của thợ thủ công có hoàn cảnh đặc biệt tới bạn bè quốc tế".
Tổng hợp theo VnExpress
Xem thêm: Táo bạo khởi nghiệp ở tuổi 30, nay 9x Phú Yên thành công với xưởng bánh kẹo "healthy"
Đọc thêm
Hơn 7 năm qua, thầy Đức Minh nói vui rằng mình có thêm "nghề tay trái", ấy là sửa xe lăn. Những chiếc xe lăn giống như là đôi chân của người nghèo bị bệnh, người khuyết tật... giúp họ được nhìn ngắm bầu trời rộng lớn ngoài kia.
Dù bản thân là người khuyết tật, bị liệt nửa người từ nhỏ, chàng trai quê Bắc Binh này vẫn quyết chí theo đuổi đam mê tái chế.
Bằng việc tái chế những chai nhựa phế thải, Đại đức Thích Hạnh Nhân - trụ trì chùa Đức Lâm tại Quảng Ngãi cùng bà con Phật tử đã xây dựng một ngôi nhà kiên cố với kiến trúc độc đáo.
Tin liên quan
Thêm một lần nữa, Hội An lọt top 10 điểm du lịch phổ biến nhất thế giới do Chuyên trang du lịch nổi tiếng The Travel (Canada) bình chọn.
Ngày 2/6 năm 2023 là ngày gì, có sự kiện gì đặc biệt, có tốt không, có thích hợp để cúng tế, cưới xin,... là thắc mắc của nhiều người.
Sau khi con trai chiến thắng bệnh tật, chị Phạm Quỳnh Trang bắt đầu thay đổi ý niệm. Chị dành nhiều thời gian "giao duyên lành, giúp đỡ những người khó khăn...
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.