Người trẻ vì cộng đồng: Đôi bạn trẻ chở nhau đi vẽ bẳng hiệu 0 đồng

Với châm ngôn “Vì một thành phố không thiếu những điều tử tế”, đôi bạn trẻ trở nhau đi khắp TP.HCM vẽ bảng hiệu 0 đồng cho các gánh hàng rong của cô bác lớn tuổi.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hoạt động này được đôi bạn trẻ thực hiện từ tháng 5/2020. Tính đến nay, họ đã vẽ được gần 100 bảng hiệu giúp người lao động khó khăn.

Bảng hiệu “xịn” giá một nụ cười

Mỗi tối, Nguyễn Phan Thanh Phượng (sinh năm 1998) và Nguyễn Phú Thịnh (sinh năm 1994) sẽ dạo quanh thành phố, thấy xe hàng nào nằm khuất, không có biển hiệu, hai bạn sẽ tấp vào ăn để tiếp cận, xin vẽ bảng hiệu. Một gánh hàng rong thu nhập khoảng hơn 200.000 đồng/ngày, có cô bác chỉ bán trung bình 50.000-70.000 đồng/ngày, trong khi giá một bảng hiệu vẽ tay rẻ nhất đã khoảng 300.000 đồng cho loại nhỏ, dùng để treo; vẽ lên xe đẩy hàng kích thước lớn cần hơn 1 triệu đồng.

Hành trình vẽ tặng tưởng đâu chỉ thuận lợi nhưng lại rất thường xuyên nghe những lời từ chối: “Thôi con ơi, cái gì mất chi phí cô không làm đâu. Không tốn tiền cô nhưng tiền ở đâu con có mà làm? Vẽ ít thôi, vẽ ít ít thôi đừng để tốn phí nhiều, mà thôi đừng vẽ nhe con”. Hiểu những gánh hàng này thực sự cần một tấm bảng hiệu, nhưng có khi vẫn phải năn nỉ cả tiếng đồng hồ, các cô bác mới tin mình được tặng bảng hiệu với cái giá chỉ là một nụ cười.

Khuya một ngày đầu tháng 3, hai bạn trẻ vô tình gặp ông Hạnh (70 tuổi) làm nghề bán mận. Để lo cho con, mỗi ngày ông chở vài bịch trái cây bằng xe máy từ Cần Giuộc lên TP. HCM để bán ở chợ. Chỗ bán của ông là giỏ hàng trên chiếc xe cà tàng với một bóng đèn nhỏ leo lét cùng “bảng hiệu” là tờ giấy A4 “mận 20k/ký”. Phượng ngỏ lời xin ông nhận của mình tấm bảng hiệu chữ đậm, cứng cáp cho người đi đường dễ thấy hơn. Hơn 2 tiếng sau, bảng mới hoàn thành, ông Hạnh nói rưng rưng: “Quý quá, mới gặp mà đã được ơn nghĩa rồi, cái này chắc cả đời không quên”.

Để thực hiện một bảng hiệu, hai bạn chọn những chất liệu tốt nhất trong khả năng có thể: bảng ALU, fomex để bền với thời gian; màu sơn dầu để chi tiết được bắt mắt, dễ thu hút khách. Thời gian vẽ một bảng thường dao động 3-5 tiếng vẽ ngoài trời, bất kể giữa trưa nắng hay tối khuya, tùy thuộc vào thời gian hoạt động của các gánh hàng.

“Lâu nhất là lần tụi em vẽ xe bột chiên của ngoại Liên Hoa (quận 8) giữa trưa, phải chà sạch xe lại, cạo ra phần dầu mỡ bám bên thành xe. Đây là xe bột chiên rất cũ, kỷ niệm của bà và người chồng mới mất nên bà chỉ cho vệ sinh lại chứ không chịu mua xe mới. Chà sạch rồi vẽ dưới nắng thêm cả mấy tiếng đồng hồ.

nguoi-tre-vi-cong-dong-doi-ban-tre-cho-nhau-di-ve-bang-hieu-0-dong
Thanh Phượng đang “tác nghiệp” trên một xe mì giữa trưa nắng nóng

Sắc màu xoa dịu

Đa số các cô bác gánh hàng rong đều trong những hoàn cảnh khá ngặt nghèo về tiền bạc. Phượng kể: “Hôm ấy chỉ vô tình chạy ngang một xe bán nước xập xệ, tấp vào hỏi thăm mới biết chị bán nước câm điếc bẩm sinh. Không những thế, chị ấy còn không biết chữ, cha mẹ mất, và đang bị ung thư đại tràng. Rất nhiều thiệt thòi, bế tắc dồn vào một số phận. Các cô bác khác ai cũng có câu chuyện, nỗi niềm riêng, người đang mang bệnh hiểm nghèo, người phải lo người thân, hay gia đình có chuyện buồn, lại có người thân cô thế cô. Cô bác nói chuyện với tụi em nhiều khi khóc”.

Hai bạn muốn các cô bác vui nên lúc nào tiếp xúc với cô bác cũng tận dụng tối đa cái lạc quan, vui vẻ của mình.

Rổn rẻng, nói nhiều, hay cười, Phượng và Thịnh đi tới đâu là không khí nhẹ nhàng tới đó. Vẽ trong những con hẻm nhỏ, các chú bác hàng rong lân cận cho hai bạn mượn bàn, ghế, dù…, thậm chí bỏ ăn trưa để ra xem, trò chuyện với hai bạn. Vẽ ngoài đường lớn, có chủ tiệm ngay cạnh vui vẻ cho hai bạn mượn nơi cắm điện máy sấy sấy từng lớp màu để bảng khô nhanh nhất. Những niềm vui rất bình dân này là động lực khiến cả hai cố gắng nhiều hơn, hoàn thành công việc nhanh hơn để nhanh nhanh đi vẽ, kiếm nhiều tiền hơn để đầu tư các loại sơn, bảng tốt hơn. Phượng nói: “Em cũng không tưởng tượng được là chỉ vẽ thôi mà mình có thể làm nhiều người vui dữ vậy”.

Thời gian sử dụng cho một bảng hiệu khoảng 2-5 năm trong điều kiện nắng nóng, mưa gió ngoài trời. Chỉ mới thực hiện hành trình được hơn 9 tháng nhưng đôi bạn vẫn chở nhau đi “bảo hành dạo” nếu có nứt bể, xước xát. Các cô bác rất quý món quà này, có cô lau chùi hàng ngày, tấm bảng nhiều tháng bôn ba nhưng vẫn như mới.

Vui nhất là những khi quay lại hàng quán cũ, nghe tin cô chú buôn may bán đắt hơn: xe tré trộn (quận 5) từ bán ngày được chừng chục hộp, nay đã tăng gấp 3-4 lần; chú Lạc (quận Tân Bình) bán dừa ngày 1-2 bao, nay có ngày đã bán được 7-8 bao; có 2 chị em sinh viên bán bánh tráng cuốn ở TP Thủ Đức, trước bữa đủ bữa khó thì nay đã có thể trang trải cuộc sống cơ bản, dành dụm được một ít để đóng tiền học phí…

Các gánh hàng rong trong thành phố cũng không thể “trả phí” cho Phượng và Thịnh bằng vật chất gì nhiều nhưng bằng niềm vui của ngày gặp lại, thấy đời của cô chú đã tạm nhẹ gánh hơn một phần.

(Theo SGGP)

Xem thêm: Người trẻ vì cộng đồng: Thầy giáo 9x "cõng chữ" lên giúp giúp trẻ em vùng cao đổi đời

Đọc thêm

Hơn 6 năm qua, anh Nguyễn Xuân Bằng lặng lẽ nhận nuôi các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, mồ cô, đam mê thể thao. Anh giúp các em luyện tập, trở thành võ sĩ.

Người trẻ vì cộng đồng: Chàng trai dành cả thanh xuân nhận nuôi trẻ khó khăn
0 Bình luận

CLB quần áo từ thiện của chị Ngô Thị Trúc Ly đã giúp đỡ được rất nhiều hoàn cảnh khó khăn tại địa phương...

Người trẻ vì cộng đồng: 9x Long An và CLB quần áo từ thiện dành cho người nghèo
0 Bình luận

Sự kiện "Save E Day" được 4 bạn học sinh tổ chức tại tổ hợp Complex 1 Tây Sơn với mục đích gây quỹ quyên góp cho các em nhỏ tại đảo Bích Đầm, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Người trẻ vì cộng đồng: 4 GenZ tổ chức sự kiện gây quỹ cho trẻ em đảo xa
0 Bình luận


Bài mới

Thầy giáo khiếm thị nỗ lực mang “ánh sáng” cho học trò khuyết tật

Không đầu hàng số phận, thầy giáo khiếm thị Hoàng Nhật Minh (26 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM) đã nỗ lực học tập, mang lại “ánh sáng” cho nhiều học trò khuyết tật.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 16 phút trước
Cuộc đời Minh Ánh thay đổi từ một cuộc điện thoại

Có những cuộc gặp gỡ đã làm thay đổi cả một cuộc đời... Điển hình là câu chuyện về cô bé Minh Ánh, từ đứa trẻ nhặt củi giữa rừng trở thành cô con gái được yêu thương.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 20 giờ trước
106 cán bộ, chiến sĩ Việt Nam lên đường sang Myanmar làm nhiệm vụ cứu hộ

2 chuyến bay đưa 106 cán bộ, chiến sĩ và 80 tấn hàng cứu trợ đã cất cánh từ Nội Bài sang Myanmar để hỗ trợ nước bạn khắc phục hậu quả sau trận động đất lịch sử.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
5 nguyên tắc giúp người một cách thông minh

Cuộc sống này có không ít kiểu giúp người nguy hiểm, vậy nên, dù tử tế thế nào, người thông minh cũng nên học cách từ chối đúng lúc. Đừng cả nể!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Ấm lòng suất ăn giờ ra chơi dành cho học sinh khó khăn tại Hậu Giang

Với mong muốn giúp đỡ học sinh khó khăn, trường THCS Vị Đông (ấp 6, xã Vị Đông, H.Vị Thủy, Hậu Giang) đã thực hiện mô hình “Phần ăn giờ ra chơi, tiếp bước em đến trường”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Những ổ bánh mì 0 đồng mang thông điệp yêu thương

Với mong muốn giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, các thành viên Câu lạc bộ Người tốt - Việc thiện xã Tân Khánh Đông (TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã làm những ổ bánh mì 0 đồng trao tặng đến mọi người.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Những cụ già neo đơn chia sẻ nước cam miễn phí cho người đi đường

Đứng sau những chai cam vắt chất lượng, làm dịu cơn khát và nỗi vất vả của người lao động lại chính là những cụ già neo đơn, không nơi nương tựa, hiện đang được cưu mang tại một quán trọ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Cô gái Nam Định truyền cảm hứng vẽ tranh bằng “đôi tay” đặc biệt

Vượt qua giới hạn của cơ thể, cô gái Nam Định – Bùi Thị Thơm (SN 2001) đã dùng “đôi tay” đặc biệt nuôi ước mơ trở thành họa sĩ, vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa cho bản thân.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Hành trình truyền cảm của nữ Tiktoker 19 tuổi qua đời vì ung thư

Dù đã cố gắng sống lạc qua, truyền cảm hứng tích cực cho những người bị ung thư như mình, nhưng cuối cùng nữ Tiktoker 19 tuổi vẫn phải nói lời tạm biệt…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò nghèo vùng cao

Hành trình tìm lại ánh sáng cho cậu học trò Vi Thiên Phú (SN 2015) là một câu chuyện dài xúc động, thấm đẫm tính nhân văn về tình người và sự sẻ chia.

Ấm lòng tiệm mì 1.000 đồng của vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu

Tuy hoàn cảnh gia đình không quá dư dả nhưng cặp vợ chồng công nhân ở Vũng Tàu vẫn sẵn sàng bỏ tiền túi, công sức ra chuẩn bị những phần ăn ngon gửi đến bà con khó khăn với tâm niệm “cho đi là còn mãi”.

Thầy giáo 30 năm ròng rã lội bộ băng rừng gieo chữ ở bản xa

30 năm gieo chữ ở xã vùng sâu Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị, đối với thầy giáo Trương Vĩnh Tiến đây không chỉ là công việc mà còn là lý tưởng trọn đời.

Nữ sinh thành lập quỹ từ thiện tiếp nối di nguyện của người mẹ đã mất

Mồ côi mẹ ở tuổi 21, cô nữ sinh Lê Yến Trân không chỉ giữ lại ký ức đẹp về mẹ mà còn quyết tâm tiếp nối con đường thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mà mẹ đã từng làm.

4 phút đẩy băng ca chạy trên đường giành giật sự sống cho nam thanh niên ở Quảng Bình

Đoạn clip ghi lại khoảnh khắc các nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa TTH Quảng Bình chạy đua với thời gian để cứu nam thanh niên bị giật điện, ngưng tim, ngưng thở được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội khiến nhiều người không khỏi xúc động.

Chủ tiệm hải sản hào phóng tặng 2 con tôm hùm cho chú shipper

Nghe chú shipper lớn tuổi nói “Mấy chục năm chưa bao giờ thấy con tôm hùm, biết khi nào mới được ăn”, chủ tiệm hải sản liền hào phóng tặng chú 2 con tôm hùm mang về.

Giáo sư người Đức được trao giải “Cống hiến cho Đà Nẵng”

Giáo sư người Đức - Erich Johann Lejeune, người sáng lập Tổ chức "Trái tim vì trái tim" mang lại hy vọng sống cho hàng nghìn trẻ em, được tặng giải thưởng "Cống hiến cho Đà Nẵng".

Đề xuất